Tôn vinh nghề truyền thống qua bìa sách

Bìa sách Những phụ nữ bé nhỏ Được sử dụng chất liệu lụa truyền thống.
Bìa sách Những phụ nữ bé nhỏ Được sử dụng chất liệu lụa truyền thống.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc đưa lụa tơ tằm, giấy dó, trúc chỉ lên bìa sách đã đem đến những tác phẩm văn học sự độc đáo, mới lạ. Điều này giúp độc giả có thể thưởng thức giá trị văn hóa cùng giá trị tri thức. Đặc biệt, bìa sách bằng lụa, giấy dó, trúc chỉ… góp phần bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống Việt.

Ngắm lụa tơ tằm, trúc chỉ trên sách

Chất liệu truyền thống Việt Nam rất nhiều và vô cùng giá trị nhưng chưa được khai thác hết. Trước đây khi nhắc đến lụa tơ tằm, người ta thường chỉ dùng nó trong trang phục, làm các phụ kiện hoặc làm các vật dụng trong nhà như chăn, gối… Đây cũng là ý tưởng đã được đơn vị phát hành Phuc Minh Books ấp ủ từ rất lâu cho đến khi cơ duyên gặp được nghệ nhân thủy ấn Đồng Phước Quang.

Lụa được làm bìa sách là lụa tơ tằm được nhập từ Bảo Lộc (Lâm Đồng), nơi được mệnh danh là “thủ phủ” tơ tằm của Việt Nam. Đây là loại lụa tự nhiên 100% nên có độ óng, độ mềm mịn và khi sờ rất mát. Lụa sẽ được nhuộm cà phê tự nhiên trước khi đem đi thủy ấn.

Mới đây, Phuc Minh Books đã cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết “Những người phụ nữ bé nhỏ” với bốn phiên bản độc đáo. Trong đó, hai phiên bản bìa lụa thủy ấn khổ to và phiên bản vi quyển được độc giả chú ý bởi vì đã sử dụng chất liệu lụa truyền thống để làm bìa sách.

Được biết, cà phê để nhuộm lụa cũng phải là cà phê nguyên chất. Trong quá trình nhuộm màu, người làm phải liên tục đảo đều tay, để cà phê được ngấm đều trên lụa. Đợi màu lên đúng chuẩn thì xả lụa với nước cho đến khi nước trong vắt rồi đem đi phơi. Lụa phơi cần để chỗ nắng vừa để lụa có độ óng và mượt. Sau khi khô, lụa sẽ có màu nâu nhạt và thoang thoảng hương cà phê rất đặc trưng. Sau khi nhuộm màu cho lụa là đến quá trình thủy ấn.

Nghệ nhân thủy ấn Đồng Phước Quang chia sẻ: “Điều làm tôi thích thú nhất khi làm thủy ấn chính là quá trình màu loang trên mặt nước. Từng màu sắc loang dần ra, hết sức ảo diệu, sau đó tới bước tạo hình cho các vân màu. Chính sự loang của màu sắc này đã tạo nên những vân màu hết sức tự nhiên và không lặp lại. Sự độc bản duy nhất của thủy ấn chính là điều mà tôi theo đuổi”.

Chất liệu thuần tự nhiên 100% như thế này vừa gần gũi với tự nhiên lại vừa gần gũi với con người. Đặc biệt với một cuốn tiểu thuyết viết về chủ đề nữ quyền và thiên tính nữ như “Những người phụ nữ bé nhỏ” thì việc sử dụng chất liệu lụa tơ tằm vừa đầy tính sáng tạo lại rất hài hòa và hợp lý.

Thực tế, dù ngôn ngữ phương tiện số phát triển mạnh, nhưng đời sống của sách in vẫn ngày càng phong phú. Để thuyết phục và duy trì văn hóa đọc, đặc biệt là những người trẻ thích sưu tập sách, tích lũy các giá trị văn hóa và thẩm mỹ, giới làm sách Việt Nam đã rất nỗ lực đầu tư cho sách ngày càng đẹp và bền.

