Tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở người từng nhiễm bệnh kéo dài ít nhất 2 tháng

Các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19.
Các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -   Một số nghiên cứu cho thấy khi nhiễm SARS-CoV-2, ngay cả bệnh nhẹ, cũng có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch kéo dài. Các kháng thể tự động được kích hoạt sau khi nhiễm COVID-19 và tồn tại theo thời gian...

Theo Bộ Y tế, đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trong số ca mắc mới thì nhóm chưa tiêm vaccine tăng nhiều hơn so với những người đã tiêm, nhất là nhóm trẻ dưới 12 tuổi (trong tháng 1 chiếm 18,4% số ca mắc, tháng 2 là 24,3%). Đặc biệt, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây ở nhiều tỉnh, thành phố, nhất là Hà Nội và TP HCM. Biến thể Omicron đang thay thế dần biến thể Delta.

Hậu COVID-19 người bệnh có thể gặp các triệu chứng về tâm thần kinh

Tại Hà Nội số ca mắc COVID-19 cũng tăng nhanh, có những trường hợp có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, tuy nhiên rất nhiều người gặp các vấn đề về sức khỏe sau mắc COVID-19. Chia sẻ thêm về những triệu chứng hậu COVID-19 mà người bệnh có thể mắc, Bác sĩ Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội cho biết.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition). Theo đó, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng nay có thể khiến sức khoẻ người bệnh bị suy giảm trọng kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội.

Hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thể chất và có thể gây ra những hậu quả đáng kể cho bản thân, gia đình và cho xã hội. Một số triệu chứng hậu COVID hay gặp như khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, rối loạn nội tiết, bị huyết khối… Có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban kéo dài …

Đồng thời theo bác sĩ Hiền, hậu COVID-19 người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng về tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung.

Người có bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là hô hấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phế quản mạn… khi COVID-19 xảy ra trên nền bệnh đó có thể khiến bệnh nền trở nên nặng hơn.

“Ngay cả khi mắc COVID-19 nhẹ, người nhiễm COVID-19 vẫn có nguy cơ bị di chứng sau đó và hậu COVID có thể xảy ra ở bất kỳ biến chủng virus nào. Một số nghiên cứu cho thấy khi nhiễm virus corona SARS-CoV-2, ngay cả bệnh nhẹ, cũng có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch kéo dài. Các kháng thể tự động được kích hoạt sau khi nhiễm COVID-19 và tồn tại theo thời gian, do đó lý giải ngay cả người mắc bệnh nhẹ cũng gặp phải các di chứng hậu COVID-19”, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhấn mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội.

Bác sĩ Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội.

Những người có triệu chứng này cần đi khám hậu COVID-19

Bác sĩ Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cũng nhấn mạnh, một số triệu chứng cần lưu tâm để người bệnh cần đi khám hậu COVID-19 như ho khan kéo dài, ho khạc đờm kéo dài, hụt hơi, khó thở, đau tức ngực, cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh loạn nhịp kéo dài , buồn nôn, nôn, đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa kéo dài; về sức khỏe tâm thần có thể thấy mệt mỏi kéo dài, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, lo lắng, giảm tập trung, rối loạn cảm xúc; biểu hiện về thần kinh gồm đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ (sương mù não)…

Hiện nay Bệnh viện Tim Hà Nội đã thiết kế các phòng khám hậu COVID-19 có đầy đủ các trang thiết bị, không gian thoáng mát và thân thiện, đảm bảo 5K, đặc biệt có đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II và các chuyên gia đầu ngành về Nội – Tim mạch, hồi sức cấp cứu, các chuyên gia về hô hấp, dinh dưỡng, tâm lý, phục hồi chức năng sẽ thăm khám, đưa ra chẩn đoán chính xác dựa trên những xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu tùy vào triệu chứng, lứa tuổi và bệnh nền của người bệnh, từ đó đưa ra chiến lược điều trị và tư vấn cho người bệnh để phục hồi tốt nhất về thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, khắc phục hết những di chứng nguy hiểm hậu covid nhất là những biến chứng về tim mạch: rối loạn nhịp, viêm cơ tim, tắc mạch, nhồi máu phổi …

Quý người bệnh có thể đến trực tiếp, hoặc liên hệ bằng cách gọi điện trước để đặt lịch khám, chọn bác sĩ khám cho mình theo các số điện thoại của tư vấn viên, hoặc đặt lịch trên trang website, fanpage của bệnh viện.

Bệnh nhân cần được thăm khám và đánh giá về mức độ, đồng thời cần loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác, trước khi kết luận thuộc hội chứng hậu COVID.

Tuy nhiều người gặp phải hội chứng hậu COVID-19, nhưng không có nghĩa là tất cả những người mắc COVID-19 đều đi khám hậu COVID-19. Những người phải có triệu chứng của hậu COVID-19 như tôi đã trình bày ở trên thì mới đi khám. Những nhóm có nguy cơ cao như: nhóm F0 nằm viện, có viêm phổi, điều trị hồi sức tích cực thì sau khi ra viện, bác sĩ sẽ hẹn tái khám định kỳ. Còn nhóm F0 nhẹ, không phải nhập viện thì chỉ đi tái khám khi có triệu chứng hậu COVID-19.

“Chúng ta lạc quan nhưng không chủ quan, khi khỏi nhiễm covid 19 vẫn cần chăm sóc sức khỏe! Sau khi nhiễm COVID-19 đã khỏi, người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe toàn diện cả về thể chất và tinh thần, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng đầy đủ, chăm sóc tinh thần, giấc ngủ. Các bác có thể tập thở nếu có cảm giác khó thở, hụt hơi và phải tập thở đúng cách lúc nào cũng rất tốt”, ông Hiền nhấn mạnh.

Tại phòng khám hậu COVID-19 của bệnh viện, các chuyên gia phục hồi chức năng của bệnh viện Tim Hà Nội hướng dẫn chi tiết cho người bệnh cách tập thở, cách thải đờm đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện.

Ngoài ra cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày tùy theo khả năng của cơ thể mình và lắng nghe cảm nhận của cơ thể, tránh gắng sức quá: có thể đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh.

Theo bác sĩ Hiền, “Một điều không thể thiếu là cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: nếu mệt và có cảm giác chán ăn ta nên chia bữa ăn thành nhiều bữa mỗi ngày, đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn, nên ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, uống thêm nước ép trái cây, uống sữa, ăn chuối chín để bổ sung Kali, bổ sung các loại vi chất, có thể ăn các loại thực phẩm có nhiều vi chất như cá, tôm, cua, hào, nghêu sò…

Cuối cùng, chúng ta cần chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bệnh nhân được ngủ đủ giấc, nghe nhạc, thư giãn và trao đổi thông tin tích cực để cuộc sống trở lại bình thường”.

Bệnh viện Tim Hà Nội đã chính thức triển khai phòng khám hậu COVID từ đầu tháng 3 ( 08/03/2022) tại cả 2 cơ sở: Cơ sở 1: Khoa Khám Bệnh Tự Nguyện – Bệnh Viện Tim Hà Nội, số 92 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm Hà Nội, Đặt lịch khám trong giờ hành chính : 024.39420046 - 024.39427791). Cơ sở 2: Khoa Khám Bệnh – 103 đường Võ Chí Công – Tây Hồ - Hà Nội ( đặt lịch khám trong giờ hành chính : 096479223302439427791).

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.