Tin vào siêu thị, gặp thói "lưu manh chợ trời"

Liệu có thể khẳng định 100% sản phẩm được bày bán trong siêu thị đảm bảo chất lượng? (ảnh minh họa)
Liệu có thể khẳng định 100% sản phẩm được bày bán trong siêu thị đảm bảo chất lượng? (ảnh minh họa)
Sợ mua phải đồ bẩn, nhiều người chọn siêu thị là nguồn cung thực phẩm chính. Thế nhưng, vào siêu thị khách hàng vẫn bị lừa bởi thói lưu manh chợ trời. Hàng loạt vụ hàng hóa không rõ nguồn gốc mang mác hàng sạch, chất lượng cao... bày bán trong siêu thị đã khiến niềm tin của người tiêu dùng vào cái nơi tưởng chừng có thể bấu víu ấy đã vụt tắt.
Sơ hở hay coi thường khách hàng?
Được biết đến là món ăn bổ dưỡng, nấm được nhiều bà nội trợ ưu tiên lựa chọn trong bữa cơm gia đình. Thường thì nấm được bán đầy ở chợ. Kim châm, hải sản, nấm hương, nấm sò, đùi gà, nấm mỡ, nấm rơm... đủ cả, nhưng nhiều nhất phải kể đến là nấm kim châm. Nhưng, do cẩn thận, nhiều người vẫn thường mua trong siêu thị cho an toàn.
Ấy vậy mà, có khi lâu nay miệng họ toàn ăn phải thứ nấm “bẩn” còn đầu thì chắc mẩm như đinh đóng cột hai chữ “an toàn”.
Việc phát hiện nấm không rõ nguồn gốc bày bán trong siêu thị gần đây khiến người tiêu dùng hốt hoảng. Sao không chứ? Ở nơi tưởng chừng như mọi thứ hàng hóa được đưa vào đã qua một quy trình kiểm tra ngặt nghèo về nguồn gốc, từ hồ sơ giấy tờ đến thực tế, để đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng, lại có thể sơ hở đến như vậy. Tưởng chừng sẽ chỉ một vài siêu thị mới, làm ăn nhỏ thì mới va vấp, ai dè như Fivimart… cũng lặp lại vết xe đổ ấy.
Cụ thể, theo điều tra của VTV, các siêu thị này đã nhập loại nấm không rõ nguồn gốc của một cơ sở có địa chỉ ở Lạng Sơn. Mà Lạng Sơn thường được biết đến là vùng đất buôn bán chứ không giỏi về trồng nấm, và Lạng Sơn thì giáp với Trung Quốc nên mọi nghi ngờ đổ dồn cho rằng đó nấm Tàu “đội lốt” nấm Việt. Thực tế, đúng là nấm từ mọi nơi được gom về Lạng Sơn, mặc dù cơ sở này lại không sản xuất được, sau đó chuyển về Gia Lâm (Hà Nội) đóng gói, dán mác và đổ vào các siêu thị.
Gia đình một đồng nghiệp người viết thực sự hoang mang khi nghe tin này, bởi lâu nay, thực phẩm chính cung cấp trong gia đình là từ quê và siêu thị. Món nào ở quê không có, hoặc đôi lúc chậm gửi lên, họ thường vào siêu thị mua. Từ mớ rau, củ hành đến bó dưa cải muối... tất nhiên trong đó có cả nấm. Giờ, cả nhà lo lắng: biết bù đắp nguồn thiếu hụt đó ở đâu?.
Một bà nội trợ khác thì cho biết chị thường xuyên đi siêu thị mua nấm vì tụi trẻ nhà chị rất thích ăn một loại nấm ở đó. Xào, nấu canh... chúng đều nức nở khen. Chỉ vài hôm, sau thông tin nấm ở siêu thị là hàng rởm bung ra, anh chồng gắp những cây nấm trong nồi lẩu lên săm soi chất vấn: “Nấm này có mua ở siêu thị X. không?”. Chỉ có tụi trẻ là hồn nhiên, vẫn đua nhau ăn và nức nở khen.
