Tọa đàm "Đưa Nghị quyết 27-NQ/TW vào cuộc sống – Xây dựng hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu mới cho doanh nghiệp”

Tọa đàm "Đưa Nghị quyết 27-NQ/TW vào cuộc sống – Xây dựng hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu mới cho doanh nghiệp”
(PLVN) - Sáng nay, 19/4, tại Báo Pháp luật Việt Nam diễn ra Tọa đàm "Đưa Nghị quyết  27-NQ/TW vào cuộc sống – Xây dựng hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu mới cho doanh nghiệp” (Nghị quyết 27).

Ông Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp đánh giá cao Báo Pháp luật Việt Nam, Viện Khoa học pháp lý, Vụ Pháp luật dân sự-kinh tế - 3 đơn vị của Bộ Tư pháp đã có sáng kiến, đồng chủ trì buổi tọa đàm hết sức ý nghĩa.

Ông Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp phát biểu tại Tọa đàm.

Ông Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp phát biểu tại Tọa đàm.

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp khẳng định, Nghị quyết 27 là chủ trương lớn của Đảng, Tọa đàm là một hoạt động góp phần đưa Nghị quyết vào cuộc sống, đến với người dân, doanh nghiệp.

"Tôi xin chia sẻ với những trăn trở, băn khoăn của doanh nghiệp. Cá nhân tôi đã nghe nhiều ý kiến từ các tập đoàn, các doanh nghiệp, tôi hiểu đóng góp, vai trò của các doanh nghiệp cho đất nước.

Chia sẻ của các doanh nghiệp tại Tọa đàm có 2 ý chính. Thứ nhất là khó khăn về hệ thống pháp luật. Cá nhân tôi, với vai trò của mình, tiếp tục cùng các đơn vị rà soát hệ thống pháp luật, xem có gì thiếu, chồng chéo bất cập sẽ sửa đổi bổ sung, hướng tới mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp từ lúc thành lập đến quá trình xây dựng và khánh thành, kinh doanh bán ra sản phẩm.

Thứ hai, là vấn đề thi hành pháp luật. Các doanh nghiệp có những bức xúc, liên quan đến một số quy định của ngành, ở địa phương nhất định. Qua báo chí, rất mong những ý kiến của doanh nghiệp được ngành, địa phương liên quan lắng nghe, giải thích và giải quyết kịp thời, thấu đáo", ông Nguyễn Kim Tinh nói.

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp đồng thời khẳng định, cán bộ Bộ Tư pháp luôn sẵn sàng tinh thần phục vụ, công tâm trong công việc, tích cực thúc đẩy đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống, vì Nhân dân, vì doanh nghiệp, vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

"Chúng tôi cũng không chủ quan, vẫn luôn tiếp tục giáo dục cán bộ của Bộ tránh lợi ích nhóm, tránh xa rời thực tiễn, không ngồi phóng máy lạnh để xây dựng pháp luật. Chúng tôi luôn tiếp thu ý kiến và mong người dân, doanh nghiệp chú trọng thông tin tới chúng tôi. Khi chúng tôi có dự án luật lấy ý kiến Nhân dân, doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp đầu tư thời gian nghiên cứu, đóng góp ý kiến kịp thời để bổ sung, hoàn thiện luật đáp ứng cao nhất yêu cầu thực tiễn", ông Nguyễn Kim Tinh nêu.

TS Vũ Hoài Nam – Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cảm ơn những ý kiến đóng góp rất hữu ích của các đại biểu tại Tọa đàm.

TS Vũ Hoài Nam – Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cảm ơn những ý kiến đóng góp rất hữu ích của các đại biểu tại Tọa đàm.

TS Vũ Hoài Nam – Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cảm ơn những ý kiến đóng góp rất hữu ích của các đại biểu.

Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam khẳng định, sau gần 3 giờ tham luận, thảo luận với tinh thần nghiêm túc, thẳng thắn, chân tình, Tọa đàm đã thành công tốt đẹp, đáp ứng yêu cầu đề ra. Các phát biểu đã khái quát quá trình hình thành một số vấn đề lý luận về Nhà nước pháp quyền XHCN, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN gắn với hội nhập quốc tế, vấn đề cải cách môi trường pháp lý và đầu tư tại Việt Nam, một số vấn đề trong hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.

