Tố tụng hình sự: Tiến tới dân chủ, khách quan, minh bạch…

Hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương vẫn chủ yếu đi vào giải quyết các vụ án cụ thể; việc tùy tiện rút vụ án thuộc thẩm quyền tố tụng của cấp tỉnh, thậm chí của cấp huyện để giải quyết vẫn còn khá nhiều…

Hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương vẫn chủ yếu đi vào giải quyết các vụ án cụ thể; việc tùy tiện rút vụ án thuộc thẩm quyền tố tụng của cấp tỉnh, thậm chí của cấp huyện để giải quyết vẫn còn khá nhiều…

 Bởi vậy, sửa đổi BLTTHS sắp tới phải đáp ứng yêu cầu thiết kế lại hệ thống thẩm quyền tố tụng cho phù hợp với việc đổi mới hệ thống tổ chức các cơ quan này theo yêu cầu của Nghị quyết số 49-NQ/TW và Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để hạn chế căn bản tình trạng cơ quan tố tụng cấp trung ương rút án của cơ quan tố tụng cấp dưới lên giải quyết, phát huy vai trò trung tâm chỉ huy của cơ quan tố tụng cấp này trong toàn hệ thống.

Sa đà vào sự vụ nhỏ lẻ, chồng chéo thẩm quyền

Trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam, tư tưởng cải cách tư pháp nhằm phân định ngày càng hợp lý thẩm quyền giữa các cấp tố tụng đã bắt đầu được triển khai thực hiện từ cách đây nửa thế kỷ. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Tòa án cấp huyện chỉ có thẩm quyền xét xử những tội phạm mà pháp luật quy định mức hình phạt đến 2 năm tù.

Qua các giai đoạn phát triển, thẩm quyền của các cơ quan tư pháp cấp huyện từng bước được “nâng cấp” và tăng cường. Theo đó, tăng thẩm quyền thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự cho cơ quan tư pháp cấp huyện lên mức 5 năm tù (năm 1981), 7 năm tù (năm 1988) và từ năm 2003 đến nay là 15 năm tù.

Có thể thấy, cải cách tư pháp ở nước ta trong suốt mấy chục năm qua hướng tới mô hình tư pháp giao chủ yếu thẩm quyền giải quyết các vụ án cụ thể cho cấp huyện và cấp tỉnh đảm nhiệm; cơ quan tư pháp Trung ương tập trung vào công tác kiểm tra, đôn đốc, tổng kết thực tiễn và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.

Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết vụ án hình sự chưa đáp ứng yêu cầu nêu trên. Cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương vẫn chủ yếu đi vào giải quyết các vụ án cụ thể; việc rút vụ án thuộc thẩm quyền tố tụng của cấp tỉnh, thậm chí của cấp huyện để giải quyết vẫn còn khá nhiều.

Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể thẳng thắn thừa nhận, thực tế trên một mặt làm giảm sút vai trò của các cơ quan đầu não trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổng kết thực tiễn và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; mặt khác, tạo ra những xáo trộn không nhỏ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tố tụng, nhiều trường hợp cơ quan tố tụng cấp cao không thể theo vụ án đến cùng mà phải ủy quyền cho cấp dưới tiếp tục tiến hành tố tụng.

Cấp trên sai, cấp dưới “bó tay”

Nhiều ý kiến cho rằng, việc các cơ quan tố tụng trung ương tự ý rút vụ án lên điều tra, truy tố sau đó lại ủy quyền cho cấp dưới giữ quyền công tố tại tòa án như vậy khác nào “mang con bỏ chợ”, làm khó cho cấp dưới. Thực tế đã có nhiều vụ án, khi được ủy quyền tham gia xét xử, cơ quan tố tụng cấp dưới phát hiện vụ án do cơ quan điều tra cấp trên có dấu hiệu oan sai, nhưng lại không dám rút truy tố. Cũng vì không trực tiếp điều tra nên nhiều vụ án, thay vì phải phải có thái độ sòng phẳng, công tâm, nhìn thẳng vào sự thật để thừa nhận oan sai thì đằng này họ chỉ biết dừng lại, xin ý kiến cấp trên.

Lý giải thực tế trên, LS Đỗ Minh Thu (ĐLS Nam Định) cho rằng pháp luật tố tụng hình sự cho phép cơ quan tố tụng trung ương được rút những vụ án khó, phức tạp hoặc quá trình thực thi cấp dưới đã có vi phạm nghiêm trọng lên để giải quyết, nhằm đảm bảo khách quan minh bạch hơn.

Vậy nên, theo quy luật, nếu cấp dưới sai phạm thì cấp trên được quyền sửa, hủy chứ không có tình trạng ngược lại. Lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam chưa từng xảy ra trường hợp VKSND cấp huyện hoặc tỉnh được VKSNDTC ủy quyền tham gia phiên tòa mà dám rút quyết định truy tố của cấp trên, dù biết rõ mười mươi là thiếu căn cứ pháp luật.”- Luật sư Thu nhấn mạnh.  

“Nếu sai phạm là do cơ quan điều tra cấp huyện hoặc cấp tỉnh thực hiện thì người dân còn có “cửa” kêu oan lên cấp tối cao và còn có hy vọng được minh xét. Còn nếu đã là VKSNDTC điều tra hoặc truy tố thì coi như “vô phương kêu oan” chỉ vì cấp Tối cao không chịu thừa nhận họ làm oan, sai.”- Đồng quan điểm trên, LS Ngô Trung Kiên (ĐLS tỉnh Hà Giang) bức xúc phát biểu.

Ở góc độ khác, cũng vì cơ quan cấp cao mải sa đà vào những việc nhỏ lẻ có tính chất sự vụ nên có xao nhãng, ảnh hưởng đến chức năng kiểm tra, đôn đốc công tác của cấp dưới; hoặc khi cấp dưới có vướng mắc, cần xin ý kiến đường lối thì lại chậm nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết, ảnh hướng đến việc áp dụng thống nhất pháp luật.   

Phân định hợp lý thẩm quyền để tăng trách nhiệm, giảm oan sai

Nhằm tiếp tục thực hiện tư tưởng phân định hợp lý thẩm quyền giữa các cấp tố tụng, tăng cường hơn nữa sự độc lập của hệ thống tư pháp, một trong những chủ trương quan trọng được đề ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị đó là tổ chức hệ thống Tòa án, VKS theo thẩm quyền tố tụng, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, thực hiện mô hình Tòa án, VKS 4 cấp thay cho mô hình 3 cấp như hiện nay.

Cụ thể, hệ thống TAND gồm: TAND sơ thẩm khu vực, TAND cấp tỉnh, TAND cấp cao, TANDTC. Mô hình VKSND cũng được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án, gồm: VKSND khu vực, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp cao, VKSNDTC.

Hệ thống CQĐT trong Công an nhân dân cơ bản giữ nguyên mô hình tổ chức như hiện nay, gồm: CQĐT Công an cấp huyện, CQĐT  Công an cấp tỉnh và CQĐT thuộc Bộ Công an. Việc phân định thẩm quyền theo Nghị quyết 49 vừa khắc phục được tình trạng cơ quan tố tụng cấp trên tùy tiện rút án của cơ quan tố tụng cấp dưới lên để điều tra, truy tố, vừa khắc phục được tình trạng cơ quan tố tụng bị chi phối, ảnh hưởng bởi sự “chỉ đạo” của cơ quan hành chính, chính quyền trực thuộc. Đó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng để tiến tới một nền tố tụng hình sự dân chủ, khách quan, minh bạch.

Trần Nguyên  

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.