Tình bạn giữa chí sỹ Phan Bội Châu - bác sỹ Asaba Sakitaro và mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Lãnh đạo và các em học sinh tham quan triển lãm.
Lãnh đạo và các em học sinh tham quan triển lãm.
(PLVN) -  Ngày 19/9, tại Khu di tích lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu (Số 119, đường Phan Bội Châu, TP Huế), Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc trưng bày bổ sung “Cuộc đời và sự nghiệp của chí sĩ Phan Bội Châu”; Triển lãm chuyên đề “Tình bạn giữa Chí sĩ Phan Bội Châu - Bác sĩ Asaba Sakitaro và mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản”.

Đến dự, có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo người dân, du khách.

Ngay sau lễ dâng hoa, dâng hương, các đại biểu đã tham quan không gian trưng bày “Cuộc đời và sự nghiệp của chí sĩ Phan Bội Châu” và triển lãm “Tình bạn giữa Chí sĩ Phan Bội Châu - Bác sĩ Asaba Sakitaro và mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản” ngay tại khu di tích.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ (thứ 3, từ trái sang) cùng các đại biểu cắt băng khai mạc không gian trưng bày triển lãm.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ (thứ 3, từ trái sang) cùng các đại biểu cắt băng khai mạc không gian trưng bày triển lãm.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hoạt động được tổ chức lần này nhằm thiết thực hưởng ứng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản; đồng thời, tưởng nhớ và tri ân cụ Phan Bội Châu - một trong những người đầu tiên xây đắp tình hữu nghị, quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Nhật Bản.

Nhiều tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của chí sĩ Phan Bội Châu - nhà yêu nước, nhà tư tưởng, văn hóa lớn của Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Nhiều tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của chí sĩ Phan Bội Châu - nhà yêu nước, nhà tư tưởng, văn hóa lớn của Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Với hàng trăm hình ảnh, tư liệu, không gian trưng bày và triển lãm xoay quanh cụ Phan Bội Châu - nhà yêu nước, nhà tư tưởng, văn hóa lớn của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Mặc dù bị thực dân Pháp và tay sai luôn tìm cách phong tỏa, kìm kẹp nhưng tinh thần yêu nước của cụ luôn đầy nhiệt huyết và bất khuất. Cuộc đời hoạt động của cụ là hình tượng về tấm lòng kiên trung với đất nước, một tư duy nhạy bén của thời đại.

Cụ Phan Bội Châu còn là sứ giả văn hóa giữa 2 quốc gia Việt Nam - Nhật Bản. Mối quan hệ thân thiết giữa cụ Phan Bội Châu và bác sĩ Asaba Sakirato đã trở thành cầu nối giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục giữa 2 nước, góp phần bồi đắp thêm mối quan hệ hữu nghị quốc tế Việt Nam - Nhật Bản.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại lễ khai mạc.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại lễ khai mạc.

Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trong năm 2023 Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu đã được đầu tư, tôn tạo, tu sửa nhiều hạng mục như: Bổ sung các hình ảnh tư liệu, hiện vật liên quan; Chỉnh sửa, sơn lại không gian Khánh tiết, hệ thống khung sườn đai, cửa chính, tủ trưng bày, hệ thống đèn điện chiếu sáng… Khu di tích trở thành một địa chỉ sinh hoạt văn hoá, giáo dục cho nhiều tầng lớp nhân dân địa phương, du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, học tập.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, thông qua hoạt động này, đơn vị chức năng tiếp tục tuyên truyền, quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu. Qua đó, góp phần đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng, nâng cao lòng tự hào dân tộc trong các tầng lớp Nhân dân, đồng thời củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Đọc thêm

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.