Tính toán phương án chuẩn bị Oxy y tế sẵn sàng phục vụ bệnh nhân COVID-19

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là nội dung trong văn bản mới nhất của Bộ Y tế gửi các đơn vị thuộc Bộ Y tế để chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung ứng và tiếp nhận sử dụng, không để thiếu Oxy cho phục vụ điều trị COVID-19...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chuẩn bị đầy đủ các phương án phòng chống dịch COVID-19 trong bối cảnh có chiều hướng lan rộng, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bộ Y tế đang khẩn trương chỉ đạo và chuẩn bị các phương án về cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị y tế để sẵn sàng, tăng cường đảm bảo công tác hậu cần, không để xảy ra tình trạng khan hiếm vật tư, thiết bị y tế và đặc biệt là Oxy y tế.

Theo đó, ngày 17/7/2021, Bộ Y tế đã họp trực tuyến với các đơn vị sản xuất Oxy y tế trên cả nước để đôn đốc, thống nhất việc tổ chức triển khai, tăng cường sản xuất, đảm bảo nguồn cung ứng.

Hiện tại, nguồn sản xuất, cung cấp Oxy y tế đủ để đáp ứng nhu cầu trong cả nước, tuy nhiên công tác đảm bảo cung ứng, vận chuyển kịp thời khi nhu cầu điều trị tăng cao và năng lực tiếp nhận đưa vào sử dụng và dự trữ sẵn sàng Oxy y tế tại từng Bệnh viện, cơ sở y tế cần phải được quan tâm chuẩn bị.

Trước tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp, thực hiện nguyên tắc “4 tại chỗ” của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung ứng và tiếp nhận sử dụng, không để thiếu Oxy, khí y tế phục vụ điều trị, phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đề nghị:

Các bệnh viện khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 trong cả nước, đặc biệt các bệnh viện khu vực TP Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam và các tỉnh đang có dịch bùng phát cần khẩn trương rà soát, đảm bảo sẵn sàng các phương án, điều kiện đảm bảo cung ứng, tiếp nhận sử dụng Oxy y tế tại đơn vị, đáp ứng yêu cầu chuyên môn phục vụ phòng chống dịch COVID-19.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các Bệnh viện, cơ sở điều trị y tế (cơ sở y tế) trên địa bàn: Củng cố hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh để bảo đảm công tác cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 theo hướng dẫn tại Văn bản số 5741/BYT-KCB ngày 19/7/2021 của Bộ Y tế;

Phân công đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc chuẩn bị, sẵn sàng cung ứng và sử dụng Oxy y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo không để thiếu Oxy y tế phục vụ điều trị người bệnh COVID-19 khi dịch bùng phát.

Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động rà soát, kiểm tra, bảo dưỡng chuẩn bị sẵn sàng các nguồn cung ứng và phương án sử dụng Oxy, khí y tế phục vụ điều trị căn cứ theo yêu cầu, thời điểm tại đơn vị, trong đó cần lưu ý: Hệ thống Oxy lỏng, các đường cấp khí, van giảm áp, đầu giắc nối đến giường bệnh, mask, dây thở…;

Tính toán phương án chuẩn bị cơ số chai Oxy y tế để sẵn sàng phục vụ bệnh nhân COVID-19, khi có nhu cầu tăng cao nhất là đối với các đơn vị không có Hệ thống Ô xy, khí y tế trung tâm; Chủ động liên hệ với các nhà sản xuất, cung cấp Oxy trong phạm vi khu vực (theo danh sách kèm theo) để lên phương án, cam kết đảm bảo nguồn cung ứng không để giản đoạn, thiếu Oxy y tế;

Nghiên cứu bổ sung hoặc lắp đặt mới hệ thống nạp chai Oxy để sẵn sàng phục vụ cho các cơ sở y tế, khu vực điều trị không có Oxy lỏng, đường dẫn khí Oxy y tế; Tăng cường đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong sản xuất, vận chuyển, cung ứng, sử dụng Oxy y tế nói chung và trong phòng chống dịch COVID-19 nói riêng.

Ngoài ra, Bộ Y tế đề nghị mỗi Sở Y tế, Bệnh viện trực thuộc Trung ương cử 01 nhân viên đầu mối có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) để thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin về công tác hậu cần, vật tư, thiết bị và Oxy y tế, chủ động báo cáo về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để kịp thời có hướng dẫn, hỗ trợ tháo gỡ, thông tin gửi về Bộ Y tế trước ngày 25/7/2021 để tổng hợp.

Đồng thời, đề nghị các đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện và báo cáo phương án, tình hình chuẩn bị về Ô xy, khí y tế phối hợp với Bộ Y tế để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.