Tin vui: Thêm 2 bệnh nhân COVID-19 từng nguy kịch đã được ra viện

Một trong 2 bệnh nhân nguy kịch đã khỏi bệnh và được xuất viện. Ảnh: Đặng Thanh.
Một trong 2 bệnh nhân nguy kịch đã khỏi bệnh và được xuất viện. Ảnh: Đặng Thanh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 27/6/2021, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin có 12 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh được ra viện trở về địa phương tiếp tục cách ly theo quy định. Trong số 12 bệnh nhân khỏi bệnh có bệnh nhân thứ 18, 19 điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực đã hồi phục, xuất viện.

Cụ thể, trường hợp đầu tiên là bệnh nhân B.T. D, nam, 46 tuổi, địa chỉ tại Hoàng Mai, Hà Nội, vào viện ngày 7/6/2021. Bệnh nhân khỏe mạnh, có yếu tố dịch tễ, được cách ly sau đó phát hiện dương tính vào ngày 03/6/21.

Do bệnh tình tiến triển xấu, bệnh nhân được tuyến dưới chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 7/6/21.

Tại khoa Cấp cứu, các bác sĩ can thiệp thở oxy lưu lượng lớn qua máy HFNC. Tuy nhiên tình trạng bệnh không cải thiện, tình trạng suy hô hấp tiến triển nặng hơn. Các bác sĩ bắt buộc can thiệp thở máy xâm nhập cho bệnh nhân qua ống nội khí quản.

Sau đặt ống Nội khí quả, bệnh nhân được chuyển tới khoa Hồi sức tích cực điều trị, tại đây bệnh nhân được thở máy theo chế độ ARDS kĩ thuật cao bảo vệ phổi, theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn liên tục, lọc máu hấp phụ cytokines. Sau 15 ngày thở máy và 4 lần lọc máu hấp phụ cytokines, bệnh nhân dần hồi phục.

Ngày 22/6/21, bệnh nhân tỉnh, tự làm được các động tác đơn giản. BS Đặng Văn Dương đã tiến hành cai thở máy và rút nội khí quản cho bệnh nhân thành công. Đến nay bệnh nhân đã hồi sức khoẻ đủ điều kiện để ra viện trở về với gia đình.

Trường hợp thứ 2 là bà N.T.H, 57 tuổi, địa chỉ tại Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương, vào viện ngày 23/5/2021. Bệnh nhân khỏe mạnh, có yếu tố dịch tễ, được cách ly và Ngày 17/5/21 bệnh nhân có sốt và phát hiện dương tính SARS-CoV-2 vào ngày 17/5/21, sau đó bệnh chuyển biến nặng dần lên và được tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương vào ngày 23/5/2021.

Tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mặc dù được can thiệp oxy lưu lượng rất cao. Đến ngày 26/5/21 bệnh nhân khó thở, vật vã kích thích, co kéo toàn bộ các cơ hô hấp. Vì vậy, bác sĩ tại khoa Cấp cứu bắt buộc can thiệp đặt ống thở và chuyển vào khoa Hồi sức tích cực để chăm sóc hô hấp tích cực.

Bệnh nhân vào khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng an thần, thở máy với thông số cao tối đa, nhưng độ bão hòa oxy máu mới chỉ gần đạt mức tối thiểu của giá trị bình thường. Ngay lập tức bệnh nhân được tầm soát lại tất cả chỉ số xét nghiệm và đánh giá can thiệp lọc máu liên tục. Huyết áp của bệnh nhân tụt thấp, bác sĩ bắt buộc phải can thiệp nâng huyết áp bằng thuốc vận mạch.

Với nhận định bệnh nhân trong giai đoạn nhiễm độc tố của virus SARS-CoV-2 rất nặng, bệnh nhân được lọc máu 4 lần liên tiếp để thải độc tố, thở máy thông số kĩ thuật cao dài ngày. Bác sĩ đã có những tiên lượng xấu với bệnh nhân do bệnh tiến triển chậm. Ngày 05/6/21 bệnh nhân được phẫu thuật mổ khí quản tại giường, chăm sóc hô hấp tích cực.

Hội chẩn các bác sĩ trong khoa nhận định, đây là bệnh nhân rất nặng, có sốc do độc tố virus SARS-CoV-2 mà phải dùng thuốc nâng huyết áp rất nhiều ngày, hình ảnh chụp CT phổi cho thấy mức độ tổn thương phổi nghiêm trọng trên 75% diện tích phổi. Quá trình điều trị cần chăm sóc tích cực, đảm bảo các chức năng sống, và mục tiêu kiểm soát bội nhiễm mới mong cứu sống người bệnh.

Rất may mắn cho bệnh nhân, ngày 12/6/21 sau 17 ngày điều trị tối ưu nhất, bệnh nhân chuyển biến đáng mừng, bệnh nhân tỉnh và hợp tác được, các bác sĩ tập cho bệnh nhân tự thở. Đến ngày 19/6/21 bệnh nhân đã không còn phải thở oxy, bệnh chuyển sang giai đoạn hồi phục.

Tiến sĩ Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chia sẻ: “Mỗi ca bệnh vào viện trong một bệnh cảnh lâm sàng riêng, đánh giá chăm sóc đều cần chi tiết, tỉ mỉ, theo dõi sát sao mới mong cứu sống người bệnh. Bởi các bệnh nhân COVID-19 nặng sinh mạng của họ đều trong thế ngàn cân treo sợi tóc, toàn thể các bác sĩ và điều dưỡng đã nỗ lực hết mình để cứu chữa, giành lại sự sống cho những bệnh nhân nguy kịch này”.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...