Tội phạm vị thành niên gia tăng: Giải pháp nào ngăn chặn từ gốc?

Một nhóm thiếu niên bị bắt quả tang tụ tập sử dụng ma túy tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Một nhóm thiếu niên bị bắt quả tang tụ tập sử dụng ma túy tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tội phạm vị thành niên gia tăng là một thực trạng đau lòng, cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp hiệu quả để ngăn chặn từ gốc.

Tội phạm vị thành niên diễn biến phức tạp

Vừa qua, vụ việc một thiếu niên 14 tuổi bỏ bả chó vào sữa khiến cha ruột và bà nội tử vong tại xã Hòa Hưng (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) khiến dư luận bàng hoàng. Nguyên nhân bước đầu được xác định do người cha thường xuyên say rượu, đánh đập, gây mâu thuẫn với con.

Thời gian qua, nhiều vụ án rúng động cũng từ thủ phạm là các thanh, thiếu niên với mức độ phạm tội nghiêm trọng. Có thể thấy, không chỉ gia tăng về số lượng, càng ngày mức độ, thủ đoạn phạm tội của thanh, thiếu niên càng diễn biến phức tạp, tinh vi. Thống kê sơ bộ cho thấy, mỗi năm, trung bình cả nước có khoảng 13.000 thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật từ đua xe trái phép, đánh nhau, gây mất trật tự cho đến nhiều hành vi khác như cố ý gây thương tích. Đặc biệt những năm gần đây còn gia tăng tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập sử dụng ma túy trái phép. Không ít vụ việc cơ quan công an đột kích các “ổ” tụ tập sử dụng ma túy cho thấy nhiều thành viên, nhiều nhóm là thiếu niên chưa đến tuổi thành niên nhưng đã có tiền sử dụng ma túy nhiều năm. Nhiều em vì chích hút ma túy mà bị dụ vào con đường buôn bán chất cấm. Cạnh đó, loại hình tội phạm công nghệ cao, xâm phạm an ninh quốc gia cũng đã xuất hiện nhiều trường hợp dưới 18 tuổi.

Theo một số thống kê cho thấy, tình hình phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên sẽ có tỉ lệ, cách thức tương đối khác nhau giữa các vùng miền, khu vực. Tại các thành phố lớn, đô thị đông đúc dân cư, nơi tập trung các khu công nghiệp, tập trung nhiều dân “tứ xứ”, tỉ lệ phạm tội vị thành niên sẽ lớn hơn nhiều, từ đó mức độ phạm tội, hình thức phạm tội cũng đa dạng, phức tạp hơn so với các khu vực nông thôn.

Tại TP Hồ Chí Minh, ghi nhận của cơ quan chức năng cho thấy, trong năm 2022 có 2.628 trường hợp phạm tội là thanh, thiếu niên dưới 30 tuổi, chiếm 52,85% tổng số đối tượng bị bắt giữ. Hầu hết những đối tượng này đều phạm tội lần đầu, không nghề nghiệp hoặc có nghề nghiệp nhưng không ổn định, trình độ học vấn thấp, lười lao động.

Theo số liệu từ Công an thành phố Hà Nội, năm 2022 và sáu tháng đầu năm 2023, lực lượng chức năng đã điều tra, xử lý 99 vụ, làm rõ 1.458 đối tượng, trong đó có ba vụ với 31 đối tượng có hành vi điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, di chuyển tốc độ cao; xử lý hình sự 19 đối tượng. Trong số đó có 34,8% đối tượng vi phạm dưới 16 tuổi, 46% từ đủ 16 đến dưới 18; đối tượng chủ yếu là học sinh cấp trung học phổ thông; có 23,5% trong số đó là học sinh đã bỏ học; hơn 96%, đối tượng chưa có tiền án, tiền sự.

