Tổ chức lại sản xuất, ngành hàng… để gỡ ùn ứ trong xuất khẩu nông sản

Sau Tết Nguyên đán, hàng hóa nông sản tại cửa khẩu lại ùn tắc.
Sau Tết Nguyên đán, hàng hóa nông sản tại cửa khẩu lại ùn tắc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong rằng các hiệp hội ngành hàng giúp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại ngành hàng, tổ chức lại thị trường vì đây là giải pháp căn cơ để xuất khẩu nông sản chính ngạch

Tại tọa đàm trực tuyến “Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ?” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 4/3, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Phan Văn Chinh cho hay, tình trạng ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu lần này có điểm khác so với trước đây là Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero COVID”.

Từ khi xảy ra vấn đề này, liên bộ ngành đã đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ, những giải pháp này đều xuất phát từ thực tiễn. Có thể thấy việc thông quan chưa triệt để nhưng những nỗ lực này cũng đã có hiệu quả, cụ thể, từ ngày 25/1 đến nay, với những nỗ lực ngoại giao và việc điều tiết trong nước đã có 15 nghìn xe thông quan. Trước đây chỉ 7/13 cửa khẩu mở và thông quan hạn chế nhưng đến nay đã mở 13/13 cửa khẩu.

Thông tin về tình hình hàng hóa ở cửa khẩu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà cho biết, đến sáng 4/3, lượng xe đang chờ xuất khẩu tại các cửa khẩu của tỉnh là 1.400 xe, trong đó có 800 xe chở nông sản. Dự kiến từ 15/3 đến 20/4, lượng xe hoa quả nông sản qua cửa khẩu Lạng Sơn sẽ lên tới 2.000 xe và vẫn tiếp tục tăng khi nông sản đang vào chính vụ. UBND tỉnh đã và đang cố gắng trao đổi hàng ngày, hàng giờ với các cơ quan chức năng của phía bạn để đảm bảo quy trình thông quan, đặc biệt đối với hàng nông sản đang vào chính vụ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà mong các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), các cơ quan, các địa phương thúc đẩy các kênh tiêu thụ nội địa đặc biệt trong thời gian hiện nay, đẩy mạnh chế biến cũng như mở lại, khôi phục lại một số hoạt động xuất khẩu nông sản để giảm tải áp lực xuất khẩu tại các cửa khẩu Lạng Sơn, tránh thiệt hại kinh tế cho người dân, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tiêu chí, điều kiện về y tế với người cũng như phương tiện hàng hóa của chúng ta và phía bạn còn quy định khác nhau, chưa thống nhất, gây khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu suất thông quan nên bà Hà lo ngại, tình trạng ùn tắc sẽ tiếp diễn trong thời gian tới.

Không phủ nhận trao đổi mậu dịch tiểu ngạch góp phần thúc đẩy nông nghiệp thời gian qua và đến giờ lợi ích đó còn nên doanh nghiệp sẽ vẫn duy trì, nhưng Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cũng chỉ ra, thời gian qua người xuất khẩu cũng gặp nhiều rủi ro khi mang hàng sang bên kia bên giới mới tính đến bán hàng.

Trước tình hình trên, ông nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, việc thiết lập vùng xanh để làm hài hòa nhu cầu phòng, chống dịch cũng như các yêu cầu trong thông quan hàng hóa rất quan trọng để hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như người dân trong hoạt động xuất khẩu. Về lâu dài, doanh nghiệp cần tổ chức chặt chẽ, bảo đảm chất lượng, uy tín mới ký hợp đồng cung ứng đều đặn, hướng tới làm ăn lớn hơn.

Đồng tình, Cục trưởng Phan Văn Chinh cho rằng lập các khu trung chuyển cho khách hàng Trung Quốc xem hàng (nếu cần), sau đó giao hàng. Các điểm trung chuyển không chỉ làm thủ tục hải quan, mà có thể tập trung cả tuyển chọn phân loại đóng gói theo tiêu chuẩn của bạn…

Cách làm như hiện nay đưa hàng sang tuyển chọn phân loại, hàng tốt lấy, không đạt trả về thì tốn kém, mất chủ động giao hàng. Nên cần có các khu trung chuyển đa năng là giải pháp hỗ trợ xử lý được tồn tại hiện nay”, ông Chinh đề nghị.

