Tôn vinh nét đẹp văn hóa trong thực hành bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu

Tôn vinh nét đẹp văn hóa trong thực hành bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vừa qua, tại đền Lưu Phái (xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì) đã diễn ra Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu với nghi lễ hầu đồng do Nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa thực hiện với sự tham dự của đại diện UNESCO tại Việt Nam.

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016 không chỉ nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của đạo Mẫu, mà giúp nhân dân hiểu sâu sắc hơn về các giá trị văn hóa thờ Mẫu trong đời sống tinh thần của cộng đồng, với nghi lễ hầu đồng là hình thức diễn xướng tâm linh thường diễn ra ở các điện, đền, phủ.

Trong đó, hầu đồng là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị thánh vào thân xác thanh đồng để cầu mong những nhu cầu của cuộc sống hiện thực như sức khỏe, tiền tài, hạnh phúc… Qua nghi lễ hầu đồng, chúng ta sẽ hiểu biết được trang phục, cách sinh hoạt của cha ông xưa, được chiêm ngưỡng sự hiện thân của các thần linh đã được “lịch sử hóa” với những chiến công, phong cách rất riêng của từng nhân vật. Đây là một bộ sưu tập lịch sử và văn hóa vô cùng phong phú và sinh động, một “bảo tàng sống” của văn hóa Việt Nam.

Nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa đang thực hiện nghi lễ hầu đồng. (Nguồn: Mạng xã hội Phật giáo Butta).

Nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa đang thực hiện nghi lễ hầu đồng. (Nguồn: Mạng xã hội Phật giáo Butta).

Một trong những yếu tố sân khấu dễ thấy trong nghi lễ hầu đồng là sự xuất hiện những nhân vật mang điệu múa khác nhau với những tính cách khác nhau như: múa mồi, múa kiếm, múa chèo đò… Những nhân vật, những tính cách khác nhau ấy, múa và hát văn cũng có những làn điệu thích hợp. Điều đó cho thấy sự phong phú và đa dạng của nghệ thuật múa dân gian, của nghệ thuật hát văn trong văn hóa, tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Là một trong những người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu hơn 30 năm qua, nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa - thủ nhang đền Lưu Phái cho biết, tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần. Trong văn hóa truyền thống của Việt Nam thường có lễ Tết thượng nguyên đầu năm để cầu mong cho mọi người một năm mới có nhiều sức khỏe, đất nước Việt Nam bình an, thịnh vượng, thế giới được hòa bình.

Chia sẻ về nét đẹp của di sản văn hóa này, bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng Ban Văn hóa của Tổ chức UNESCO tại Việt Nam cho biết, với những giá trị văn hóa, tín ngưỡng tâm linh đặc sắc, hồ sơ “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” đã đáp ứng 5 tiêu chí để đăng ký vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng Ban Văn hóa của Tổ chức UNESCO tại Việt Nam. (Nguồn: Mạng Xã hội Phật giáo Butta).

Bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng Ban Văn hóa của Tổ chức UNESCO tại Việt Nam. (Nguồn: Mạng Xã hội Phật giáo Butta).

Vì thế, ngày 1/12/2016, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại Ethiopia, di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Kể từ đó đến nay, di sản này đã khẳng định sức sống bền vững, có sức lan tỏa mạnh thông qua nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị của cộng đồng. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được vinh danh trong danh sách các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại không chỉ tồn tại ở nghi thức chính hầu đồng mà đó là cả hệ thống thực hành tín ngưỡng bao gồm rất nhiều yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, vũ đạo (múa thiêng), hát văn, lễ hội dân gian, các nghi thức trong việc thờ mẫu”, bà Hường chia sẻ.

Nghệ sĩ hát chầu văn Nguyễn Xuân Chinh. (Nguồn: Mạng Xã hội Phật giáo Butta).

Nghệ sĩ hát chầu văn Nguyễn Xuân Chinh. (Nguồn: Mạng Xã hội Phật giáo Butta).

Là một nghệ sĩ hát chầu văn nhiều năm, anh Nguyễn Xuân Chinh chia sẻ: “Sau nhiều năm tham gia hát chầu văn phục vụ Nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa hầu đồng tôi đã hiểu được rất nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống qua nghi lễ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Là một nghệ sĩ trẻ, tôi luôn ý thức trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của nhân loại này, đặc biệt là góp phần chung tay loại bỏ những hành vi phản cảm về văn hóa trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu này”.

Nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa cho rằng, thời gian qua Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được thực hành rất hiệu quả khi di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại này nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, các chuyên gia văn hóa… Theo thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, toàn thành phố có hơn 2.000 địa điểm, di tích thờ Mẫu, trong đó có 4 phủ, 210 đền, 892 điện, 33 miếu và số còn lại là điện tư nhân.

Đáng nói, số lượng thuộc sở hữu tư nhân tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, nhất là khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thế nhưng không thể phủ nhận bên cạnh đó vẫn còn một số hiện tượng biến tướng của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu mà dư luận xã hội đã phản ánh, lên án cần sớm loại bỏ để chung tay gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Kim Đức và ông Nguyễn Tài Tuệ - đại diện Butta Technology Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Kim Đức và ông Nguyễn Tài Tuệ - đại diện Butta Technology Việt Nam.

Về vấn đề này, bà Phạm Thị Thanh Hường cho rằng, được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm vinh dự, tự hào, khẳng định giá trị, đóng góp của văn hóa Việt Nam đối với nền văn hóa chung của nhân loại.

Cùng với niềm vinh dự đó là trách nhiệm phải bảo tồn, phải phát huy di sản tốt hơn. “Tất cả các bên liên quan cần thực hiện thật tốt chương trình hành động quốc gia, nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di sản, cần để Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu được thực hiện, trao truyền đúng với ý nghĩa bản sắc tốt đẹp vốn có, không bị làm sai lệch, biến tướng, làm tầm thường hóa, thương mại hóa" - bà Hường cho hay.

Đọc thêm

Đà Nẵng tăng cường thu hút khách du lịch MICE 2024

Chào đón đoàn khách MICE đến Đà Nẵng năm 2024.
(PLVN) - Nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, với kỳ vọng định vị Đà Nẵng là điểm đến hàng đầu về du lịch MICE trong khu vực Đông Nam Á, thành phố này tiếp tục triển khai Chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE trong năm 2024.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Những bài ca sống mãi cùng lịch sử

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và poster bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” một người bạn Mỹ tặng ông. (Ảnh: Lộc Văn).
(PLVN) - Ngay sau thời điểm ngày 30/4/1975 lịch sử, có rất nhiều tác giả với cảm xúc mãnh liệt, dâng trào đã sáng tác các ca khúc để ghi dấu mốc son chói lọi của dân tộc.

Hải Phòng: Khai mạc Liên hoan Du lịch 2024 “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa”

Chương trình nghệ thuật rực rỡ sắc màu.
(PLVN) - Tối 30/4, tại quảng trường Biển - Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng, quận Đồ Sơn, (TP Hải Phòng) đã tổ chức Khai mạc Liên hoan du lịch 2024 “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa”. Đây là sự kiện chính trong chuỗi chương trình Liên hoan Du lịch 2024, được quận Đồ Sơn tổ chức từ ngày 27/4 - 4/5 với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn.

Mãn nhãn, ấn tượng chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

12 nhóm nhảy hội tụ chung kết bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024.
(PLVN) - Tối 30/4, các nhóm xuất sắc nhất trong và ngoài nước ở bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup chính có cuộc đối đầu đầy kịch tính ở vòng chung kết, đem lại những cung bậc cảm xúc tuyệt vời nhất cho khán giả có mặt tại quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).