Tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công: Pháp luật đấu thầu bỏ ngỏ?

Tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công: Pháp luật đấu thầu bỏ ngỏ?
(PLVN) - Khảo sát của Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy phần lớn các hồ sơ mời thầu thực tế không quan tâm đến tính hợp pháp pháp của gỗ. Điều này cũng xuất phát từ thực tế pháp luật đấu thầu không có quy định cụ thể về vấn đề này…

Cơ chế chưa hữu hiệu

Tại Hội thảo “Tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công ở Việt Nam” do VCCI phối hợp với các Hiệp hội gỗ VIFORES, FPA, HAWA và Forest Trends tổ chức hôm 20/6, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập nhấn mạnh, cam kết cốt lõi của Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) vừa có hiệu lực từ 01/6/2019 là “bảo đảm gỗ hợp pháp”. Theo đó tất cả các sản phẩm gỗ ở Việt Nam, bao gồm cả gỗ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đều phải là gỗ hợp pháp. 

“Theo cam kết này của VPA/FLEGT, với tư cách là nhóm “khách hàng” lớn trong tiêu dùng sản phẩm gỗ trên thị trường nội địa, Chính phủ Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm sản phẩm gỗ được mua sắm bằng vốn Nhà nước là gỗ hợp pháp. Đây là một thách thức lớn, bởi hiện chưa có cơ sở đầy đủ nào để xác định liệu sản phẩm gỗ mua sắm công ở Việt Nam có phải là gỗ hợp pháp hay không?” - bà Trang lưu ý.

Rà soát pháp luật đấu thầu của Trung tâm WTO và Hội nhập cho thấy, mặc dù đã yêu cầu chung về việc hoạt động đấu thầu phải tuân thủ tất cả các hệ thống pháp luật liên quan, nhưng pháp luật đấu thầu hiện chưa có yêu cầu cụ thể và có tính hệ thống về tính hợp pháp của hàng hóa , dịch vụ mua sắm công, trong đó có các sản phẩm gỗ. Pháp luật đấu thầu cũng không có cơ chế thường xuyên và ràng buộc nào trong việc đảm bảo gỗ mua sắm cũng là gỗ hợp pháp.

Bà Trang cũng cho biết, trong các mẫu hồ sơ mời thầu bắt buộc tuân thủ,  tuy pháp luật đấu thầu hiện đã có yêu cầu về “tư cách hợp lệ của nhà thầu” và tính hợp lệ của hàng hóa, dịch vụ” nhưng các điều khoản này không đủ bao quát tất cả các hệ thống pháp luật liên quan tới hàng hóa. Riêng đối với gỗ và các sản phẩm gỗ, những quy định này hoàn toàn không đủ để bảo đảm tính hợp pháp của đồ gỗ cung cấp trong các hợp đồng mua sắm công.

“Với hiện trạng như vậy, pháp luật đấu thầu chưa thể xem là cơ chế hữu hiệu nhằm kiểm soát tính hợp pháp của gỗ cung cấp trong các hợp đồng mua sắm công ở Việt Nam nói riêng cũng như bảo đảm hàng hóa, dịch vụ mua sắm công bằng vốn nhà nước là hợp pháp…” - Bà Trang nhận định.

Cũng có ý kiến cho rằng pháp luật đấu thầu cho phép các đơn vị mời thầu được chủ động bổ sung các yêu cầu về tất cả các khía cạnh đối với hàng hóa mà họ cảm thấy cần thiết, trong đó có thể có các yêu cầu về tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ cung cấp, nhưng theo bà Trang, việc các đơn vị mời thầu có sử dụng quyền này để yêu cầu nhà thầu đảm bảo gỗ hợp pháp hay không và hành động trên thực tế của họ lại là chuyện rất khác…