Phân tích nguyên nhân ùn ứ hàng hóa nông sản ở các cửa khẩu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nêu quan điểm, đây là dịp cả Bộ NN&PTNT với trách nhiệm quản lý nhà nước ngành nông sản, Bộ Công Thương và Hiệp hội ngành hàng rau củ quả cùng ngồi lại để giải mã, đặt từng câu hỏi, đưa ra giải pháp và tiến độ theo yêu cầu Thủ tướng là chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch.

Các đại biểu dự tọa đàm.

Các đại biểu dự tọa đàm.

Đồng thời phải có tiến độ rõ ràng, hành động nhất quán từ cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương và có sự tham gia của các Hiệp hội ngành hàng cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản qua thị trường Trung Quốc.

Trong đó, theo Bộ trưởng, vai trò của hiệp hội ngành hàng vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường, bởi Nhà nước không thể điều chỉnh nông dân sản xuất gì mà vai trò của hiệp hội, ngành hàng thông qua các thành viên của mình là những người dẫn dắt trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, cơ cấu lại thị trường.

Tôi mong rằng các Hiệp hội ngành hàng giúp cho Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại ngành hàng, tổ chức lại thị trường. Đây là giải pháp căn cơ và phải chấp nhận làm lại gần như là từ đầu về một hệ sinh thái, một chuỗi ngành hàng”, Bộ trưởng gửi gắm.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, mỗi sự thay đổi đều không đơn giản và đều phải có lộ trình nhưng nếu chúng ta không khởi hành thì sẽ không có kết thúc. Quan trọng nhất là phải tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại hệ sinh ngành hàng, để đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa từng loại thị trường như thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…, thị trường trong nước vì đến một ngày nào đó, thị trường trong nước, người tiêu dùng trong nước sẽ không còn dễ tính nữa.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.

Có nên đi đổ đầy bình xăng trong hôm nay?

Ảnh minh hoạ.

(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (9/1), giá xăng trong nước được dự báo tăng nhẹ từ 0,7-2,7% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Siêu thị đồng loạt tung khuyến mại hút khách sắm Tết sớm

Nhiều siêu thị đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mãi. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Không khí mua sắm hàng hóa Tết đang dần “nóng” lên. Tại hầu hết các siêu thị, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu dịp Tết được trưng bày tại các vị trí bắt mắt. Đồng thời, hàng loạt siêu thị đã tung ra các chương trình khuyến mại nhằm hút khách sắm Tết sớm.

Ngày mai, giá xăng có thể tăng

Ảnh minh họa
Trong kỳ điều hành ngày mai (2/1), giá xăng trong nước được dự báo tăng nhẹ từ 0,3-0,5% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Giá xăng trong nước ngày mai ra sao?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (19/12), giá xăng trong nước được dự báo tăng 1,8%, trong khi giá dầu có thể tăng 1,5-2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Vĩnh Phúc: Đưa hàng Việt chiếm lĩnh thị trường

Sản phẩm hàng Việt được bày bán tại siêu thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) - Những mặt hàng “Made in Vietnam” ngày càng chiếm ưu thế tại hệ thống siêu thị, hay trong các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó có được là nhờ việc triển khai sâu rộng Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

35 quốc gia sẽ tham dự triển lãm về ngành rau, hoa, quả

Giới thiệu các loại rau, hoa, quả tại các kỳ triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả. (Ảnh: Hương Thảo)
(PLVN) - Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025) sẽ trở lại từ ngày 12-14/3/2025 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Sự kiện dự kiến quy tụ hơn 400 nhà trưng bày từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng hơn 15.000 lượt khách tham quan thương mại.