Toán học 'cần một phen đổi mới'

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị Toán học toàn quốc lần thứ X. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị Toán học toàn quốc lần thứ X. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là nhận định của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại Hội nghị Toán học toàn quốc lần thứ X, năm 2023 được tổ chức tại Đà Nẵng. Đây là hoạt động lớn nhất của cộng đồng Toán học Việt Nam được tổ chức 5 năm một lần.

Hội nghị Toán học là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, ứng dụng và giáo dục Toán học trên cả nước trình bày những thành tựu khoa học của mình trong 5 năm gần đây. Đây cũng là dịp để cộng đồng Toán học Việt Nam tham gia, trao đổi về những vấn đề thời sự, cấp thiết đối với sự phát triển Toán học của đất nước.

Hội nghị Toán học toàn quốc lần thứ X với 2 nội dung chính là Hội nghị khoa học và Đại hội đại biểu Hội Toán học Việt Nam, thu hút sự tham dự của gần 1.000 nhà Toán học Việt Nam đang làm việc trong và ngoài nước.

Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng gửi tới cộng đồng các nhà toán học, các thành viên của Hội Toán học Việt Nam lời cảm ơn, sự ghi nhận và đánh giá cao về những đóng góp đối với nền giáo dục và đào tạo của nước nhà trong suốt những tháng năm vừa qua.

Khẳng định toán học, giáo dục toán học là một hợp phần hết sức quan trọng của nền giáo dục, Bộ trưởng cho biết, trong những năm tháng đất nước khó khăn, các điều kiện cho giáo dục còn rất hạn chế nhưng giáo dục Việt Nam, từ giáo dục phổ thông, đến khoa học cơ bản vẫn đạt tới chất lượng khá trên bản đồ giáo dục thế giới. Một phần quan trọng chính là sự đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà giáo hoạt động trong lĩnh vực toán học.

"Ngày nay khi các điều kiện của giáo dục tốt hơn, nền giáo dục hướng đến toàn diện; để cải thiện, tạo ra chất lượng giáo dục cần rất nhiều yếu tố, tuy nhiên vai trò của toán học vẫn là một trụ đỡ hết sức quan trọng và lâu dài", người đứng đầu Bộ GD&ĐT nói.

Trao đổi với các nhà toán học về mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang được triển khai thực hiện, Bộ trưởng nhấn mạnh giáo dục Việt Nam đang chuyển mạnh từ nền giáo dục thiên về trang bị kiến thức sang hướng đến phát triển con người.

Theo ông, có rất nhiều việc phải làm, cần một sự đổi mới có tầm vĩ mô. Đổi mới ở triết lí và định hướng chương trình nhưng rất cần đổi mới từng phần, từng nội dung của giáo dục. Trong đó, toán học vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng nhưng toán học, giáo dục toán học 'cần một phen đổi mới.

“Các môn học từ Tiếng Việt, Ngữ văn, Lịch sử đều cần đổi mới. Riêng Toán học cần tích cực đổi mới theo hướng phát triển tư duy cho người học, hướng học sinh đem tư duy toán học để giải quyết các vấn đề cuộc sống, giải quyết những vấn đề phát sinh để phát triển tư duy. Phát triển con người cần hai trụ đỡ quan trọng là tư duy logic và thái độ, tình cảm trong phương diện con người xã hội, con người cá nhân. Cho đến hiện nay, giáo dục toán học trong đời thường vẫn đang làm tốt nhưng phải làm tốt hơn. Làm sao để học sinh không thấy sợ toán, học sinh cảm thấy yêu thích môn toán, làm sao để học sinh cảm thấy môn toán là hữu ích cho mình và cần phải học”, Bộ trưởng thông tin.

Từ đề cập đến yêu cầu đổi mới của giáo dục toán học, Bộ trưởng mong muốn, trong các nội dung được các nhà Toán học thảo luận tại hội nghị lần này sẽ có nội dung trao đổi làm thế nào để tiến lên một bước đổi mới giáo dục toán học trong nhà trường.

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng dành lời cảm ơn và sự đánh giá cao cho đội ngũ các nhà toán học trong các trường đại học. Theo Bộ trưởng, trong thời kỳ chuyển đổi của giáo dục đại học và trong giai đoạn thực hiện tự chủ, khoa học cơ bản đứng trước nhiều thách thức rất lớn; đặc biệt là các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học nhưng các nhà khoa học đã khắc phục những khó khăn, vừa duy trì học thuật, vừa phát triển các công bố quốc tế, qua đó ngày càng khẳng định vị thế của giáo dục đại học Việt Nam theo định hướng khoa học trên bản đồ thế giới.

“Đây là một cố gắng lớn. Về phía Bộ GD&ĐT, chúng tôi sẽ tiếp tục có những kiến nghị chính sách nhằm phát triển được các lĩnh vực khoa học cơ bản. Lấy khoa học cơ bản làm bệ đỡ cho các lĩnh vực khoa học khác, đặc biệt là cho khoa học giáo dục”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.

Đọc thêm

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.