Tổ chức lại hệ thống khám, chữa bệnh thành 3 cấp chuyên môn

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày Tờ trình dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Ảnh: TTXVN
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày Tờ trình dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Đây là một trong những điểm mới được quy định trong dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (KCB) (sửa đổi) được trình ra Quốc hội ngày 25/5.

Trình bày Tờ trình dự án Luật tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, việc xây dựng Dự án KCB (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của công tác quản lý nhà nước về hoạt động KCB.

Về đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện cho hoạt động KCB, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, về hệ thống cơ sở KCB, bên cạnh việc tiếp tục duy trì hệ thống các cơ sở KCB của cả nhà nước và tư nhân như hiện nay, dự thảo Luật đã bổ sung quy định chia hệ thống KCB này thành 3 cấp chăm sóc, bao gồm: cấp KCB bệnh ban đầu thực hiện nhiệm vụ KCB ngoại trú, chăm sóc sức khỏe ban đầu; cấp KCB cơ bản thực hiện nhiệm vụ KCB ngoại trú, nội trú tổng quát; đào tạo thực hành tổng quát; và cấp KCB chuyên sâu thực hiện nhiệm vụ KCB ngoại trú, nội trú chuyên sâu; đào tạo thực hành chuyên sâu.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của QH Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội thấy rằng, việc tổ chức lại hệ thống KCB thành 3 cấp chuyên môn kỹ thuật như trên là cần thiết.

Tuy nhiên, Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan soạn thảo xác định rõ việc phân cấp này được thực hiện theo chuyên môn kỹ thuật hay phân loại hệ thống tổ chức; quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của mỗi cấp, cách thức kết nối của các cấp và mối quan hệ giữa hạng cơ sở KCB với các cấp cơ sở KCB trong chuỗi cung ứng dịch vụ KCB cũng như lộ trình, việc chuẩn bị cho việc tổ chức lại hệ thống.

Về quy định bảo đảm an ninh trật tự cho cơ sở KCB và an toàn cho nhân viên y tế, Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với quy định này, tuy nhiên cần cân nhắc việc cho phép cơ sở KCB được áp dụng các biện pháp ngăn chặn khẩn cấp như “Tước phương tiện, công cụ, vật dụng sử dụng để gây mất an ninh trật tự”, “Tạm giữ người có hành vi gây mất an ninh trật tự”, “trục xuất”, “phong tỏa”.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.