Các tham luận và ý kiến phát biểu đã cho thấy nhận thức về Nhà nước pháp quyền ngày càng được nâng cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Lý luận về Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện, góp phần to lớn vào sự phát triển toàn diện của đất nước, trong đó có kinh tế - xã hội. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, tạo bước đột phá trong hoàn thiện thể chế, cải cách môi trường đầu tư kinh doanh.

Theo TS Vũ Hoài Nam, các ý kiến phát biểu tại Tọa đàm sẽ là những kinh nghiệm hết sức quý báu không chỉ cho các đơn vị chủ trì tọa đàm mà còn cho cơ quan, doanh nghiệp hiểu hơn về tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với sự phát triển của doanh nghiệp. Các ý kiến này sẽ được đúc kết để đưa ra kiến nghị với các cơ quan chức năng...

"Tọa đàm khép lại, nhưng Báo Pháp luật Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục nhận các ý kiến đóng góp mà các đại biểu, bạn đọc tin tưởng chia sẻ", TS Vũ Hoài Nam phát biểu.

Lắng nghe những ý kiến của các doanh nghiệp tại tọa đàm, GS.TS Lê Hồng Hạnh – Viện trưởng viện Pháp luật và kinh tế ASEAN nhận định, khó khăn của doanh nghiệp không hẳn chỉ do quy định pháp luật. Theo ông, vấn đề con người rất quan trọng, phải kiện toàn cán bộ công tác cán bộ.

"Với sự "chỉ lối" của Nghị quyết 27, chỉ cần cán bộ có tâm là làm được hết. Không thể đổ lỗi hết cho pháp luật", Viện trưởng viện Pháp luật và kinh tế ASEAN nhấn mạnh.

GS.TS Lê Hồng Hạnh – Viện trưởng viện Pháp luật và kinh tế ASEAN

GS.TS Lê Hồng Hạnh – Viện trưởng viện Pháp luật và kinh tế ASEAN

TS. Nguyễn Quang Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp rất quan tâm đến cụm từ khóa “Thực hiện tốt công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”. Điều này sẽ giúp cả cơ quan xây dựng luật, cơ quan thực thi pháp luật và người dân chấp hành, thụ hưởng pháp luật thuận lợi.

TS. Nguyễn Quang Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự phát biểu tại Tọa đàm.

TS. Nguyễn Quang Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự phát biểu tại Tọa đàm.

"Tiếp cận như vậy, thì việc xây dựng chính sách, thực thi pháp luật đều bám vào đó, người dân thực hiện quyền của mình cũng bám vào đó. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ Nghị quyết 27 sẽ thấy bao hàm nhiều vấn đề, và dễ dàng đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống", Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự nói.

Luật sư Hà Huy Phong, Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Inteco cho rằng, chuyện như Phó Chủ tịch Chi hội Nữ Doanh nhân Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nêu không phải cá biệt.

Tuy nhiên, cũng theo ông Phong, "ở góc độ luật sư, chúng ta phải mặc định tư duy là doanh nghiệp không được quyền nói tôi không biết luật. Doanh nghiệp phải hiểu và phải có ý thức chấp hành pháp luật. Song thực tiễn, có nhiều lý do khác nhau, có khi vì nhận thức, hoàn cảnh lịch sử, nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu luật nên chúng ta mới đặt vấn đề tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Chúng ta cần hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp".

Ông Phong cũng mong muốn sự tham gia hỗ trợ pháp lý của các luật sư, văn phòng luật sư cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là người dân và doanh nghiệp vùng sâu vùng xa, được ghi nhận.

Bà Nguyễn Thị Minh Thanh, Phó Chủ tịch Chi hội Nữ Doanh nhân Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Minh Thanh, Phó Chủ tịch Chi hội Nữ Doanh nhân Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Minh Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ Doanh nhân Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tâm đắc với ý kiến của ông Nguyễn Sỹ Dũng. Theo bà Thanh, khi hoạch định chính sách, cơ quan chức năng cần nghe doanh nghiệp cần gì, chứ không phải là muốn gì từ doanh nghiệp.

Kể lại những khó khăn, thách thức, thậm chí thất bại thời gian đầu khởi nghiệp kinh doanh, bà Thanh cho rằng, một phần do các quy định về luật thời điểm đó chưa đồng bộ hoặc thay đổi nhanh. "Câu chuyện hệ thống pháp luật thay đổi khiến cho doanh nghiệp rất khó khăn. Tôi nghĩ mình làm đúng nhưng lại là sai, lại phải làm lại", bà Thanh nói.

