Tọa đàm đánh giá quá trình thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Toàn cảnh Tọa đàm.
Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Chiều 28/12, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (Vụ PBGDPL) – Bộ Tư pháp phối hợp với Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm Đánh giá quá trình thực hiện quy định về xã phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tham dự Tọa đàm có bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL, bà Nguyễn Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp và ông Nguyễn Văn Pha, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội.

Tại Tọa đàm, bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL cho biết Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với nhiều điểm mới quan trọng về hình thức, nội dung và triển khai thực hiện.

“Các nguyên tắc đề ra trong Quyết định nhằm hướng tới người dân là trung tâm phục vụ, coi trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, công bằng, đúng quy định pháp luật; gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường dân chủ ở cơ sở, vận động Nhân dân thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, bà Hoa nói.

Bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL.

Bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL.

Để tổ chức thực hiện các văn bản mới nêu trên bà Hoa cho biết ngoài Thông tư hướng dẫn thi hành, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 1320/QĐ-BTP ngày 18/8/2021 ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; gắn nội dung và nhiệm vụ thực hiện Đề án tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân với thực hiện các nhiệm vụ của Quyết định và Thông tư.

Cùng với đó, Bộ Tư pháp dự kiến triển khai một số hoạt động như: Tổ chức thông tin, truyền thông về ý nghĩa, mục đích và nội dung của các văn bản; Xây dựng các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Kịp thời nắm bắt, hướng dẫn, giải đáp các vấn đề, nội dung mới trong tổ chức thực hiện Quyết định và Thông tư; Theo dõi, kiểm tra, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện Quyết định trên thực tế để có giải pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời, đảm bảo tổ chức thực hiện Quyết định được nghiêm túc, thực chất, đồng bộ; Nghiên cứu xây dựng, quản lý, hướng dẫn vận hành phần mềm đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật…

Tại Tọa đàm, ông Nguyễn Văn Pha, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã chia sẻ một số kinh nghiệm hay, cách làm mới hiệu quả trong việc thực hiện dân chủ ở xã phường, thị trấn trong thời gian qua. Theo ông Pha, một số địa phương đã tiến hành tổ chức một số cuộc đối thoại với nhân dân, tuy không thường xuyên nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt rất đáng khuyến khích.

Ông Nguyễn Văn Pha, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội.

Ông Nguyễn Văn Pha, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội.

Để phát huy dân chủ ở xã phường, thị trấn, ông Pha cho rằng cần các giải pháp: Thứ nhất, tiêu chí “thực hiện dân chủ ở xã phường, thị trấn” bao gồm 5 chỉ tiêu, chủ yếu là phải thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Đây là giải pháp cơ bản và chủ yếu nằm ngay trong Quyết định số 25 đó là: Phải làm sao để phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân.

Lâu nay chúng ta chưa thật quan tâm cả về góc độ nghiên cứu cũng như góc độ thực tiễn về dân chủ trực tiếp mà mới chủ yếu tập trung vào dân chủ đại diện. Trong thực tế vừa qua ở nhiều nơi, các tổ chức có vai trò đại diện cho nhân dân như HĐND, Ủy ban MTTQ, các tổ chức thành viên của MT làm chưa đầy đủ vai trò đại diện của mình. Một số nơi phức tạp, người dân bức xúc nhưng vắng bóng tiếng nói hoặc sự tham gia đầy đủ, có trách nhiệm của các tổ chức này. Chính vì thế, tôi cho rằng giải pháp làm sao để phát huy dân chủ trực tiếp của nhân dân là giải pháp quan trọng nhất.

Thứ hai, là tập trung xây dựng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở một cách thật sự chất lượng, đảm bảo tiến độ theo Nghị quyết của Quốc hội. Đây là giải pháp quan trọng nhất để thực hiện dân chủ nói chung, dân chủ ở xã, phường, thị trấn nói riêng.

Còn bà Nguyễn Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính đã chia sẻ thông tin về trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong thực hiện chỉ tiêu về tiếp cận thông tin tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Và theo bà Thoa, để tổ chức thi hành pháp luật về tiếp cận thông tin nói chung và các tiêu chí về công khai thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu hiệu quả thì cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về tiếp cận thông tin.

Bà Nguyễn Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp

Bà Nguyễn Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp

Cụ thể, các xã phải ban hành quy chế cung cấp thông tin nội bộ, trong đó quy định rõ đầu mối cung cấp thông tin, trách nhiệm của các cơ quan; Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức xã để hiểu rõ nhiệm vụ của mình, hiểu đúng quy định của pháp luật (loại thông tin nào phải cung cấp, phải công khai, bằng hình thức nào, thời hạn cung cấp thông tin, thời hạn công khai thông tin…). Đặc biệt là tăng cường cung cấp thông tin qua mạng để giảm tải cung cấp thông tin theo yêu cầu; Trang bị thiết bị, máy móc, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cung cấp thông tin; Phổ biến pháp luật để người dân hiểu yêu cầu cung cấp thông tin, công khai thông tin là quyền của mình; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về cung cấp thông tin…

Đọc thêm

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.