QTV - Từ năm 1998 đến nay, đã có hơn 10 vụ tai nạn tại các khu vực khai thác than ở Quảng Ninh làm thiệt hại lớn về người và của. Vụ việc giải cứu hơn 30 thợ mỏ ở Chilê hôm 14-10 không những mang lại niềm vui lớn cho những người bản xứ mà còn là kinh nghiệm đáng học tập cho Việt Nam.
Những vụ sụt lún hầm lò, nổ khí mê tan, bục túi nước tại các mỏ than ở Quảng Ninh luôn xảy ra từ năm 1998 đến nay đã cướp đi sinh mạng của hàng chục công nhân. Trong đó, nghiêm trọng nhất là vụ nổ tại Công ty than Mạo Khê (năm 1999) khiến 19 công nhân thiệt mạng. Mới đây nhất, sự cố nổ hầm lò ở Công ty than Khe Chàm vào tháng 12 - 2008 đã gây thiệt hại về vật chất lên tới hơn 2 tỉ đồng, làm 9 người chết và 24 người bị thương. Sau mỗi lần xảy ra tai nạn, các nhà quản lý trong ngành lại cùng ngồi lại rút kinh nghiệm. Thực tế cho thấy, sau mỗi lần ngành than rút kinh nghiệm, số vụ tai nạn nghiêm trọng do sập, lở hầm lò có giảm đi nhưng số người chết do tai nạn nghề nghiệp vẫn là con số đáng cảnh báo.
Có thể nói, vụ giải cứu những công nhân tại mỏ San Jone ở Chilê vừa qua là một trong những điều kỳ diệu nhất, mà như lời của Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) Vũ Mạnh Hùng tại buổi họp báo thường kỳ của ngành (20-10): “Thật đáng để thế giới học tập”. “Sắp tới, Vinacomin sẽ cử đoàn cán bộ ngành sang Chilê để tìm hiểu và tiếp thu các kinh nghiệm về kỹ thuật, phương pháp tổ chức từ nước bạn”.
Theo Phó tổng giám đốc Vinacomin, kết cấu của mỏ than và mỏ khai thác vàng, sắt, đồng... không hoàn toàn giống nhau do mỏ than ở nước ta chủ yếu được khai thác lộ thiên hoặc khai thác âm có độ sâu từ 200m - 250m, trong khi các mỏ khai thác vàng có độ sâu từ 700m tới 1.000m. Do đó, công nghệ cũng có sự khác nhau. Đối với các mỏ khai thác quặng đồng, vàng, những khoáng sản này nằm thành từng khối trong lòng đất nên khi nổ mìn khai thác, sẽ không gây ra sự rạn nứt của các lớp kết nối trong lòng đất, điều này ngược lại hoàn toàn với khai thác than, vì than lại nằm theo từng lớp, do vậy, khi nổ mìn, sẽ làm rạn nứt sự kết nối giữa các lớp đất, đá trong lòng trái đất. Và đương nhiên, người công nhân ngành than sẽ gặp nhiều khó khăn hơn công nhân khai thác quặng vàng.
Ông Vũ Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Phụ trách an toàn của Vinacomin cũng cho rằng, hiện tại TKV có mỏ khai thác than sâu nhất là ở Khe Chàm (Quảng Ninh) với mức -225 m còn tại mỏ Hà Lầm là - 300 m, nhưng thực tế mới chỉ đào tới độ sâu kể trên chứ chưa thực sự bắt tay vào khai thác than. Đối với mỏ than, nếu bị sự cố là chỉ trong thời gian ngắn nước sẽ tràn đầy, rất khó khắc phục.
Thực tế cho thấy, công tác đầu tư khoa học kỹ thuật trong khai thác để giảm thiểu tai nạn của ngành than thời gian qua đã được đẩy mạnh rất nhiều. Hiện TKV cũng đã đặt mua 2 xe cứu hộ đa năng, được trang bị đẩy đủ các thiết bị hiện đại, mỗi xe trị giá hơn 20 tỷ đồng. Tất cả các mỏ hầm lò của TKV đều được lắp thiết bị tự động cảnh báo khí mê tan. Thời gian tới, Vinacomin cũng sẽ quyết định đầu tư cho Trung tâm Cấp cứu mỏ những thiết bị hiện đại và đưa ra những kịch bản giải cứu khác nhau để kịp thời xử lý khi có biến cố xảy ra.
