Tộc người Mỹ 'nguyên thủy' từ chối mọi tiện nghi 'văn minh'

Một số hình ảnh về người Amish
Một số hình ảnh về người Amish
(PLO) - Từ chối nền văn minh hiện đại, không dùng điện, không dùng ô tô, không xem ti vi, mọi người đều làm nông nghiệp, đi lại bằng xe ngựa hoặc đi bộ… 

Đây là lối sống mà nhiều người nghĩ rằng là của một bộ lạc nguyên thủy nào đó trên trái đất còn sót lại. Nhưng không, đây là phong cách sống của một tộc người thiểu số ở đất Mỹ phồn hoa, hiện đại bậc nhất thế giới. 

Tộc người đang được nhắc đến có tên là Amish, sinh sống trong các cộng đồng khá biệt lập ở các bang Pennsylvania, Ohio, New York, Indiana và một số nơi khác ở nước Mỹ cũng như Canada. Về dân số tại Bắc Mỹ, các cộng đồng này giờ đây có khoảng 250.000 người.

Đây là nhóm người thuộc Thiên Chúa giáo từ thế kỷ thứ 16 tại châu Âu. Nhóm Amish đông dân đầu tiên từ châu Âu đến Mỹ định cư năm 1730 gần quận Lancaster, bang Pennsylvania, với dân số khoảng hơn 150.000 người. Cứ 20 năm số lượng người Amish lại tăng gấp đôi, do tỷ lệ sinh con của người Amish là 80-90%. 

“Dị ứng” với công nghệ tiện dụng 

Những tiện nghi mà hầu hết chúng ta coi là đương nhiên phải có và đương nhiên phải sử dụng trong cuộc sống hiện đại ngày nay như điện thoại, tivi, máy tính, xe hơi… nhưng người Amish hầu như không dùng. Họ cho rằng đó là những thứ công nghệ tiện dụng ấy có thể sẽ quyến rũ, khiến con người chạy theo những xa hoa phù phiếm, lười biếng, kiêu ngạo và tự phụ.

Vật chất có thể trở thành thước đo, gây bất bình đẳng hay sẽ cuốn người Amish xa rời cộng đồng chặt chẽ của họ. Vì thế việc sử dụng những phương tiện đó không được khuyến khích hay chấp nhận. 

Không những từ chối nền văn minh hiện đại, người Amish còn kiên quyết sử dụng ngôn ngữ riêng của mình, đó là tiếng Đức. Những đứa trẻ người Amish tới trường học thì nói tiếng Anh, nhưng ở nhà thì phải dùng tiếng Đức. 

Một số hình ảnh về người Amish
Một số hình ảnh về người Amish  

Theo giáo lý mà người Amish tin tưởng và thờ phụng, họ gọi lối sống của mình là “Quy tắc Ordnung”. Trong tiếng Đức, Ordnung có nghĩa là kỷ luật, sắp xếp, có quy tắc, hệ thống. Với người Đức, mọi thứ chỉ ổn khi nó được tuân theo một kỷ luật, một trật tự nào đó, vượt ngoài khuôn khổ thì sẽ là bất ổn.

Họ cực lực phản đối bất cứ hình thức bạo lực nào, đồng thời tránh tham gia chiến tranh, quân đội. Họ cũng tránh dính líu đến pháp luật, muốn tha thứ nhiều hơn là trừng phạt. 

“Quy tắc Ordnung” cũng thể hiện rõ nét trong việc họ không thay đổi trang phục, không chạy đua theo mốt, từ xưa đến nay những người phụ nữ Amish chỉ mặc những bộ đầm dài đơn giản tự may, gồm hai màu: đen và trắng, hi hữu có màu xanh nhạt, luôn đeo thêm tạp dề và mũ bonnet. Họ quan niệm rằng cách ăn mặc như vậy là để thể hiện sự khiêm nhường.

Họ cũng không bao giờ trang điểm hay mang đồ trang sức, đặc biệt không bao giờ cắt tóc mà chỉ để dài thắt bím hoặc búi tó. Những người đàn ông Amish thông thường để râu kiểu quai nón, đàn ông đã kết hôn bắt buộc phải để râu ở dưới cằm, không được để ria mép.

Không ly dị, hiếm khi ly thân

Người Amish duy trì chế độ một vợ một chồng. Họ chỉ kết hôn với người cùng tộc và không có chuyện kết hôn với người thuộc thành phần khác. Họ không được phép ly dị và các trường hợp ly thân rất hiếm khi xảy ra.

Thông thường mỗi cặp vợ chồng đều sinh từ sáu tới bảy người con, và họ không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào. Phụ nữ cứ mang thai là phải sinh, vậy nên dân số của người Amish tăng lên khá nhanh. Từ khoảng 5.000 người vào năm 1920, cho đến nay dân số người Amish đã tăng lên 30.000 người.

Trẻ em lớn lên sẽ tới các trường công của người Amish và chúng chỉ học tới trung học cơ sở là kết thúc, không cho học tiếp lên trung học. Nguyên nhân vì họ cho rằng, nếu để con tiếp nhận nền giáo dục quá nhiều sẽ làm phá hoại nền văn hóa truyền thống của họ, sẽ “ăn mòn” giá trị truyền thống. Không những vậy, người Amish nhận định rằng, cho dù có học nhiều đến mấy đi nữa cũng không có tác dụng gì với cuộc sống chỉ làm nông, sinh con của người Amish. 

Nói tới chuyện sinh con, người Amish là tộc người nhất mực yêu thương đại gia đình của mình, họ coi đây là món quà quý giá mà Thượng đế đã ban tặng cho họ. Sinh con và kết hôn thành lập gia thất với hàng xóm là mục tiêu của các cô gái người Amish.

