Tình cảm sâu đậm của bà mẹ Việt Nam anh hùng, người dân quê nhà với Chủ tịch nước

Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Tý (96 tuổi, ngụ xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) tiếc thương trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Tý (96 tuổi, ngụ xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) tiếc thương trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
(PLO) - Với người dân Ninh Bình, sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là sự bất ngờ, hụt hẫng, buồn thương và tiếc nuối. Sự tiếc nuối, niềm thương xót không chỉ với những ai đã từng tiếp xúc và có thời gian học tập, lớn lên cùng với Chủ tịch nước mà còn là của những cụ ông, cụ bà, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người dân tại quê nhà ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 

Đường vào xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình những ngày này trầm lắng hơn thường lệ. Người dân nơi đây đều chung tâm trạng đau xót, tiếc thương trước sự ra đi đường đột của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Nói về Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nhiều người dân nơi đây đều dành cho ông sự tôn kính bởi ông là vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước và luôn sống tình cảm, gần gũi, trách nhiệm với nhân dân.

Với Tổ quốc, hơn 2 năm trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có nhiều hoạt động trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, ông đã làm việc hết mình cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, dù lâm trọng bệnh. 

Với Kim Sơn, Ninh Bình, ông luôn dành cho quê hương những tình cảm đặc biệt. Mỗi khi Chủ tịch nước có dịp về thăm quê hay tiếp xúc với cử tri quê nhà, ông đều không quên dành những phần quà tặng mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh, người có công với đất nước, hộ nghèo.

Tấm lòng hướng về quê hương, về nguồn, tri ân các anh hùng liệt sĩ, sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng của của Chủ tịch nước Trần Đại Quang thực sự mang nhiều thông điệp ý nghĩa, những điều đó vẫn luôn tồn tại mãi trong tâm can, ý thức của người dân xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn. 

Nhớ đến thủa thiếu thời của Chủ tịch nước khi còn nhỏ, cụ ông Trần Văn Nho (84 tuổi, ngụ xóm 9, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), là người dân thuộc diện gia đình chính sách, chia sẻ với phóng viên, gia đình ông cũng như những gia đình chính sách ở xã Quang Thiện luôn trân trọng những tình cảm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang dành cho quê hương. 

“Thời gian trước, nghe phong phanh về sức khỏe của Chủ tịch nước nhưng chưa rõ thông tin cụ thể, chúng tôi cầu mong Chủ tịch nước tai qua nạn khỏi, nào ngờ trưa hôm vừa rồi, gia đình tôi đang ăn cơm thì nghe tivi thông báo Chủ tịch nước từ trần, ai cũng rụng rời cả chân tay", cụ ông Trần Văn Nho kể. 

Cụ ông Trần Văn Nho (84 tuổi, ngụ xóm 9, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) trân trọng tình cảm của Chủ tịch nước dành cho người dân.
Cụ ông Trần Văn Nho (84 tuổi, ngụ xóm 9, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) trân trọng tình cảm của Chủ tịch nước dành cho người dân.

Cụ Nho cho biết, từ khi nghe tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, gia đình cụ cảm thấy hụt hẫng, buồn thương, cụ nói: “Chúng tôi thấy các cơ quan chức năng chuẩn bị lễ viếng cho Chủ tịch nước, ngày tổ chức viếng lễ tang, đưa linh cữu ông về quê hương, gia đình chúng tôi cùng bà con nhân dân nơi đây sẽ ra thắp nén hương để tưởng nhớ, tri ân ông”.

Cũng dành tình cảm sâu đậm với Chủ tịch nước, cụ bà Nguyễn Thị Tý (96 tuổi, ngụ xóm 9, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn) là bà mẹ Việt Nam anh hùng nghẹn ngào chia sẻ: “Ông tốt lắm, mỗi dịp về quê, ông luôn thăm hỏi động viên và tặng quà cho chúng tôi. Hôm nghe thấy đài báo về việc ông mất, ngày nào tôi cũng ở nhà thắp hương cho ông, mong ông an nghỉ cõi vĩnh hằng. Thấy ngoài kia tổ chức lễ viếng ông, tôi biết nhưng do tuổi cao sức yếu nên có lẽ không ra ngoài đó được, chỉ ở nhà thắp hương khấn ông thôi”.

Dành dụm chút thời gian trong lúc chuẩn bị những công việc để phục vụ việc đón tiếp linh cữu của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang về an táng tại quê nhà, ông Hoàng Văn Thắng – Phó Bí thư huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, bùi ngùi chia sẻ với phóng viên Báo PLVN: “Sự ra đi của Chủ tịch Trần Đại Quang là sự mất mát rất lớn đối với bà con nhân dân huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình chúng tôi. Ngay khi nhận được thông tin về sự ra đi của cố Chủ tịch nước, để tỏ lòng tiếc thương và tôn knh, người dân Kim Sơn đã tự ý thức và dừng mọi hoạt động vui chơi giải trí.

Ông Hoàng Văn Thắng - Phó Bí thư huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bùi ngùi chia sẻ với PV.
Ông Hoàng Văn Thắng - Phó Bí thư huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bùi ngùi chia sẻ với PV.

Về phía lãnh đạo huyên, khi nhận được thông cáo đặc biệt của Trung ương, chúng tôi đã chỉ đạo phòng Văn hóa thông tin của huyện thực hiện, phổ biến việc treo cờ rủ trong 2 ngày quốc tang và thực hiện dừng mọi hoạt động vui chơi giải trí, hướng dẫn các xã, trường học, nhà văn hóa công cộng treo cờ rủ trong 2 ngày Quốc tang.

Đồng thời, chỉ đạo Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể hướng dẫn cho nhân dân giữ gìn an toàn trật tự, đảm bảo sự trang trọng, tuyệt đối an toàn trước, trong và sau khi tổ chức lễ tang cho Chủ tịch nước”.

Cũng theo ông Thắng, những ngày gần đây, nhiều người dân xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn đã ý thức, cùng nhau dọn dẹp vệ sinh, chỉnh trang đường làng ngõ xóm để chờ viếng và đón linh cữu của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.