Tòa án Nhân dân Quận 1-TP HCM triển khai “số hóa” hoạt động tố tụng

Toàn cảnh Phiên tòa số hóa - một trong những sự đổi mới trong tố tụng của TAND Quận 1
Toàn cảnh Phiên tòa số hóa - một trong những sự đổi mới trong tố tụng của TAND Quận 1
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sáng 10/7, Tòa án Nhân dân (TAND) Quận 1 - TP Hồ Chí Minh đã tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp dân sự thụ lý số 201/2023/TLST- DS ngày 22/3/2023 giữa nguyên đơn là bà Lê Thị Phương Hồng H. với bị đơn là Công ty CP Đào tạo T.T.L. Đây là một trong những phiên tòa tiên phong trong việc áp dụng số hóa…

Phiên tòa do Thẩm phán Nguyễn Đức Tĩnh làm chủ tọa, cùng các Hội thẩm Nhân dân: bà Đặng Thị Ngọc Bích và bà Đỗ Thị Trúc Ly. Tham dự, theo dõi phiên tòa có các đương sự liên quan đến vụ án, vị đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Quận 1, các Luật sư...

Điểm mới tại phiên tòa này là toàn bộ hồ sơ, tài liệu, chứng vụ án đã được số hóa, tức là sao chụp thành dữ liệu điện tử PDF và trình chiếu trên các màn hình, thông qua phần mềm riêng của Tòa cho mọi người cùng xem, gần như người tham dự không cần đến hồ sơ, tài liệu in trên giấy.

Hội đồng xét xử vụ án tranh chấp dân sự thụ lý số 201/2023/TLST- DS ngày 22/3/2023

Hội đồng xét xử vụ án tranh chấp dân sự thụ lý số 201/2023/TLST- DS ngày 22/3/2023

Chia sẻ về mô hình số hóa, bà Nguyễn Thị Phượng - Chánh văn phòng TAND Quận 1 - TP.HCM cho biết từ vài năm trước, TAND Quận 1 mới chỉ số hoá bản án. Sau đó, ông Nguyễn Quang Huynh – Chánh án TAND Quận 1 đã có ý tưởng muốn số hóa toàn bộ hồ sơ tố tụng hết từ đầu vào. Mục đích là ngay từ khi tiếp nhận, hồ sơ phải được phân loại và quản lý chặt chẽ trên phần mềm riêng của tòa. Chính vì thế, TAND Quận 1 đã nghiên cứu và phát triển “Phần mềm Hỗ trợ Xét xử và Tranh tụng".

Hồ sơ đã số hóa được đóng mộc đỏ và phân loại bằng màu sắc khác nhau.

Hồ sơ đã số hóa được đóng mộc đỏ và phân loại bằng màu sắc khác nhau.

Trước khi giải quyết vụ án, thông qua phần mềm này thẩm phán sẽ tìm kiếm và tiếp cận bộ hồ sơ số hóa trên hệ thống một cách dễ dàng, nhanh chóng. Trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự không cần đi sao chụp từng tấm nữa vì rất mất thời gian, chỉ cần có đơn xin sao chụp thông qua thư ký sẽ nhận được file sao chụp toàn bộ hồ sơ đã được số hóa. Giai đoạn tiền xét xử, thẩm phán gửi hồ sơ cho viện kiểm sát cũng rất nhanh, thay vì phải phô tô và gửi trực tiếp. Đến gia đoạn xét xử, hầu hết các dữ liệu được chiếu trên màn hình trong phòng xét xử, giúp cho những người tham gia phiên tòa dễ dàng theo dõi hồ sơ vụ án, giúp tối ưu thời gian và đẩy mạnh hoạt động tranh tụng. Và việc trình chiếu này được thông qua một phần mềm riêng của tòa chứ không phải các hình thức trình chiếu truyền thống khác.

"Sau xét xử, các quyết định hoặc bản án có hiệu lực cũng sẽ được số hóa và chuyển ngay cho đương sự. Tóm lại, việc số hóa này mục đích chủ yếu là hướng tới người dân, giúp tiết kiệm chi phí, công sức và thời gian rất nhiều cho đương sự, hội đồng xét xử, viện kiểm sát, luật sư nói riêng và cho hoạt động tố tụng nói chung. Ngoài ra, việc số hóa cũng rất có ích cho việc thống kê, phân loại các vụ án ly hôn, các loại tội phạm…" - Bà Nguyễn Thị Phượng khẳng định.