Vui mừng khi Nghị quyết 27 được đốc thúc triển khai vào thực tế, Phó Chủ tịch Chi hội Nữ Doanh nhân Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hy vọng Nghị quyết sẽ tạo hành lang vững chắc cho doanh nghiệp tự do kinh doanh và tự tin phát triển trong khuôn khổ pháp luật.

Bà Hương Ly, Quyền Chủ tịch Happy Women Leader Network khẳng định tất cả các doanh nghiệp trong hệ thống đều có ý thức tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, thực tế, còn một bộ phận cán bộ thực thi pháp luật chưa có sự đồng cảm, sẻ chia với khó khăn của doanh nghiệp, cá biệt có cán bộ chưa thực sự hiểu luật, gây khó thêm cho doanh nghiệp.

Bà Hương Ly, Quyền Chủ tịch Happy Women Leader Network

Bà Hương Ly, Quyền Chủ tịch Happy Women Leader Network

"Chúng tôi mong muốn sự ổn định trong hành lang pháp lý. Cần sự đồng bộ, nhất quán từ việc xây dựng đến thực thi luật. Đặc biệt là khâu thực thi, cán bộ thực thi cần thường xuyên tự trau dồi, nâng cao năng lực, tích cực giúp doanh nghiệp "gỡ vướng", để những vấn đề tưởng như phức tạp trở nên đơn giản hơn", bà Hương Ly góp ý. "Làm thế nào để khâu xử lý thông tin doanh nghiệp phản ánh được tốt hơn. Cơ quan quản lý cần lấy thông tin và sàng lọc thông tin, đóng góp xây dựng các điều khoản pháp luật ngày càng sát với thực tế, dựa trên lợi ích của doanh nghiệp, doanh nhân, Nhân dân".

Bà Quỳnh Phạm, Giám đốc Queeny Group, một doanh nghiệp trong lĩnh vực làm đẹp giãi bày trăn trở khi một số quy định thay đổi nhanh khiến doanh nghiệp không kịp đáp ứng, dẫn đến có doanh nghiệp phải thêm nhiều chi phí, thậm chí phải đình chỉ hoạt động.

Bà Quỳnh Phạm, Giám đốc Queeny Group phát biểu tại Tọa đàm.

Bà Quỳnh Phạm, Giám đốc Queeny Group phát biểu tại Tọa đàm.

Bên cạnh đó, có hiện tượng doanh nghiệp "nhờn luật", không tuân thủ nghiêm pháp luật, cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp khác.

"Chúng tôi mong Nghị quyết 27 sớm đi vào cuộc sống, sâu sát với doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng có hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh nhiều khó khăn hậu COVID hiện nay", bà Quỳnh Phạm bày tỏ.

Ông Nguyễn Hồng Lam, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hồng Lam cho biết, doanh nghiệp của ông có cơ sở sản xuất ở một số tỉnh, thành và chuỗi cửa hàng cung cấp sản phẩm. Ông luôn ý thức chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, ông Lam cũng chia sẻ, để xây dựng một nhà máy, thực tế ông gặp khó khăn nhất định khi phải tiến hành các thủ tục liên quan, đã phải qua không ít "cửa".

"Chúng tôi phải qua "nhiều cửa" mặc dù các tỉnh, thành đã ứng dụng "một cửa". Cũng bởi qua nhiều "cửa" nên tôi chấp nhận bỏ một số địa bàn gần", ông phản ánh. "Tôi nghĩ, Nghị quyết 27 này thực sự vì dân, vì doanh nghiệp, nhưng tôi đề nghị công tác triển khai vào thực tế, đến doanh nghiệp phải chuẩn chỉ, để giúp chúng tôi thuận lợi hơn trong khởi nghiệp, kinh doanh".

Ông Nguyễn Hồng Lam, chủ Công ty Hồng Lam.

Ông Nguyễn Hồng Lam, chủ Công ty Hồng Lam.

Ông Lam đề nghị, khi ra những Luật mới cần phổ biến cho doanh nghiệp nắm rõ. Ông cũng mong muốn, Luật ngày càng hoàn thiện, khắc phục được sự chồng chéo, đáp ứng kịp thời hơn nhu cầu thực tiễn.