Theo Đại đoàn kết
Những vụ sụt lún hầm lò, nổ khí mê tan, bục túi nước tại các mỏ than ở Quảng Ninh luôn xảy ra từ năm 1998 đến nay đã cướp đi sinh mạng của hàng chục công nhân. Trong đó, nghiêm trọng nhất là vụ nổ tại Công ty than Mạo Khê (năm 1999) khiến 19 công nhân thiệt mạng. Mới đây nhất, sự cố nổ hầm lò ở Công ty than Khe Chàm vào tháng 12 - 2008 đã gây thiệt hại về vật chất lên tới hơn 2 tỉ đồng, làm 9 người chết và 24 người bị thương. Sau mỗi lần xảy ra tai nạn, các nhà quản lý trong ngành lại cùng ngồi lại rút kinh nghiệm. Thực tế cho thấy, sau mỗi lần ngành than rút kinh nghiệm, số vụ tai nạn nghiêm trọng do sập, lở hầm lò có giảm đi nhưng số người chết do tai nạn nghề nghiệp vẫn là con số đáng cảnh báo.
Có thể nói, vụ giải cứu những công nhân tại mỏ San Jone ở Chilê vừa qua là một trong những điều kỳ diệu nhất, mà như lời của Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) Vũ Mạnh Hùng tại buổi họp báo thường kỳ của ngành (20-10): “Thật đáng để thế giới học tập”. “Sắp tới, Vinacomin sẽ cử đoàn cán bộ ngành sang Chilê để tìm hiểu và tiếp thu các kinh nghiệm về kỹ thuật, phương pháp tổ chức từ nước bạn”.
Theo Phó tổng giám đốc Vinacomin, kết cấu của mỏ than và mỏ khai thác vàng, sắt, đồng... không hoàn toàn giống nhau do mỏ than ở nước ta chủ yếu được khai thác lộ thiên hoặc khai thác âm có độ sâu từ 200m - 250m, trong khi các mỏ khai thác vàng có độ sâu từ 700m tới 1.000m. Do đó, công nghệ cũng có sự khác nhau. Đối với các mỏ khai thác quặng đồng, vàng, những khoáng sản này nằm thành từng khối trong lòng đất nên khi nổ mìn khai thác, sẽ không gây ra sự rạn nứt của các lớp kết nối trong lòng đất, điều này ngược lại hoàn toàn với khai thác than, vì than lại nằm theo từng lớp, do vậy, khi nổ mìn, sẽ làm rạn nứt sự kết nối giữa các lớp đất, đá trong lòng trái đất. Và đương nhiên, người công nhân ngành than sẽ gặp nhiều khó khăn hơn công nhân khai thác quặng vàng.
Ông Vũ Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Phụ trách an toàn của Vinacomin cũng cho rằng, hiện tại TKV có mỏ khai thác than sâu nhất là ở Khe Chàm (Quảng Ninh) với mức -225 m còn tại mỏ Hà Lầm là - 300 m, nhưng thực tế mới chỉ đào tới độ sâu kể trên chứ chưa thực sự bắt tay vào khai thác than. Đối với mỏ than, nếu bị sự cố là chỉ trong thời gian ngắn nước sẽ tràn đầy, rất khó khắc phục.
Thực tế cho thấy, công tác đầu tư khoa học kỹ thuật trong khai thác để giảm thiểu tai nạn của ngành than thời gian qua đã được đẩy mạnh rất nhiều. Hiện TKV cũng đã đặt mua 2 xe cứu hộ đa năng, được trang bị đẩy đủ các thiết bị hiện đại, mỗi xe trị giá hơn 20 tỷ đồng. Tất cả các mỏ hầm lò của TKV đều được lắp thiết bị tự động cảnh báo khí mê tan. Thời gian tới, Vinacomin cũng sẽ quyết định đầu tư cho Trung tâm Cấp cứu mỏ những thiết bị hiện đại và đưa ra những kịch bản giải cứu khác nhau để kịp thời xử lý khi có biến cố xảy ra.
Theo Đại đoàn kết