Luật sư Trần Thu Nam – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, Trưởng VPLS Tín Việt và Cộng sự

Luật sư Trần Thu Nam – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội,

Trưởng VPLS Tín Việt và Cộng sự

Luật sư Trần Thu Nam – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội (Luật sư nguyên đơn) cho biết: “Bản thân tôi tham gia phiên tòa này lần đầu tiên còn nhiều bỡ ngỡ nhưng sau đó quen dần và quen rất nhanh. Đây là phiên tòa có tính đổi mới, đã số hóa các tài liệu giúp thuận tiện hơn cho những người tiến hành tố tụng, giảm bớt các khâu đi lại cung cấp tài liệu. Thậm chí khi ra tòa, thẩm phán và luật sư không cần thiết phải có hồ sơ trong tay. Đây là mô hình rất tốt rất hữu ích, nên phát huy và nhân rộng.”

Là một trong những đương sự đầu tiên tham dự phiên tòa số hóa, chị Lê Thị Phương Hồng H. cho biết, so với các phiên tòa chị từng tham dự trước đây, ở phiên tòa số hóa này thì các tài liệu chứng cứ đưa ra đều được chiếu lên màn hình, ai cũng thấy được hết. Điều này thể hiện tính chính xác, cụ thể, khách quan, minh bạch. Khi cần bổ sung hồ sơ chỉ cần gửi tài liệu PDF qua bên tòa án rất nhanh gọn, tiện lợi và giúp chị tiết kiệm thời gian, chi phí in ấn, đi lại rất nhiều.

Luật sư Nguyễn Hiền Hà – Giám đốc công ty Luật TNHH MTV Hiền Hà, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước

Luật sư Nguyễn Hiền Hà – Giám đốc công ty Luật TNHH MTV Hiền Hà, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước

Luật sư Nguyễn Hiền Hà – Giám đốc công ty Luật TNHH MTV Hiền Hà, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước, khi biết được thông tin có phiên tòa số hóa cũng đến để theo dõi. Ông nhận định sự đổi mới này là rất tốt, rất thuận lợi cho luật sư ở xa, không cần phải đến tòa xin sao lưu hồ sơ, hoặc ở nhà cũng có thể nộp hồ sơ, trích lục hồ sơ được. Tuy nhiên luật sư Nguyễn Hiền Hà cho rằng, các luật sư tham gia phiên tòa số hóa này thì phải nắm chắc hồ sơ, tài liệu vì nói tới đâu tài liệu hiện ra đến đó.

Tổ Số hóa TAND Quận 1- TP. HCM được thành lập từ tháng 11/2023. Mô hình số hóa bắt đầu được Tòa ứng dụng vào tháng 01/2024. Tòa đã chuẩn bị trong vòng 6 tháng với gần 3500 hồ sơ đã được số hóa. Dữ liệu lưu trữ hiện nay khoảng 05 TB (TeraByte – đơn vị tập tin). Các tài liệu được lưu theo chuẩn Việt Nam về chất lượng, luôn ở mức cao nhất.

Các nhân sự Tổ Số hóa TAND Quận 1 đang tích cực làm việc

Các nhân sự Tổ Số hóa TAND Quận 1 đang tích cực làm việc

Về những khó khăn khi triển khai mô hình này, bà Nguyễn Thị Phượng cho biết đó là vấn đề kinh phí, nhân sự chuyên ngành, cơ sở vật chất và tư duy của lãnh đạo. Hiện nay để vận hành mô hình thì tổ có 9 người, về lâu dài cần một nguồn lực rất lớn. Ngoài ra còn có vấn đề về pháp luật vì hiện nay nhiều vấn đề tố tụng vẫn chưa cho phép, chẳng hạn như việc tống đạt điện tử… Bên cạnh đó là sự nhận thức của bộ phận thẩm phán và thư ký trong việc tiếp cận số hóa. Thời gian tới TAND Quận 1 sẽ cố gắng hoàn thiện và tối ưu phần mềm để phục vụ người dân tốt hơn.

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.