"Doanh nghiệp tôi là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành hàng của tôi, tôi khẳng định, chúng tôi luôn tuân thủ đúng pháp luật và tôi ý thức, tuân thủ pháp luật sẽ giúp chúng tôi phát triển lâu dài, bền vững hơn", ông Lam nhấn mạnh.

Tham luận tại Tọa đàm, PGS,TS Đinh Dũng Sỹ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ cho biết, Nghị quyết 27 dựa trên Hiến pháp 2013, có nội dung phù hợp thực tiễn, tầm nhìn đến 2030 .

"ĐIểm quan trọng nhất là Nghị quyết khái quát hóa được 8 đặc trưng của nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết xác định cụ thể mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật và nhiệm vụ, giải pháp cho việc xây dựng pháp luật", PGS,TS Đinh Dũng Sỹ nói.

Cũng theo nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, "muốn đưa luật vào cuộc sống phải đưa cuộc sống vào luật, nghe doanh nghiệp để biết họ muốn gì".

"Cần thực hiện rà soát pháp luật ở trên tất cả lĩnh vực – đây là việc thiết yếu, thực tế nhất. Giải pháp cho vấn đề này là Chính phủ cần có cơ chế tiếp nhận, phản hồi ý kiến của doanh nghiệp và người dân, để từ đó có những giải quyết kịp thời", ông nêu và đưa ví dụ. "Với những văn bản pháp luật liên quan doanh nghiệp, VCCI cần có đề xuất với Chính phủ trong việc thu thập thông tin từ doanh nghiệp. Từ đó rà soát, sàng lọc, đưa ý kiến đến Chính phủ".

PGS,TS Đinh Dũng Sỹ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ tham luận.

PGS,TS Đinh Dũng Sỹ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ tham luận.

Về nội dung rà soát pháp luật, theo PGS,TS Đinh Dũng Sỹ, cần rà soát mô hình tổ chức doanh nghiệp. Rà soát các quyền và nghĩa vụ trong doanh nghiệp, mô hình quản trị mới của các doanh nghiệp để có nghiên cứu, sửa đổi luật doanh nghiệp trong tương lai.

Ông cũng cho rằng việc rà soát Luật Hợp tác xã là cần thiết, vì Luật Hợp tác xã chưa thực sự sát với thực tiễn hiện nay. Chính phủ đang sửa đổi luật này. "Tôi hy vọng tới đây Luật Hợp tác xã sẽ tiệm cận được với các mô hình trong thực tiễn, Luật được xây dựng theo hướng mở. Hy vọng luật ra sẽ thúc đẩy được khu vực kinh tế này", ông nói.

Ông Dũng cũng đề nghị rà soát luật để bảo đảm 6 quyền của doanh nghiệp. Ông đặc biệt đề nghị quan tâm đến vấn đề chấn chỉnh phong cách đạo đức công vụ của cán bộ thực thi pháp luật. "Chấn chỉnh chính chúng ta, để các vi phạm không có đất tồn tại. Luật là cần thiết, nhưng vấn đề thực thi cũng rất quan trọng”, ông Dũng nói.

TS Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế phát biểu tại Tọa đàm.

TS Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế phát biểu tại Tọa đàm.

Tiếp theo ý kiến luật sư Trần Hữu Huỳnh, TS Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế trao đổi thêm về tính kịp thời trong việc xây dựng Luật, văn bản quy phạm pháp luật.

"Trước kia chúng ta làm chậm, nhưng giờ làm rất nhanh. Có những văn bản được xây dựng theo quy trình rút gọn, nhưng cũng có văn bản phải lấy ý kiến Nhân dân, ban ngành đủ quy trình. Chúng ta phải giải thích từ “kịp thời” đó trong từng bối cảnh cụ thể. "Kịp thời" không phải là rút gọn. Đây là vấn đề chúng ta phải đặt ra trong bối cảnh hiện nay", TS Nguyễn Thanh Tú nói.

Khẳng định lại tính pháp lý và thực tiễn của Nghị quyết số 27, Luật sư Trần Hữu Huỳnh, nguyên Trưởng Ban Pháp chế VCCI, nguyên Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) chia sẻ thêm kinh nghiệm thực tế.

Theo Luật sư Huỳnh, trong 3 trọng tâm của Nghị quyết 27, trọng tâm đầu tiên là hoàn thiện pháp luật, là trọng tâm đặt lên hàng đầu. Để thực hiện Nghị quyết 27 có 9 giải pháp, 9 nhiệm vụ. Trong đó, vấn đề trọng tâm là hoàn thiện và nâng cao hệ thống pháp luật, thực thi pháp luật, đây là một thách thức với Bộ Tư pháp.

"Cá nhân tôi thấy, việc đồng bộ và thống nhất, công khai và minh bạch là những khái niệm để hiểu được đầy đủ ngữ nghĩa không đơn giản. Về vấn đề tiếp cận văn bản, cũng cần phải nghiên cứu rõ. Chữ “kịp thời” cũng là đòi hỏi không dễ với các nhà làm luật. Để ban hành một thông tư có Bộ cần đến hơn 300 ngày. Vậy làm thế nào để kịp thời khi nguồn lực có giới hạn? Làm sao để vượt qua được "bệnh mãn tính kinh niên" này?", ông Huỳnh đặt vấn đề.

Chủ tịch VIAC nhấn mạnh ý thứ 2 là vấn đề hoàn thiện cơ chế xã hội, vấn đề thuộc về lý luận là chính sách pháp luật có phải giải trình tiếp thu không?.

Theo ông, cần phải giữ nguyên ý kiến phản biện trong luật, trong văn bản quy phạm pháp luật. Gần đây, VCCI có thống kê về việc các bộ tiếp thu ý kiến của VCCI thế nào, kết quả cho thấy thấy khoảng 47 % ý kiến được tiếp thu.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phát biểu tại Tọa đàm.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phát biểu tại Tọa đàm.

"Làm thế nào để tinh giảm bộ máy?. Theo tôi, không có cách nào khác là phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của toàn bộ hệ thống, cần kết nối với tính sinh động của xã hội trong việc xây dựng pháp luật. Nếu chỉ loay hoay đóng cửa trong phòng, không kết nối với bên ngoài, với các chuyên gia… thì sẽ không cho ra một văn bản tốt. Sẽ ra những mâu thuẫn chồng chéo, không khả thi… Những quy định trong phòng lạnh sẽ làm khổ các doanh nghiệp . Cần phải có gắn với thực tiễn, gắn với xã hội”, Luật sư Huỳnh thể hiện trăn trở.

Phát biểu tại Tọa đàm PGS,TS. Tào Thị Quyên – Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, trước đây, ở Việt Nam chưa sử dụng thuật ngữ “nhà nước pháp quyền”, nhưng xét theo nội dung và yêu cầu của nhà nước pháp quyền thì những nội dung và yêu cầu đó đã được nhận thức và diễn đạt ngày càng rõ nét trong các văn kiện của Đảng từ Đại hội VI đến nay.

Đến Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII), quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền được xác định như một quan điểm chủ đạo, chi phối toàn bộ nội dung đổi mới tổ chức hoạt động của nhà nước", bà Quyên nói.

Về Nghị quyết 27, PGS,TS Tào Thị Quyên nêu rõ: “Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Nghị quyết 27 đề ra nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần tiến hành để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đó là:

1/Ðẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

2/Bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân;

3/Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tất cả các lĩnh vực, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

PGS,TS. Tào Thị Quyên – Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh

PGS,TS. Tào Thị Quyên – Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh

4. Tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.

5. Tiếp tục thực hiện tốt thiết chế Chủ tịch nước theo Hiến pháp;

6. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả;

7. Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân;

8. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Mọi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, phải được ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; lạm dụng, lợi dụng quyền lực phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý. Kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức.9. Tăng cường, chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới;

Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; giải quyết hiệu quả các xung đột về thẩm quyền và pháp luật giữa Việt Nam và các quốc gia khác, bảo đảm tốt các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước Việt Nam.

Hoàn thiện cơ chế và nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức có liên quan, thực hiện đầy đủ, hiệu quả các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

10. Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

“Từ sau Đại hội VI, các văn kiện của Đảng phản ánh quá trình nhận thức ngày càng đúng đắn, đầy đủ, cụ thể và toàn diện hơn tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại cũng như quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.” – bà Quyên nhấn mạnh.

TS Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đồng chủ trì chương trình Tọa đàm.

TS Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đồng chủ trì chương trình Tọa đàm.

Để góp phần phổ biến, truyền bá và nhận thức sâu sắc hơn những nội dung của Nghị quyết, sáng 19/4, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học pháp lý, Vụ Pháp luật dân sự-kinh tế tổ chức tọa đàm “Đưa Nghị quyết số 27 vào cuộc sống - xây dựng hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu mới cho doanh nghiệp”.

