Tọa đàm tìm giải pháp 'gỡ' khó khăn, thách thức cho thị trường tín chỉ carbon

(PLVN) - Tọa đàm “Thị trường tín chỉ carbon: Góc nhìn từ kinh tế, môi trường và khuôn khổ pháp lý” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 12/6 đã đem lại những góc nhìn đa chiều, đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức mà thị trường này đặt ra.

Khán phòng Toạ đàm không còn ghế trống do thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và rất đông khách mời tham dự.

Toàn cảnh Tọa đàm.

Toàn cảnh Tọa đàm.

Phát triển kinh tế cần đi đôi với bảo vệ môi trường

Phát biểu tại Tọa đàm, Nhà báo Hà Ánh Bình, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã gửi lời cảm ơn, tri ân sâu sắc đến các chuyên gia, các vị đại diện cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp... đã đồng hành cùng Báo trong suốt hành trình này.

Nhà báo Hà Ánh Bình cho biết: Để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bởi phát thải khí nhà kính cũng như cam kết giảm phát thải carbon về mức 0 vào năm 2050, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên xây dựng chính sách thị trường carbon trong nước, cho phép các hoạt động trao đổi tín chỉ carbon, phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nhà báo Hà Ánh Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam gửi lời cảm ơn, tri ân sâu sắc đến các chuyên gia, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp... đã đồng hành cùng Báo trong suốt hành trình "gỡ vướng pháp lý" cho thị trường tín chỉ carbon.

Nhà báo Hà Ánh Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam gửi lời cảm ơn, tri ân sâu sắc đến các chuyên gia, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp... đã đồng hành cùng Báo trong suốt hành trình "gỡ vướng pháp lý" cho thị trường tín chỉ carbon.

Theo kế hoạch, việc thí điểm thị trường tín chỉ carbon bắt đầu từ năm 2025, việc hoàn thiện khung pháp lý được dự kiến vào năm 2027 và sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2028. Tuy nhiên, việc hình thành và vận hành thị trường tín chỉ carbon đang đối diện với nhiều khó khăn.

Tại tọa đàm, ông Cao Tung Sơn - Trưởng phòng Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu - Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh trình bày tham luận về tiềm năng của thị trường carbon tại TP Hồ Chí Minh - Cơ hội và thách thức. Ông cho rằng, TP Hồ Chí Minh có sự thuận lợi về vị trí, về tổ chức và năng lực đặc biệt để tập hợp các bên liên quan khác nhau trong hệ sinh thái thị trường cacbon và thực hiện nhiều dự án trên quy mô lớn; Cạnh đó là thuận lợi về tính khả thi tài chính; Tiềm năng từ số lượng lớn các tòa nhà thương mại, tòa nhà dân cư, văn phòng, trung tâm mua sắm; Có kinh nghiệm thực hiện các dự án giảm thiểu biến đổi khí hậu. TP Hồ Chí Minh cũng đã ban hành các kế hoạch hành động cho các mục tiêu khí hậu với các hoạt động rõ ràng và cụ thể.

Ông Cao Tung Sơn - Trưởng phòng Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu - Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại tọa đàm

Ông Cao Tung Sơn - Trưởng phòng Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu - Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại tọa đàm

Về các khó khăn, đại diện Sở TN&MT TP Hồ Chí Minh cho biết, môi trường tạo điều kiện cho thị trường cacbon tự nguyện ở Việt Nam chưa được thiết lập hoàn chỉnh để khuyến khích việc thực hiện: Các vấn đề như sự chưa rõ ràng về chia sẻ lợi ích và chuyển nhượng quyền sở hữu các tín chỉ cacbon; chưa xác định được chi phí giao dịch và các điều kiện pháp lý mà Thành phố sẽ yêu cầu để tạo cấu trúc và bán các khoản tín dụng được chuyển quyền quốc tế cho người mua… Ngoài ra, sự nhận thức về thị trường này của doanh nghiệp, tổ chức và xã hội vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu cho thấy rằng, hơn 50% doanh nghiệp chỉ biết qua về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải và thị trường carbon mà không hiểu rõ về nguyên tắc hoạt động và chỉ có một tỷ lệ nhỏ doanh nghiệp hiểu cách hoạt động của hệ thống này…

Nhiều giải đáp hữu ích cho doanh nghiệp

Là một trong 8 người tham gia Đề án “1 triệu ha lúa của đồng bằng Sông Cửu Long”, TS Trần Minh Hải - Phó hiệu trưởng Trường Chính sách Công và phát triển nông thôn đã trình bày tham luận liên quan phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 theo QĐ 1490/QĐ TTg, với ba nội dung chính: Khung pháp lý về sản xuất bền vững, giảm phát thải và tăng trưởng xanh; Tổng quan và tiến độ triển khai đề án 1 triệu ha lúa; Tín chỉ carbon lúa: Cơ hội và thách thức khi tham gia thị trường carbon.

TS Trần Minh Hải - Phó hiệu trưởng Trường Chính sách Công và phát triển nông thôn đã trình bày tham luận tại tọa đàm

TS Trần Minh Hải - Phó hiệu trưởng Trường Chính sách Công và phát triển nông thôn đã trình bày tham luận tại tọa đàm

Trao đổi ngoài tham luận, TS Trần Minh Hải cũng nhấn mạnh, chúng ta đừng nên nghĩ quá nhiều về thị trường buôn bán tín chỉ carbon. Hiện nay, rất nhiều người còn chưa hiểu tín chỉ carbon là gì. Thời gian tới, điều quan trọng là làm sao để tuyên truyền, để nhiều người, nhiều doanh nghiệp, tổ chức hiểu và tham gia vào sản xuất để giảm phát thải, đó mới chính là vấn đề căn cơ cần quan tâm.

Nêu ý kiến của mình, GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh đề xuất, cần thiết lập các sàn giao dịch tín chỉ carbon trong nước. Theo GS.TS Võ Xuân Vinh, phát triển một thị trường tín chỉ carbon nội địa mạnh mẽ là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp và người dân. Chính phủ cần thiết lập các sàn giao dịch tín chỉ carbon trong nước, tạo ra nền tảng để các bên có thể giao dịch một cách minh bạch và hiệu quả. Bên cạnh đó, cần khuyến khích sự tham gia của các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư vào thị trường này để tăng tính thanh khoản và đa dạng hóa các loại hình tín chỉ carbon có thể giao dịch.

GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Phát triển một thị trường tín chỉ carbon nội địa mạnh mẽ là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp và người dân

GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Phát triển một thị trường tín chỉ carbon nội địa mạnh mẽ là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp và người dân

Đặc biệt, Chính phủ nên khuyến khích đầu tư vào công nghệ xanh và các dự án giảm phát thải thông qua các chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế. Việc áp dụng công nghệ xanh không chỉ giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Các dự án năng lượng tái tạo, công nghệ tiết kiệm năng lượng và cải thiện quy trình sản xuất sạch là những lĩnh vực cần được ưu tiên đầu tư để đạt được mục tiêu phát triển bền vững…

TS Lê Hoàng Thế, Giám đốc công ty TNHH trung tâm Đào tạo tín chỉ Carbon toàn cầu chia sẻ kinh nghiệm tại tọa đàm

TS Lê Hoàng Thế, Giám đốc công ty TNHH trung tâm Đào tạo tín chỉ Carbon toàn cầu chia sẻ kinh nghiệm tại tọa đàm

TS Lê Hoàng Thế, Giám đốc công ty TNHH trung tâm Đào tạo tín chỉ Carbon toàn cầu và ông Lê Anh Ngọc, Chuyên gia đánh giá Trưởng, Công ty SGC Việt Nam cũng đã đưa ra những kiến giải thực tế để doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về thị trường tín chỉ carbon.

Cũng tại tọa đàm, các doanh nghiệp đã đặt ra rất nhiều câu hỏi cho chuyên gia xoay quanh các vấn đề thiết thân đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như lộ trình Việt Nam tham gia vào sàn giao dịch tín chỉ carbon của thế giới; có nên trồng rừng để kinh doanh tín chỉ carbon; những lo lắng về hạn ngạch phát thải… Từ đó, các chuyên gia đã đưa ra những câu trả lời sâu sát, phù hợp thực tế, thỏa mãn mong muốn cập nhật kiến thức của doanh nghiệp và người tham gia về tín chỉ carbon.

Đại diện doanh nghiệp đến từ Cà Mau đặt câu hỏi với Ban Tổ chức.

Đại diện doanh nghiệp đến từ Cà Mau đặt câu hỏi với Ban Tổ chức.

Tọa đàm còn nhận rất nhiều câu hỏi từ các đại biểu tham gia, tuy nhiên, do thời lượng có hạn, các câu hỏi được ghi nhận và chuyển đến các chuyên gia sau chương trình.

Đại diện các đơn vị đặt nhiều câu hỏi cho chuyên gia

Đại diện các đơn vị đặt nhiều câu hỏi cho chuyên gia

Theo Nhà báo Hà Ánh Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, trong buổi Tọa đàm hôm nay, các chuyên gia, lãnh đạo các cơ quan chức năng, doanh nghiệp có những ý kiến xác đáng, giải quyết được nhiều vấn đề như: Quy định của pháp luật Việt Nam về tín chỉ carbon (cơ sở pháp lý để được công nhận tín chỉ carbon hiện nay tại Việt Nam…); Những mặt tích cực, những thiếu sót, bất cập, vướng mắc liên quan tới tín chỉ carbon hiện nay tại Việt Nam; Doanh nghiệp (cả doanh nghiệp phát thải lẫn doanh nghiệp cung cấp, kinh doanh tín chỉ carbon), người dân sẽ được lợi gì khi tham gia thị trường tín chỉ carbon…

"Những bài tham luận, những vấn đề mà các quý vị đại biểu nêu ra chắc chắn sẽ có những giá trị nhất định. Và chúng tôi hy vọng, với vai trò truyền thông của mình, Báo Pháp luật Việt Nam sẽ chuyển tải được những mong muốn, kỳ vọng của quý vị đại biểu đến những cơ quan chức năng, đến những vị lãnh đạo trong các đơn vị liên quan… để góp một phần công sức vào công tác hoàn thiện các vấn đề, nội dung về thị trường này”, Nhà báo Hà Ánh Bình nhấn mạnh.

Đại diện Ban tổ chức Tọa đàm tặng hoa, cảm ơn các doanh nghiệp đồng hành.

Đại diện Ban tổ chức Tọa đàm tặng hoa, cảm ơn các doanh nghiệp đồng hành.

Phát biểu bế mạc Toạ đàm, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam mong muốn sẽ có thêm nhiều buổi thảo luận hơn nữa để có thể chuyển tải hết các vấn đề, đem lại góc nhìn đa chiều về thị trường tín chỉ carbon.

Đồng thời, Báo Pháp luật Việt Nam hy vọng sẽ góp phần tạo một cầu nối giữa các chuyên gia kinh tế, chuyên gia pháp luật, doanh nghiệp và các nhà làm luật, nhằm nêu bật các cơ hội và đề xuất các giải pháp giúp thị trường tín chỉ carbon hoạt động được đồng bộ, mang lại những lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp, cho nhà nước và cho người dân…

Tọa đàm kết thúc thành công, đại diện lãnh đạo Văn phòng đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP HCM và các diễn giả chụp ảnh kỷ niệm.

Tọa đàm kết thúc thành công, đại diện lãnh đạo Văn phòng đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP HCM và các diễn giả chụp ảnh kỷ niệm.

Nhóm diễn giả TS Võ Trung Tín, Trưởng bộ môn Luật Đất đai - Môi trường, Khoa Luật Thương mại, Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh và luật sư Lê Duy Khang, Công ty Luật TNHH MTV Tín và Tâm đã cùng trình bày tham luận “Tín chỉ carbon - những thuận lợi và thách thức của Việt Nam”.

TS Võ Trung Tín, Trưởng bộ môn Luật Đất đai - Môi trường, Khoa Luật Thương mại, Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh trình bày tham luận “Tín chỉ carbon - những thuận lợi và thách thức của Việt Nam”

TS Võ Trung Tín, Trưởng bộ môn Luật Đất đai - Môi trường, Khoa Luật Thương mại, Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh trình bày tham luận “Tín chỉ carbon - những thuận lợi và thách thức của Việt Nam”

Về vấn đề được nhiều người quan tâm là thuế tín chỉ carbon, TS Tín chia sẻ: “Vấn đề thuế của tín chỉ carbon nói riêng cũng như hạn ngạch phát thải nói chung cần được nghiên cứu và ban hành đồng bộ. Dự kiến lộ trình sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được vận hành vào năm 2025 và đi vào hoạt động chính thức năm 2028. Việc chậm trễ ban hành sẽ dẫn đến thiệt hại cho cả Nhà nước về thất thu ngân sách và gây khó khăn cho doanh nghiệp phải xử lý về mặt kế toán đối với loại tài sản mới này”.