Tuy nhiên, người Amish lại rất nghiêm khắc với con từ nhỏ, dạy chúng phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, phải làm việc, giúp đỡ gia đình ngay khi có thể và sống có mục đích.

Một thành viên thuộc tộc người Amish, bà Marcia lý giải: “Những yếu tố quan trọng nhất đối với người Amish là đức tin, Chúa trời, gia đình và cộng đồng. Đặc biệt, gia đình chính là yếu tố gắn kết văn hoá và giúp người Amish phát triển.

Chúng tôi dành rất nhiều công sức dạy dỗ con cái từ khi chúng còn nhỏ để hình ảnh gia đình ăn sâu vào văn hoá và di sản Amish. Chúng tôi tạo ra một tấm lưới an toàn, để bọn trẻ hiểu rằng gia đình luôn là chỗ dựa đối với chúng, cho dù có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa”. 

“Tất cả mọi việc đều xoay quanh cuộc sống gia đình. Người lớn không bao giờ đi xa, cả nhà làm việc cùng nhau, ăn cùng nhau, cầu nguyện cùng nhau và vui chơi cùng nhau. Chúng tôi xây dựng mối quan hệ gia đình để đến khi chúng đến tuổi thành niên bọn trẻ không muốn rời bỏ gia đình bước vào thế giới hiện đại. Mối quan hệ gia đình chặt chẽ đến mức không ai dám mạo hiểm đánh đổi”.

Đến tuổi trưởng thành, thanh thiếu niên Amish sẽ được rửa tội để trở thành thành viên chính thức của cộng đồng và sẽ phải tuân thủ những quy tắc, giáo lý của hội thánh. Ai vi phạm quy định sẽ bị cô lập trong một thời gian để sám hối, nặng hơn thì bị trục xuất khỏi cộng đồng. 

Sống lành mạnh, thân thiện với thiên nhiên

Một ngày bắt đầu từ lúc mặt trời mọc và kết thúc vào lúc mặt trời lặn. Người đàn ông Amish làm việc trong nông trường, dùng ngựa để cày ruộng, tất cả công việc thu hoạch và mùa màng đều làm thủ công.

Phụ nữ Amish thường ở trong nhà nội trợ và nuôi dạy con cái. Mọi người sống quây quần trong một khu vực, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống. Họ không làm việc vào Chủ nhật. Đó là ngày tất cả mọi người đi nhà thờ cầu nguyện. 

Người Amish không chỉ tránh thức ăn đóng gói và thức ăn chế biến sẵn, họ còn tự trồng tất cả thực phẩm cần dùng bằng phương pháp canh tác hữu cơ, không sử dụng máy móc như máy cày, máy gặt, máy chế biến thức ăn.

Họ tự nuôi gia súc và gia cầm, thực phẩm luôn có nguồn gốc tự nhiên và không có biến đổi gen. Họ ăn thức ăn theo mùa, mùa nào thức nấy, để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao nhất. Người Amish hiểu rằng rau quả tươi có nhiều chất chống oxy hoá rất có lợi cho sức khoẻ. Đây cũng là cách tôn trọng và hòa mình vào với thiên nhiên. 

Người Amish bây giờ vẫn luôn sống như người Amish 300 năm trước. Họ có cuộc sống tự cung tự cấp bền vững và tuyệt đối không sử dụng hoá chất độc hại trong mọi trường hợp. Họ không bị nhiều loại dịch bệnh đe doạ và có sức khoẻ rất tốt hơn. Các chuyên gia về y tế cho biết, gần như không có người bị ung thư trong cộng đồng người Amish và họ được xem là những người có sức khoẻ tốt nhất nước Mỹ.

Trong khẩu phần ăn dù có nhiều chất béo như bơ, thịt, trứng và sữa nguyên chất, nhưng người Amish có tỷ lệ béo phì rất thấp, chỉ 3% so với tỷ lệ béo phì tới 31% của người Mỹ. Đó là bởi họ chăm chỉ làm việc, vận động thường xuyên, đàn ông đi bộ trung bình 18.000 bước một ngày (tương đương với 9 dặm hoặc 14,5km), còn phụ nhữ là 14.000 bước.

Thậm chí người Amish không tiêm vắc xin, nhưng rất ít người bị thiểu năng trí tuệ và tự kỷ. Dù liên tục bị gây áp lực bởi chính quyền, người Amish luôn từ chối tiêm vắc xin. Cho tới nay chỉ có ba trường hợp người Amish bị bệnh tự kỷ và đó là những đứa trẻ có tham gia chương trình tiêm vắc xin bắt buộc. Nhiều chuyên gia cho rằng, tỷ lệ tự kỷ thấp có thể là do người Amish có một gen nào đó tối ưu hơn người bình thường. 

Trong cuộc sống của người Amish không có từ “stress”. Họ không cạnh tranh với nhau mà tạo ra một cộng đồng bình đẳng với lối sống dựa trên tính bình đẳng, hợp tác, và hoà hợp giữa các thành viên trong cộng đồng. 

Gần đây, người Amish cho phép trẻ em đến tuổi 16 rời nhà trong hai năm để tích luỹ kinh nghiệm sống. Sau đó, chúng có thể chọn lựa hoặc quay về hoặc “ly khai” khỏi cộng đồng. Thế nhưng bất chấp những cám dỗ của cuộc sống bên ngoài, có tới 99% thanh thiếu niên Amish vẫn muốn gắn bó gia đình, với công việc nhà nông.

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.