Ngăn tận gốc tình trạng tội phạm trẻ hóa

Tội phạm vị thành niên là một trong những nhóm tội phạm được quan tâm cao ở tất cả các quốc gia. Ở Việt Nam, tội phạm dưới 18 tuổi có tính chất đặc thù, được pháp luật quy định thành một nhóm đối tượng riêng, có chính sách đặc biệt. Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp, còn người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi hành vi phạm tội. Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tình hình tội phạm vị thành niên ngày càng diễn biến phức tạp, độ tuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa. Có những đối tượng mới ở tuổi thiếu niên nhưng đã thực hiện các hành vi phạm tội nghiêm trọng như trộm cướp, giết người, buôn bán, sử dụng ma túy. Thậm chí có nhiều “trẻ em” có những hành vi phạm tội có tổ chức, có mục đích, tính toán, mưu đồ phạm tội rõ ràng, rành mạch, gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng không ít trường hợp khó xử lý, không thể xử lý vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Những thực trạng này đặt ra nhiều vấn đề trong việc nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi các quy định pháp luật, các nghị định và thông tư hướng dẫn sao cho phù hợp với thực tiễn.

Ngăn chặn tận gốc thực trạng tội phạm vị thành niên gia tăng không chỉ là nhiệm vụ của bất cứ một cá nhân, tổ chức, ban, ngành nào, mà là sự phối hợp, chung tay của toàn xã hội. Cần có cơ chế rõ ràng để huy động và phân định trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể tham gia vào công tác phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên.

Mặt khác, để giảm bớt được tình trạng tội phạm vị thành niên, cần “thay đổi tận gốc” với việc tăng cường giáo dục, đặc biệt là giáo dục về tội phạm, hỗ trợ tâm lý cho trẻ vị thành niên, các vấn đề giáo dục trong gia đình, các chương trình hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt... Đồng thời, cần có các biện pháp giám sát và đánh giá thường xuyên quá trình tiến triển của các biện pháp ngăn chặn tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên để bảo đảm tính hiệu quả và điều chỉnh khi cần thiết.

Đọc thêm

Bắt cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cùng 11 thuộc cấp

Bắt cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cùng 11 thuộc cấp

(PLVN) - Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư  ngày 23/4/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng hình sự đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 BLHS.

Nam thanh niên bị khởi tố vì 'làm nhục' một phụ nữ

Đối tượng Huỳnh Tuấn Đạt tại Cơ quan Công an.
(PLVN) - Mua điện thoại cũ, thấy có nhiều hình ảnh nhạy cảm của một người nữ lưu trữ trên Google Drive, Đạt chuyển về máy, làm mờ ảnh và đăng lên trang facebook cá nhân. Đối tượng bị khởi tố về tội làm nhục người khác.

Nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen cướp tài sản

Nhóm đối tượng: Văn Đ., Ngọc Đ., Vương, Giàu (thứ tự từ trái qua).
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tịnh Biên (tỉnh An Giang) mới ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Đ. (SN 2009); Nguyễn Ngọc Đ. (SN 2008); Nguyễn Quốc Vương (SN 2000) và Nguyễn Văn Giàu (SN 1990, cùng trú phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc) về tội “Cướp tài sản”.

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND tỉnh Gia Lai đưa 2 vợ chồng Hà Thị Thê (SN 1990), Nguyễn Đức Hiệp (SN 1987, cùng ở thôn 2, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) ra xét xử sơ thẩm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đồng thời tuyên phạt Thê 16 năm, Hiệp 12 năm tù.

Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng không qua kết tội phù hợp với pháp luật Việt Nam. (Ảnh minh họa: TP)
(PLVN) - Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại Hội thảo khoa học góp ý hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu các tuyên bố bảo lưu của Việt Nam khi ký kết, phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) và khả năng điều chỉnh nhằm nâng cao mức độ tuân thủ UNCAC của Việt Nam, do Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ tổ chức chiều 25/4.

Giả danh cán bộ thuế để lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Công an TP Huế cảnh báo chiêu thức lừa đảo mới của những kẻ mạo danh ngành thuế.
(PLVN) - Ngày 25/4, Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông tin cảnh báo đến người dân, các chủ hộ kinh doanh, chủ cửa hàng, doanh nghiệp đóng trên địa bàn cảnh giác trước hành vi các đối tượng giả danh cơ quan Thuế để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lãnh 12 tháng tù vì 1 viên đạn

Bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Song Hào (SN 1969, ở Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt 12 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.