Nâng tầm giá trị văn hóa và tri thức

Từ trăm năm trước, giấy dó là chất liệu làm tranh dân gian Đông Hồ rất được ưa chuộng. Trước năm 1945, bản đặc biệt của nhiều tác phẩm như: “Lều chõng”, “Việt Nam sử học”, “Đại Việt sử ký toàn thư” đã được in bằng giấy dó và nay vẫn còn bền đẹp. Nhận thấy giấy dó dân dã, mộc mạc, thuần Việt, có tính ứng dụng cao, Mai Hà Books đã in 105 bản đặc biệt “Kim Vân Kiều” cả bìa và ruột đầu bằng giấy dó, phụ bản dó đặt trong hộp sơn mài do các nghệ nhân làng nghề Hạ Thái chế tác và để trong túi lụa thêu đàn nguyệt - kết tinh sức sáng tạo của sơn mài và kỳ công in trên giấy dó.

Ngày xưa làm giấy dó để viết chữ Nho, làm sách cho học trò, viết các văn bản của quan lại triều đình… Nhưng sau này từ thời Pháp thuộc, học trò, công sở đều dùng giấy Tây, giấy dó chỉ dùng vào việc viết chữ Nho, viết gia phả và các văn bản cần giữ lâu dài trăm năm, nghìn năm. Sách in bản giấy dó thường là sách quý đắt tiền. Giấy dó với khổ lớn, độ dày đặc biệt còn để làm bằng, sắc quý vua ban, viết gia phả lưu giữ trăm năm, nghìn năm. Giấy này phải qua khâu nhuộm vàng bằng nước hoa hòe, nghè bằng đá cho rắn đanh, vẽ phun kim nhũ tinh xảo nên giá thành mỗi tờ rất cao.

Ngoài giấy dó, trước đó Thái Hà Books từng phối hợp với họa sĩ Phan Hải Bằng đem nghệ thuật trúc chỉ vào 6 bìa sách: Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế, ba bìa sách “Hồi ức về kinh thành Huế” đầu thế kỷ XIX. Trúc chỉ là một loại hình nghệ thuật trên giấy của người Việt được khai thác từ nguyên liệu xơ sợi của rơm, tre, mía, chuối, bèo, bắp, dứa, dâu, cỏ...

100 bản đặc biệt của “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” có bìa bồi vải lanh, tranh bìa thêu trên nền vải lanh. Chất liệu Việt này được phụ nữ dân tộc H’Mông làm thủ công trải qua 41 công đoạn từ tước cây lanh lấy vỏ, se sợi, dệt vải, vẽ họa tiết thổ cẩm nhiều màu...

Tôn vinh chất liệu truyền thống Việt là một điều rất đáng quý, nhưng làm sao để chất liệu truyền thống được “sống” trong môi trường hiện đại lại là một điều không hề đơn giản. Chính vì thế, sắp tới đây, Phuc Minh Book dự định sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu thêm các sản phẩm thủ công truyền thống để kết hợp với việc làm sách, để mang đến những sản phẩm chất lượng và độc đáo hơn nữa. Những cuốn sách thực sự là tác phẩm nghệ thuật.

Đọc thêm

Sóc Trăng bảo vệ thành công ngôi Vương ở nội dung cầu mây đội tuyển 3 nữ

Sóc Trăng trở thành vô địch nội dung đội tuyển 3 nữ
(PLVN) - Chiều 18/04 tại nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang đã chứng kiến màn đăng quang ngôi vô địch nội dung cầu mây đội tuyển 3 nữ, các cô gái Sóc Trăng một lần nữa bước lên bục cao nhất sau khi chiến thắng đội tuyển cầu mây nữ đến từ thủ đô, qua đó bảo vệ thành công chức vô địch đã có được vào mùa giải năm trước diễn ra tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Hà Nội đẹp nao lòng mùa sấu trút lá

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

(PLVN) - Những ngày này khi đi qua nhiều con phố của Hà Nội, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những thảm lá vàng rụng phủ kín đường, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Hà Nội đang bước vào mùa sấu trút lá...

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng mở rộng tại Bắc Giang

Ban tổ chức tặng quà đại diện đại biểu các tỉnh, thành phố về tham dự hội nghị
(PLVN) -  Chiều 17/04, tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Bắc Giang, đã diễn ra hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng Sông Hồng mở rộng gồm: (Bắc Giang, Hà Nội , Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vīnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Đây là thị trường du lịch truyền thống và trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá.