Tình hình mới nhất về sức khỏe bé gái mắc 'vi khuẩn ăn thịt người'

Cán bộ y tế tiến hành kiểm tra, giám sát môi trường sống, nguồn nước sinh hoạt của gia đình nơi bệnh nhân mắc bệnh Whitmore sinh sống - Ảnh: Sở Y tế Đắk Lắk
Cán bộ y tế tiến hành kiểm tra, giám sát môi trường sống, nguồn nước sinh hoạt của gia đình nơi bệnh nhân mắc bệnh Whitmore sinh sống - Ảnh: Sở Y tế Đắk Lắk
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, sức khỏe của bệnh nhi N.T.V, 9 tuổi mắc 'vi khuẩn ăn thịt người' hiện đã tạm ổn và có thể được xuất viện trong vài ngày tới.

Bác sĩ tại bệnh viện cho biết, withmore là một loại bệnh lạ, hiếm gặp nhưng không phải quá nguy hiểm và nếu phát hiện kịp thời không đáng lo ngại.

Sau khi ghi nhận trường hợp mắc bệnh withmore trên, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã nhanh chóng phản hồi thông tin cho đơn vị liên quan, đồng thời tổ chức điều tra và giám sát tại cộng đồng để phòng tránh bệnh lây lan.

Ngay sau đó, UBND xã Ia Lốp đã điều động bộ phận y tế xuống tận nơi ở của gia đình bệnh nhi để phun thuốc tiêu độc khử trùng. Đồng thời xã cũng cũng khuyến cáo người dân hạn chế đến khu vực gia đình cháu V. cư trú tránh việc lây lan, phát tán bệnh tật.

Đại diện UBND xã Ia Lốp cho biết: “Rất may mắn khu vực gia đình cháu V. sinh sống nằm tách biệt với khu dân cư và chỉ khoảng 10 ngôi nhà nên việc kiểm soát dịch bệnh cũng có phần dễ hơn, tuy nhiên không thể chủ quan trong tình huống này".

Chia sẻ thêm về căn bệnh này, bác sĩ Lê Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch ...) có nguy cơ cao mắc bệnh.

Do đó, để phòng tránh bệnh, người dân cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng.

Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm.

Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh. Những người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Như Pháp luật Việt Nam đã thông tin trước đó, ngày 8/6, nữ bệnh nhi N.T.V (SN 2013, trú tại xã Ia Lốp, huyện Ea Súp) được đưa vào khám tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên trong tình trạng tỉnh táo, sốt 39 độ C, mang tai 2 bên sưng to, góc hàm có điểm ấn mềm hóa mủ, đau nhiều, há miệng hạn chế…

Ngày 7/6, bệnh nhi sốt cao liên tục, áp xe tuyến mang tai 2 bên đã rạch, rỉ mủ máu, đi vệ sinh lỏng 5 lần/ngày.

Tại bệnh viện, kết quả xét nghiệm, bệnh nhi này dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei; chẩn đoán: Hậu phẫu áp xe tuyến mang tai 2 bên/nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei/TD viêm màng não.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.