Tổ chức xét tuyển riêng thí sinh đặc cách tốt nghiệp THPT?

Hình minh hoạ.
Hình minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để thí sinh đặc cách có cơ hội ngang bằng với thí sinh khác trong xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm, Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) đề nghị các trường tổ chức xét tuyển riêng cho đối tượng này.

Chủ động phương án đảm bảo quyền lợi thí sinh

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh 2021 với các trường đại học phía Nam và 2 Đại học Quốc gia.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết công tác xét tuyển chung dựa trên kết quả của 2 đợt thi tốt nghiệp THPT đòi hỏi phải có kế hoạch và lịch tuyển sinh điều chỉnh. Các trường vừa đảm bảo quyền lợi thí sinh, vừa không quá muộn, ảnh hưởng tới kế hoạch tổ chức tuyển sinh, nhập học, kế hoạch năm học mới của cơ sở đào tạo.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 sẽ diễn ra trong các ngày 6-7/8. Theo số liệu thống kê, có khoảng hơn 26.000 thí sinh chưa dự thi tốt nghiệp THPT đợt 1, trong khi đó, một số địa phương không thể tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2.

Hiện dự kiến sẽ có khoảng 10.000 thí sinh đặc cách, chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Trong số đó, bên cạnh những em xét tuyển bằng các phương thức khác, còn nhiều em chưa có căn cứ điểm để xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm.

Thứ trường Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: “Số lượng thí sinh đặc cách có nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm có thể lên tới hàng chục ngàn. Dù chỉ là 10 em hay 20 em, chúng ta cũng phải có phương án chủ động để đảm bảo quyền lợi cho các em”.

Thứ trưởng đề nghị các trường phát huy tự chủ trong tuyển sinh, nhưng cần có phương án chung trên toàn hệ thống, có thể dựa trên kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực do 2 Đại học Quốc gia tổ chức, hoặc dựa trên xét tuyển học bạ.

Về chỉ tiêu tuyển sinh, các trường để lại chỉ tiêu sao cho công bằng, vừa đảm bảo quyền lợi cho thí sinh đặc cách vừa đảm bảo công bằng cho thí sinh tham gia xét tuyển chung tới đây. Đặc biệt, phải tính toán phù hợp với tỷ lệ thí sinh đặc cách và vùng tuyển chủ yếu của các cơ sở giáo dục đại học.

Những đề xuất về phương thức và chỉ tiêu xét tuyển

Báo cáo tại hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Phạm Như Nghệ cho biết, năm 2020, Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh lịch tuyển sinh để xét tuyển chung 1 đợt sau 2 đợt thi tốt nghiệp THPT, tạo điều kiện thuận lợi và được các trường đại học ủng hộ. Năm nay, Vụ Giáo dục Đại học tiếp tục tham mưu lãnh đạo Bộ, điều chỉnh lịch tuyển sinh và xét tuyển chung 1 đợt sau khi thi tốt nghiệp THPT đợt 2.

Nhằm tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho thí sinh đặc cách có thể được xét tuyển vào đại học, Cao đẳng sư phạm, Bộ đã có văn bản và trao đổi trực tiếp, đề nghị hai Đại học Quốc gia tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực cho các đối tượng này. Các cơ sở có thể căn cứ vào kết quả thi đánh giá năng lực, học bạ hoặc phương thức khác để xét tuyển, đảm bảo công bằng, khách quan. Phương thức xét tuyển hoàn toàn do các cơ sở giáo dục đại học quyết định và chịu trách nhiệm giải trình.

Về chỉ tiêu tuyển sinh, các trường phải xác định các vùng tuyển chủ yếu của mình, từ đó, để dành lại số chỉ tiêu đã xác định trong năm 2021, cho từng ngành, từng chương trình đào tạo. Số chỉ tiêu để lại dự kiến tối thiểu phải tương đương với tỷ lệ thí sinh đặc cách trên tổng số thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng sư phạm, phù hợp với đặc điểm ngành đào tạo và yêu cầu của cơ sở đào tạo.

Sau đợt 2 thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT sẽ công khai những thông tin về số thí sinh ở các địa phương, các vùng, làm căn cứ cho các trường tính toán, để lại chỉ tiêu phù hợp.

Đối với những ngành có nhu cầu lớn, điểm chuẩn cao, Vụ Giáo dục Đại học tham mưu lãnh đạo Bộ cho phép các trường có thể tuyển đủ chỉ tiêu đã xác định.

Sau khi đã tuyển đủ, các trường được bổ sung chỉ tiêu cho những ngành này, tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ thí sinh đặc cách trên tổng số sinh viên có nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm thuộc khu vực xét tuyển chủ yếu của trường đã xác định. Đề xuất này nhằm đảm bảo công bằng, không làm mất đi cơ hội của thí sinh đã dự thi tốt nghiệp THPT và tham gia xét tuyển. Đồng thời, tạo điều kiện cho thí sinh đặc cách tham gia xét tuyển.

Riêng đối với các cơ sở thuộc khối an ninh, quốc phòng, theo Nghị định 99, việc xác định chỉ tiêu vừa đáp ứng quy định của Bộ GD&ĐT vừa tuân thủ quy định riêng của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Dự kiến, hai Bộ này sẽ trực tiếp xác định chỉ tiêu và thông báo cho các trường trong khối an ninh, quốc phòng.

Về chỉ tiêu sư phạm, theo quy định của Luật, Bộ GD&ĐT đã xác định và thông báo chỉ tiêu đào tạo chính quy cho các trường. Phương án dự kiến là các trường được phép tuyển đủ chỉ tiêu theo quy định ngay trong đợt xét tuyển chung tới đây. Sau đó, nếu có thí sinh diện đặc cách đăng ký dự tuyển vào các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, căn cứ báo cáo, Bộ GD&ĐT sẽ bổ sung chỉ tiêu, đáp ứng nhu cầu của các trường.

Để thí sinh đặc cách có cơ hội ngang bằng với thí sinh khác trong xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm, Vụ Giáo dục Đại học đề nghị các trường tổ chức xét tuyển riêng cho đối tượng này. Việc xét tuyển phải được thực hiện các bước theo đúng quy định. Trong trường hợp các đợt xét tuyển có cùng phương thức xét tuyển, cùng tiêu chí xét tuyển thì điều kiện trúng tuyển vào trường là phải như nhau.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...