Chính sách mua sắm công sản phẩm gỗ: Cần thiết và bắt buộc…

“Vấn đề quan trọng là để có căn cứ thực hiện gỗ hợp pháp trong mua sắm công, pháp luật đấu thầu cần có các quy định điều kiện bắt buộc về tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ (trong đó có gỗ và các sản phẩm gỗ). Các quy định này có thể là nguyên tắc chung, cũng có thể được thể hiện cụ thể thành các điều khoản trong các mẫu hồ sơ mời thầu, mẫu hợp đồng mua sắm công…

Khi đã trở thành yêu cầu bắt buộc của pháp luật đấu thầu, tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ (trong đó có gỗ và các sản phẩm gỗ) suy đoán sẽ được thực hiện bởi tất cả các đơn vị mời thầu sử dụng vốn Nhà nước cũng như các DN tham gia cung cấp hàng hóa, trong đó có đồ gỗ, cho các đơn vị này…” - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập đề xuất.

Dựa trên các bài học kinh nghiệm quốc tế về chính sách và thực thi chính sách mua sắm công về đồ gỗ tại một số quốc gia, dựa trên các yêu cầu về tính hợp pháp của sản phẩm gỗ được đề ra trong VPA/ FLEGT, ông Tô Xuân Phúc, Chuyên gia Phân tích Chính sách Forest Trends khẳng định, chính sách mua sắm công sản phẩm gỗ là cần thiết và bắt buộc.

“Chính phủ cần đi tiên phong, chuyển tải thông điệp tới các nhóm tiêu dùng khác, thay đổi hành vi và thói quen tiêu dùng theo hướng hợp pháp và bền vững…” - Chuyên gia đến từ Forest Trends khuyến nghị .

Ông Phúc cho rằng chính sách cần có mục tiêu ngắn hạn là bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng các sản phẩm gỗ hợp pháp, mục tiêu lâu dài (trong 10-15 năm tới) cần hướng đến sử dụng các sản phẩm gỗ bền vững nhằm góp phần bảo vệ rừng bền vững ở Việt Nam và ở các quốc gia cung cấp gỗ nguyên liệu cho Việt Nam.

“Việc ban hành chính sách mua sắm công còn tác động chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh của DN. Chính vì vậy, xây dựng chính sách cần có sự tham vấn rộng rãi các bên liên quan và để thực hiện chính sách hiệu quả cần các biện pháp và cơ chế hỗ trợ đi kèm như truyền thông, hướng dẫn chi tiết…” - Chuyên gia Forest Trends lưu ý.

Tính hợp pháp của gỗ là tiêu chí ít được quan tâm nhất

Khảo sát của Trung tâm WTO và Hội nhập trên 100 hồ sơ mời thầu mua sắm công trong các năm 2016-2018 cho thấy, phần lớn các đơn vị mời thầu muốn sử dụng gỗ tự nhiên, trong đó có 11% yêu cầu là gỗ quý thuộc nhóm I và nhóm II- nhóm gỗ có rủi ro cao về tính bất hợp pháp.

Khảo sát cũng cho thấy các đơn vị mời thầu hiếm khi đặt yêu cầu riêng nào về tính hợp pháp của gỗ ngoài các điều khoản mẫu bắt buộc theo pháp luật đấu thầu trong hồ sơ mời thầu. Ngay cả với trường hợp có yêu cầu về tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ, đơn vị mời thầu cũng chủ yếu quan tâm  tới pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về điều kiện kinh doanh…

 Khảo sát 33 DN có nhiều kinh nghiệm trong cung cấp gỗ và các sản phẩm gỗ cho các đơn vị sử dụng vốn Nhà nước cũng cho thấy, tính hợp pháp của gỗ là “tiêu chí” ít được quan tâm nhất bởi đơn vị mời thầu khi lựa chọn nhà thầu khi chỉ có  52% DN lựa chọn, trong khi các tiêu chí khác như: Tư cách pháp lý (88%),  năng lực tài chính (88%), kinh nghiệm (88%), khả năng đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật (79%), năng lực công nghệ (64%)…

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).