Toàn cảnh vụ xá lợi tóc Đức Phật tự chuyển động gây xôn xao dư luận những ngày qua

Hình ảnh 'xá lợi tóc Đức Phật' chuyển động, đăng tải trên trang web của chùa Ba Vàng (Ảnh: Chùa Ba Vàng)
Hình ảnh 'xá lợi tóc Đức Phật' chuyển động, đăng tải trên trang web của chùa Ba Vàng (Ảnh: Chùa Ba Vàng)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều ngày qua, dư luận quan tâm tới câu chuyện "xá lợi tóc Đức Phật ở chùa Ba Vàng" sau khi chùa này đăng tải đoạn video xá lợi tóc Đức Phật tự chuyển động.

Xá lợi tóc Đức Phật tự chuyển động ở chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng giới thiệu đây là xá lợi tóc Đức Phật được lưu giữ hàng nghìn năm tại Myanmar, nay xuất hiện lần đầu tiên tại chùa Ba Vàng. Đó là một trong tám sợi tóc mà Đức Phật tự tay nhổ trên đầu mình, trao cho hai thương buôn người Myanmar hơn 2.600 năm trước.

Việc xá lợi tóc Đức Phật có mặt tại chùa Ba Vàng bắt nguồn từ nhân duyên đoàn chư tăng, phật tử chùa Ba Vàng đến chiêm bái xá lợi tại chùa Parami và Bảo tàng Xá lợi Phật quốc tế Parami (Myanmar).

Lúc đó phái đoàn chùa Ba Vàng đã có lời mời hòa thượng trụ trì chùa Parami về chùa Ba Vàng dự lễ Kính mừng 765 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh và được trụ trì nhận lời, và còn hoan hỉ cung thỉnh bảo vật xá lợi tóc của Đức Phật về Việt Nam, góp phần cho đại lễ thêm long trọng.

Xá lợi tóc Đức Phật hiện đang ở đâu?

Theo Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam trưa ngày 29/12, Thượng tọa Thích Đạo Hiển cho biết, xá lợi tóc Đức Phật không có trong chương trình kỷ niệm 763 năm ngày sinh Phật hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Ba Vàng.

Khi sự kiện “xá lợi tóc Đức Phật” ồn ào trong dư luận, Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh buộc phải làm việc với trụ trì chùa Ba Vàng về nguồn gốc, độ xác thực của xá lợi tóc Đức Phật và xá lợi này hiện đang ở đâu.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển chia sẻ vụ việc xá lợi tóc Đức Phật ở chùa Ba Vàng (Ảnh: Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam)

Thượng tọa Thích Đạo Hiển chia sẻ vụ việc xá lợi tóc Đức Phật ở chùa Ba Vàng (Ảnh: Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam)

Tại thời điểm Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh làm việc, theo báo cáo, đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, đã xuất ngoại, có thể đi Lào. Ngoài ra, xá lợi tóc Đức Phật hiện cũng không có ở chùa Ba Vàng.

Đại diện nhà chùa cho biết, xá lợi Đức Phật hiện đã được hộ tống lên máy bay để trả về cố quốc.

Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh kết luận, chùa Ba Vàng không có báo cáo gì với Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh về xá lợi tóc Đức Phật.

Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị thẩm định nguồn gốc xá lợi tóc Đức Phật

Cũng trong ngày 29/12, Ban Tôn giáo Chính phủ đã trao đổi và có văn bản gửi Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đề nghị thẩm định nguồn gốc xá lợi tóc Đức Phật được trưng bày tại chùa Ba Vàng trong những ngày qua để có thông tin chính thức về sự việc.

Theo đó, Ban Tôn giáo Chính Phủ thông tin trong những ngày vừa qua, báo chí và dư luận đã phản ánh thông tin chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) trưng bày xá lợi tóc Đức Phật có từ 2.600 năm trước gây xôn xao trong nhân dân, khiến hàng vạn người dân và Phật tử kéo nhau về chùa Ba Vàng chiêm bái, đảnh lễ.

Ngay sau khi nhận được thông tin trên, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tham mưu Bộ Nội vụ có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, xác minh lại sự việc.

Đồng thời làm rõ việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, việc tổ chức trưng bày cho Phật tử và nhân dân đến chiêm bái xá lợi tóc Đức Phật tại chùa Ba Vàng của sư trụ trì, chấn chỉnh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và theo thẩm quyền nếu có vi phạm.

Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đã trao đổi và có văn bản gửi Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị thẩm định nguồn gốc xá lợi tóc Đức Phật được trưng bày tại chùa Ba Vàng trong những ngày qua để có thông tin chính thức về sự việc.

Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đạo Ban Phật giáo quốc tế và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh chấn chỉnh các hoạt động không đúng với truyền thống của Phật giáo, xử lý nghiêm theo giới luật Phật giáo, hiến chương và quy chế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nếu các tổ chức, cá nhân chức sắc Phật giáo liên quan đến vụ việc có sai phạm.

Đọc thêm

Một thoáng rạ rơm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi những hạt thóc căng mẩy màu vàng ươm đu mình cùng uốn cong thân lúa là lúc vào mùa gặt. Chiếc máy gặt đập liên hoàn hăng hái chạy những đường vòng đều đặn từ đầu ruộng đến cuối ruộng, từ ruộng này sang ruộng khác.

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.