Tối nay khả năng bão giật cấp 12 đổ bộ Biển Đông, Thanh Hóa - Cà Mau sẵn sàng ứng phó

Tối nay khả năng bão giật cấp 12 đổ bộ Biển Đông, Thanh Hóa - Cà Mau sẵn sàng ứng phó
Đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia ông Trần Quang Năng cho biết, khoảng tối 25/12, bão PHANFONE sẽ đi vào biển Đông với sức gió giật cấp 12. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Cà Mau đã có công điện, thông báo gửi các Sở, ban, ngành và các địa phương đề nghị sẵn sàng ứng phó với bão...

13h hôm nay, 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,1 độ Vĩ Bắc; 121,3 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 14.  

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và đi vào Biển Đông. Đến 13h ngày 26/12, vị trí tâm bão ở khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 117,5 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 420km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 14.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão: Từ vĩ tuyến 11,5 độ Vĩ Bắc đến vĩ tuyến 15,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 115,5 độ Kinh Đông.

Cũng theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 13h ngày 27/12, vị trí tâm bão ở khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 115,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 330km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 13h ngày 28/12, vị trí tâm bão ở khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 320km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng10km.

Sáng nay, 25/12, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai họp bàn chủ động ứng phó với diễn biến của bão PHANFONE.

Đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia ông Trần Quang Năng nhận định, khoảng tối 25/12, bão PHANFONE sẽ đi vào biển Đông với sức gió giật cấp 12. Đến khoảng đêm 27 bão sẽ suy yếu do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, ngày 28/12 bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và vùng áp thấp vào ngày 29/12. Bão PHANFONE nhiều khả năng sẽ tan trên biển Đông.

Tại cuộc họp, Đại tá Trần Văn Đình, Trưởng phòng cứu hộ cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, cho biết, ngay sau khi có thông tin về bão của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, Bộ Tư lệnh Biên phòng đã chỉ đạo lực lượng biên phòng thông báo có ngư dân biết tình hình, diễn biến của bão, kêu gọi chủ tàu, thuyền trưởng theo dõi diễn biến bão và chủ động có các biện pháp tránh trú an toàn.

Đại diện Tổng cục Thuỷ sản cho biết, hiện khu vực giữa biển Đông có 158 tàu đang hoạt động. Tổng cục bố trí lực lượng trực 24/24 giờ phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc chỉ đạo, ứng phó với cơn bão trên.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển: Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau đã có công điện, thông báo gửi các Sở, ban, ngành và các địa phương đề nghị sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó với bão.

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.