Tình quân dân nơi biên cương Tổ quốc

 Bảy mươi tư cây số đường rừng, vượt muôn vàn dốc cao lởm chởm, xe chúng tôi như trườn qua từng vách núi dựng đứng, bên dưới là vực sâu hun hút, chỉ cần một sơ sảy nhỏ thì mọi nguy hiểm đều có thể xẩy ra. Thế mới biết các chiến sĩ Đồn biên phòng 531 Bộ đội biên phòng (BĐBP) Nghệ An đã phải vất vả như thế nào để đến đây, bám trụ cùng đồng bào làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng mà Tổ quốc giao phó.

Cách Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An hơn 300km, nhưng bắt đầu từ thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn) con đường dẫn chúng tôi đến Keng Đu mới thực sự nhiều thử thách…

Bảy mươi tư cây số đường rừng, vượt muôn vàn dốc cao lởm chởm, xe chúng tôi như trườn qua từng vách núi dựng đứng, bên dưới là vực sâu hun hút, chỉ cần một sơ sảy nhỏ thì mọi nguy hiểm đều có thể xẩy ra. Thế mới biết các chiến sĩ Đồn biên phòng 531 Bộ đội biên phòng (BĐBP) Nghệ An đã phải vất vả như thế nào để đến đây, bám trụ cùng đồng bào làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng mà Tổ quốc giao phó.

Tiếp chuyện chúng tôi, Trung tá Nguyễn Thế Thành - Đồn trưởng cho biết: Trước đây, khi đường vào xã chưa mở, để đến được với bà con dân bản nơi đây các chiến sĩ biên phòng đã phải vượt hơn hai ngày đi bộ. Nay có đường mới mở nhưng khi trời nắng ráo đi xe máy, ô tô thì cũng phải mất hơn buổi, nếu trời mưa thì cũng chỉ còn cách… cuốc bộ vài ngày mới tới được.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xã Keng Đu, nơi địa bàn đồn đóng quân là xã nghèo nhất, xa nhất, đường đi lại khó khăn nhất của huyện Kỳ Sơn. Với 10 bản gồm người Thái và Khơ Mú sinh sống, trong đó người Khơ Mú là chủ yếu với 9 bản và 3504 nhân khẩu, người Thái với 1 bản và 145 nhân khẩu.

Việc đi lại giữa các bản rất khó khăn, có những bản nằm sát biên giới như Keng Đu, Kèo Kơn, Khe Ling, chưa có đường xe máy, muốn đi đến trung tâm xã cũng phải mất chừng 4 đến 5 tiếng đồng hồ đi bộ. Việc cán bộ, chiến sĩ “cắm” dài ngày ở bản, đặc biệt khi mùa mưa đến là chuyện bình thường. Với 25km đường biên giới, lại thêm địa hình hiểm trở đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình công tác, tuần tra đảm bảo an ninh biên giới của đơn vị.

Những năm trước, khi lối sống du canh du cư còn chi phối, việc vận động bà con ổn định, thực hiện phương thức sản xuất mới và bảo đảm an ninh trật tự gặp rất nhiều khó khăn. Có những trường hợp đã vận động được bà con xuống núi, nhưng sau một thời gian họ lại quay về với tập quán cũ, các cán bộ, chiến sĩ đã kiên trì thực hiện “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào) với bà con mới đem lại hiệu quả.

Đồn đã phối hợp với chính quyền địa phương bám sát từng bản, “cầm tay, chỉ việc” hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; tận tình chăm sóc sức khỏe cho người dân. Thế mới có chuyện vui rằng ở đồn biên phòng này họ là chiến sĩ nhưng cũng không hẳn là chiến sĩ, là dân nhưng cũng không hẳn là dân. Họ chính là một “tổ hợp” của chiến sĩ, thầy giáo, thầy thuốc và là cán bộ khuyến nông… sẵn sàng đến chỉ dẫn tận tình khi bà con tin cậy, không ngại khó khăn khi bà con cần giúp đỡ.

Xác định “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, đơn vị đã thực hiện nhiều chương trình giúp dân có hiệu quả nhằm xây dựng nền biên phòng ngày càng vững chắc. Đặc biệt từ cuối năm 2008 đến nay, thực hiện cuộc vận động “Mái ấm biên cương”, đồn tổ chức quyên góp trong đơn vị, mỗi người ít nhất 2 ngày lương và vận động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân khác đã trực tiếp xây dựng được 9 ngôi nhà kiên cố tặng các hộ nghèo. Cũng trong khuôn khổ cuộc vận động này đơn vị đã phối hợp với tỉnh đoàn Nghệ An, tổ chức xây dựng 1 căn nhà bán trú cho 120 học sinh trường trung học cơ sở Keng Đu yên tâm trọ học.

Chú trọng công tác xây dựng củng cố địa bàn, sâu sát với bà con các anh đã nắm chắc những tình hình liên quan phục vụ công tác bảo vệ biên giới. Bên cạnh đó đồng bào cũng đã cung cấp nhiều nguồn tin giá trị giúp đơn vị phát hiện, ngăn ngừa hoạt động của các đối tượng xấu.

Rời Keng Đu chúng tôi không khỏi cảm phục các anh - những người ở lại - vẫn ngày đêm gắn bó với đồng bào các dân tộc để bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Còn đồng bào yên tâm sản xuất làm ăn, tích cực “xoá đói giảm nghèo”, không còn cảnh du canh, du cư.

Lê Thạch

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.