Tôm xuất khẩu giữ phong độ ở thị trường EU, dự báo bật tăng vào nửa cuối năm 2024

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tính tới 15/7, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 241 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ nay đến hết năm, tôm chế biến giá trị gia tăng sang EU dự báo sẽ tăng trưởng tốt do tồn kho đã giảm.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) đánh giá, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU bắt đầu ghi nhận tăng trưởng 2 con số từ tháng 4 và duy trì mức tăng trưởng ổn định trong tháng 5 và 6. Xuất khẩu tôm sang EU vẫn chịu tác động từ xung đột, biến động kinh tế, chính trị thế giới, người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm, vật giá tăng.

Tính tới ngày 15/7, Đức, Hà Lan, Bỉ là 3 thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất trong khối EU. Trong đó, xuất khẩu sang Hà Lan và Bỉ tăng trưởng 2 con số, lần lượt là 19% và 21%, còn xuất khẩu sang Đức tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo VASEP, trên thị trường EU, tôm Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với tôm Ecuador (nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường EU) với lợi thế tôm giá rẻ, đáp ứng xu thế người tiêu dùng EU là tôm có chứng nhận ASC, và có chi phí vận chuyển thấp hơn tôm Việt Nam.

Trong khi đó, thị trường EU đòi hỏi tôm nuôi đạt chuẩn an toàn, đòi hỏi bên cung ứng có giải pháp giảm phát thải (nuôi, chế biến), đòi hỏi truy xuất nguồn gốc tận gốc (thành phần thức ăn tôm, tôm bố mẹ…), đòi hỏi phúc lợi động vật (tôm bố mẹ không cắt mắt khi sinh sản nhân tạo, nuôi mật độ vừa phải…).

VASEP dự báo, nhu cầu nhập khẩu tôm của EU từ tháng 7 đến hết năm sẽ tiếp tục tăng khi kinh tế EU cũng dần có xu hướng ổn định, giá tiêu dùng đang ổn định, đồng thời lạm phát tiếp tục giảm. Các mặt hàng tôm truyền thống của Việt Nam sang EU sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh với các nguồn cung đối thủ, riêng các sản phẩm GTGT sẽ tăng tốt hơn so với những năm trước vì tồn kho đã giảm nhiều.

Trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất sang EU 2 quý đầu năm 2024, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng lớn nhất 80,5%, tôm sú chiếm 12,4%, còn lại là tôm loại khác. Trong nhóm sản phẩm tôm chân trắng và tôm sú xuất sang thị trường này, tôm sú chế biến (HS 16) ghi nhận giảm, các sản phẩm tôm chân trắng và tôm sú còn lại đều tăng.

Cũng theo VASEP, quý II/2024, giá trung bình XK tôm chân trắng sang EU dao động từ 7,2-7,4 USD/kg, giá tôm sú dao động từ 8,6-10,3 USD/kg. Giá XK trung bình cả tôm chân trắng và tôm sú sang EU trong quý II năm nay đều có xu hướng tăng so với quý đầu năm và tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Về nhu cầu trên thị trường tôm EU, ở Tây Bắc Âu nhu cầu đối với các sản phẩm GTGT tiện lợi hơn đang tăng trong khi Nam Âu khá nhạy cảm về giá nên có nhu cầu cao hơn đối với các sản phẩm tôm chân trắng có giá phải chăng.

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Đọc thêm

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?

Khai thác nguồn thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, để phấn đấu vượt 10% dự toán năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế sẽ tập trung khai thác nguồn thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhất là khối DN nhà nước và DN FDI…