Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nuôi trồng, chế biến dược liệu. Các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào canh tác, sơ chế, chế biến cây dược liệu.

Tiềm năng phát triển cây dược liệu

Đại đa số cây dược liệu thích hợp với điều kiện khí hậu nhiều vùng khác nhau của tỉnh Hòa Bình. Do vậy, đây là cây trồng quen thuộc với nhiều kinh nghiệm chăm sóc và thu hái sản phẩm nên quá trình mở rộng và phát triển cây dược liệu tại các vùng quy hoạch của tỉnh Hòa Bình có nhiều thuận lợi. Một số chủng loại cây dược liệu là cây trồng xen, phù hợp với đất rừng vì vậy việc phát triển cây dược liệu còn nâng cao giá trị đất rừng, góp phần vào việc bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Hòa Bình.

Nhiều chủng loại cây dược liệu đã có sự tham gia của các Công ty dược, doanh nghiệp thu mua và bao tiêu sản phẩm nên đầu ra cho sản xuất tương đối ổn định, tạo điều kiện ban đầu để hình thành mối liên kết giữa sản xuất và thị trường. Những điều này đã giúp cây dược liệu phát triển ổn định và bền vững trên nhiều vùng đất của tỉnh Hòa Bình.

Xã Yên Hòa, huyện Đà Bắc phát triển cây dược liệu trên đất đồi. Ảnh: hoabinh.gov.vn

Xã Yên Hòa, huyện Đà Bắc phát triển cây dược liệu trên đất đồi. Ảnh: hoabinh.gov.vn

Tính đến nay, toàn tỉnh có khoảng 2.350 ha cây dược liệu. Trong đó diện tích trồng xen trên đất rừng 197,6 ha; diện tích trồng trên đất cây hàng năm, cây lâu năm, đất khác 2.151,4 ha. Các loài cây dược liệu có diện tích và sản lượng lớn như: sả 1.600 ha cho thu hoạch trên 11 ngàn tấn; cà gai leo 167 ha cho thu hoạch trên 1,2 ngàn tấn. Tổng diện tích các loài cây nằm trong Danh mục 100 loài cây dược liệu có kinh tế cao do Bộ Y tế ban hành như: quế, lá khôi, ba kích, nhân trần, thiên niên kiện, cát sâm, dây thìa canh, lạc tiên, diệp hạ châu, sâm ngọc linh, đương quy... vào khoảng 282 ha.

Ngoài diện tích dược liệu được gieo trồng, một số loài dược liệu mọc tự nhiên trong rừng được khai thác nhiều năm qua như: chè dây, giảo cổ lam, lạc tiên, thất diệp nhất chi hoa, lan kim tuyến...

Hòa Bình là địa phương có thế mạnh phát triển cây cà gai leo, nhiều đơn vị đã sản xuất thành công cao cà gai leo được nhiều tiêu dùng tin dùng. Ảnh: hoabinh.gov.vn

Hòa Bình là địa phương có thế mạnh phát triển cây cà gai leo, nhiều đơn vị đã sản xuất thành công cao cà gai leo được nhiều tiêu dùng tin dùng. Ảnh: hoabinh.gov.vn

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 13 cơ sở, doanh nghiệp thu mua, sơ chế dược liệu. Một số sản phẩm sau chế biến có giá trị kinh tế cao như: trà túi lọc cà gai leo, xạ đen, thìa canh, lá khôi; bột cà gai leo, tinh bột nghệ, cao cà gai leo, cao xạ đen, tinh dầu sả, dầu gội... tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Tổng sản lượng dược liệu của tỉnh đưa vào chế biến mới chiếm khoảng 30%. Một phần còn lại (khoảng 10%) được sử dụng trong các bài thuốc đông y gia truyền, còn phần lớn (khoảng 60%) vẫn tiêu thụ ngoài tỉnh dưới dạng sản phẩm thô. Một số sản phẩm dược liệu đã được công nhận nhãn hiệu, chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3-4 sao.

Định hướng phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh

Để phát triển cây dược liệu đến năm 2030, thời gian tới, tỉnh Hòa Bình xây dựng danh mục các loại cây dược liệu ưu tiên phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên, thâm canh của người dân; giá trị kinh tế cao, thị trường có nhu cầu tiêu thụ, có các doanh nghiệp thực hiện liên kết bao tiêu sản phẩm và là các loại dược liệu có thể xuất khẩu trong thời gian tới.

Tỉnh Hòa Bình sẽ xây dựng cơ chế, chính sách, phương án hỗ trợ nuôi trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và cho thuê môi trường để phát triển cây dược liệu theo Quy chế quản lý rừng, theo quy định của Luật đất đai năm 2024.

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông các cấp, các tổ chức, cá nhân nuôi trồng dược liệu. Nội dung tập trung tập huấn về: kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái cây dược liệu; một số bệnh thường gặp và cách phòng trừ; liên kết sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị; các tiêu chuẩn cơ bản của GACP, Organic và quản lý sản xuất hộ gia đình.

Huyện Yên Thủy có diện tích trồng cây cà gai leo lớn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ảnh: hoabinh.gov.vn

Huyện Yên Thủy có diện tích trồng cây cà gai leo lớn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ảnh: hoabinh.gov.vn

Phát triển các vùng trồng cây dược liệu tập trung cho từng loài dược liệu gắn với hệ thống thu mua, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ trên cơ sở lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý; đầu tư, hỗ trợ chế biến sâu, tạo ra những thương phẩm dược liệu có giá trị gia tăng lớn gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới.

Hỗ trợ lập hồ sơ quản lý, cấp mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc đối với các diện tích trồng cây dược liệu tập trung. Hỗ trợ thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm dược liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành từ khâu nuôi trồng đến khai thác, chế biến.

Xây dựng và triển khai các đề tài khoa học công nghệ về nghiên cứu chọn tạo giống, công nghệ sản xuất giống... Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, vận động, thu hút các doanh nghiệp tham gia liên kết, đầu tư hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc
(PLVN) - Sáng 20/12, tại Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 2, năm 2024 với chủ đề: “Vĩnh Phúc - Khát vọng, bứt phá”.