Đồng chủ trì buổi tọa đàm hôm nay là TS Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; TS Nguyễn Văn Cương- Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, TS Nguyễn Thanh Tú- Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình 585.

Đến dự chương trình tọa đàm hôm nay có:

Ông Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp, GS.TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Pháp luật và Kinh tế ASEAN, TS. Nguyễn Quang Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp, PGS.TS. Phạm Thị Giang Thu, Giảng viên cao cấp, nguyên Trưởng Bộ môn Luật Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Luật Hà Nội; PGS.TS Tào Thị Quyên - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ; TS. Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp; Đại diện Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp; Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp; Ông Trần Hoài Nam, Giám đốc Trung tâm thông tin, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp, ông Dương Bạch Long - Viện Khoa học Pháp Lý - Bộ Tư pháp và nhiều chuyên gia pháp lý, nhà quản lý, doanh nghiệp, doanh nhân và các cơ quan báo chí.

Từ tâm huyết với sự nghiệp chung, bằng kinh nghiệm, trí tuệ sâu sắc của mình, các đại biểu trao đổi, nhận diện thật rõ những yêu cầu mới đặt ra từ Nghị quyết 27-NQ/TW, hiến kế giải pháp để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho doanh nghiệp, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Toàn cảnh Tọa đàm

Toàn cảnh Tọa đàm

Nói về lý do tổ chức chương trình tọa đàm, TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, đại diện Ban tổ chức cho biết: Qua hơn 35 năm đổi mới và hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991, bổ sung, phát triển năm 2011), công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng đã đạt được những thành tựu rất quan trọng.

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng ta ban hành một Nghị quyết chuyên đề của Trung ương về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có rất nhiều nội dung, yêu cầu mới, quan trọng.

Theo nội dung của Nghị quyết, Đảng ta chủ trương: Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.

Nghị quyết đặt ra nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật “dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo… tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.

Đây là những yêu cầu cao hơn về chất so với các chủ trương hiện hành, nhất là yêu cầu bảo đảm tính “dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, ổn định, dễ tiếp cận” của hệ thống pháp luật.

Nghị quyết chủ trương “đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, …bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”. Điều này đòi hỏi phải coi trọng công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời với chế tài tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, theo cách thức ít tốn kém nhất. Tính nhất quán trong thực hiện pháp luật đòi hỏi các vụ việc có tình tiết tương tự nhau phải được xử lý theo cách thức và hệ quả pháp lý tương tự nhau....

"Chúng tôi rất mong các quý vị đại biểu, từ tâm huyết với sự nghiệp chung, bằng kinh nghiệm, trí tuệ sâu sắc của mình, chúng ta trao đổi, nhận diện thật rõ những yêu cầu mới đặt ra từ Nghị quyết 27-NQ/TW, hiến kế giải pháp để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho doanh nghiệp, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước", Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp nói.

Chương trình Tọa đàm “Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống - Xây dựng hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu mới cho doanh nghiệp” sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo Pháp luật Việt Nam điện tử baophapluat.vn và trên các ấn phẩm của Báo Pháp luật Việt Nam!

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Đọc thêm

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng
(PLVN) -  Thấm nhuần tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW, nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành động lực quan trọng giúp vùng quê cách mạng - Thái Nguyên chuyển mình mạnh mẽ. Từ những ngôi làng từng chịu nhiều khó khăn, nay đời sống người dân đã được cải thiện rõ rệt, kinh tế phát triển bền vững. Những đổi thay ấy không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước mà còn góp phần đưa Thái Nguyên trở thành “điểm sáng” trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Chuyện về những người mang tín dụng chính sách đến vùng biên Mèo Vạc

Chuyện về những người mang tín dụng chính sách đến vùng biên Mèo Vạc
(PLVN) -  Dưới màu áo hồng, các cán bộ ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mèo Vạc là những người tiên phong trong hành trình mang cơ hội thoát nghèo đến với đồng bào các dân tộc thiểu số nơi vùng cao. Trong thời bình, họ là những “ chiến sĩ áo hồng ” đầy nhiệt huyết, luôn tận tâm hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn. Nhưng khi thiên tai ập đến, họ lại trở thành những chiến binh dũng cảm, lăn xả vào tâm lũ, cứu giúp đồng bào, không bỏ lại ai ở lại phía sau.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.