Luật sư Lê Duy Khang, Công ty Luật TNHH MTV Tín và Tâm trình bày tham luận tại tọa đàm

Luật sư Lê Duy Khang, Công ty Luật TNHH MTV Tín và Tâm trình bày tham luận tại tọa đàm

Đọc thêm

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Gặp mặt nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện HLKHXH Việt Nam tặng hoa chúc mừng nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(PLVN) -Sáng 21/6, Liên Chi hội Nhà báo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức gặp mặt nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024) và Hội thảo khoa học “Các Tạp chí thuộc Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với việc chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và gia nhập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc tế”.

Thúc đẩy hợp tác về pháp luật và tư pháp Việt Nam - Liên bang Nga ở mức độ sâu sắc hơn

Thúc đẩy hợp tác về pháp luật và tư pháp Việt Nam - Liên bang Nga ở mức độ sâu sắc hơn
(PLVN) -Chiều ngày 20/6/2024, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin tới Việt Nam, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nga Konstantin Chuychenko đã trao đổi “Chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Liên bang Nga giai đoạn 2024-2025” (Chương trình hợp tác 2024-2025).

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo pháp luật

Quang cảnh buổi nói chuyện.
(PLVN) -Sáng 20/6, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức trưng bày ảnh giới thiệu đất nước, con người Thụy Điển và nói chuyện chuyên đề với sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội giới thiệu về đào tạo pháp luật và kinh nghiệm du học pháp luật tại Thụy Điển.

Vĩnh Phúc: Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Ts. Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ truyền đạt tại hội nghị
(PLVN) - Mới đây, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, báo cáo viên pháp luật cấp huyện, công chức làm công tác pháp chế ở các sở, ban, ngành ở tỉnh, đại diện lãnh đạo UBND cấp huyện, cấp xã và Chánh thanh tra các huyện, thành phố.

Hội thảo tham vấn về rào cản trong tiếp cận và sử dụng trợ giúp pháp lý

Hội thảo tham vấn dự thảo báo cáo nghiên cứu các rào cản về tiếp cận và sử dụng TGPL của người dân
(PLVN) - Ngày 18/6, tại tỉnh Sơn La, Cục Trợ giúp pháp lý (TGPL) - Bộ Tư pháp đã tổ chức Chương trình hội thảo tham vấn dự thảo báo cáo nghiên cứu các rào cản về tiếp cận và sử dụng TGPL của người dân. Với sự tham dự của đại Trung tâm Trợ giúp pháp lý các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ.

Tọa đàm chào mừng kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng

Tọa đàm chào mừng kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng
(PLVN) - Chào mừng kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), hôm qua (18/06), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp đã phối hợp cùng Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức tạo đàm với 2 chuyên đề: Nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên về các vấn đề an ninh đối ngoại và Văn hóa ứng xử trên không gian mạng.

An Giang: Nhiều mô hình hay, cách làm mới của Tư pháp Châu Phú

An Giang: Nhiều mô hình hay, cách làm mới của Tư pháp Châu Phú
(PLVN) -  Ngoài những công việc “truyền thống” được giao, Tư pháp Châu Phú (tỉnh An Giang) luôn nỗ lực hoàn thành những công việc được lãnh đạo địa phương giao. Từ đó khẳng định vị thế và tầm quan trọng của công tác tư pháp đối với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đặc biệt, ngành tư pháp Châu Phú luôn có cách làm hay, mô hình mới, nâng cao hiệu quả công tác.

T.P Hồ Chí Minh: Thi hành án dân sự tập trung giải quyết những vụ việc tồn đọng kéo dài

T.P Hồ Chí Minh: Thi hành án dân sự tập trung giải quyết những vụ việc tồn đọng kéo dài
(PLVN) -Sáng 18.6, Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân TP.HCM do đồng chí Phạm Quỳnh Anh, Trưởng Ban pháp chế Hội đồng nhân dân Thành phố làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Cục THADS Thành phố về tình hình, kết quả hoạt động công tác THADS và công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực THADS trên địa bàn Thành phố.