Thế nhưng, nấm chưa phải là mặt hàng đầu tiên bán trong siêu thị đã đánh cắp niềm tin của người tiêu dùng. Trước đó, việc Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm (xã Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội) nhập rau không rõ nguồn gốc từ các chợ đầu mối Vân Trì, Dịch Vọng... để đưa vào trong siêu thị, bán cho người dân với giá "cắt cổ" nhờ đeo mác “sạch”. Số rau này được cung cấp cho hàng loạt siêu thị như Le’s Mart, Minh Hoa, Citimart, Co.op Mart... và một số trường tiểu học, THCS trên địa bàn Thủ đô, với số lượng lên cả tấn mỗi ngày.
Khi các siêu thị có nhu cầu mua rau trái vụ, họ còn nhập những lô hàng Trung Quốc về đóng gói, gắn tem trồng từ xã Vân Nội rồi bán cho các siêu thị.
Còn đại diện các siêu thị nói sao? Minh Hoa, Le’s Mart đùn đẩy trách nhiệm cho người tiêu dùng, bào chữa rằng bản thân các siêu thị cũng chỉ là “nạn nhân” của một trò lừa!?.
Trước đó, hồi đầu tháng 4/2013, chuyện “treo đầu dê bán thịt chó” cũng từng xảy ra như vụ  Nho có dán cờ Trung Quốc rành rành mà siêu thị vẫn cho rằng đó là nho có nguồn gốc từ tỉnh Ninh Thuận và được nhập lại từ nhà cung cấp Quang Minh tại Đan Phượng - Hà Nội. Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng siêu thị này cũng phải “cúi đầu nhận tội” đánh tráo nguồn gốc với án phạt 35 triệu đồng.
Hay ở Metro, người ta cũng phát hiện nhiều bánh bao hết hạn được bày bán tại chi nhánh Hoàng Mai, kem Tràng Tiền nhái bán công khai tại cửa hàng hoành tráng án ngữ ngay trước mặt tiền...
Quy trình kiểm tra có vấn đề
Không hiểu tại sao, những siêu thị khá tên tuổi lại liên tiếp mắc sai lầm tương tự như vậy?
Theo như lý giải của một siêu thị, các mặt hàng khi lọt qua cửa vào siêu thị phải có đầy đủ hồ sơ chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Thực tế là, nếu chỉ kiểm tra trên giấy tờ thì quá trình để đưa một sản phẩm vào siêu thị, tưởng là rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, hóa ra vẫn có kẽ hở. Chính kẽ hở này đã tạo điều kiện cho các nhà cung cấp bất lương lợi dụng tuồn hàng bẩn, hàng kém chất lượng vào. Bởi, đó là do sự xem nhẹ, nếu không nói là gần như bị bỏ qua khâu kiểm tra thực tế quá trình nuôi trồng, chế biến và đóng gói sản phẩm của nhiều siêu thị.
Tất nhiên, các nhà phân phối có lý của họ khi cho rằng, công việc này thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, và họ không thể đi kiểm tra thực tế cả trăm, cả nghìn mặt hàng trong siêu thị. Ngược lại, phía cơ quan chức năng luôn khẳng định “anh bán hàng anh phải chịu trách nhiệm về sản phẩm bán ra”. Rõ ràng, một số sản phẩm nhập nhèm nguồn gốc vẫn lọt cửa siêu thị là hệ quả của sự lỏng lẻo đó. Nếu tình trạng này không được cải thiện, thi thoảng, sẽ lại có thông tin tố siêu thị A., B., Y.,... lừa người tiêu dùng.
Trong khi đó, vẫn còn hiếm những vụ kiện cáo, đòi quyền lợi từ người tiêu dùng khi ăn phải thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc khi mua ở siêu thị. Trừ phi sản phẩm đó gây hại trực tiếp đến sức khỏe, túi tiền... của họ, chứ với tính cách và tâm lý “dĩ hòa vi quý” của người Việt, thì sẽ là tặc lưỡi cho qua. Ai lại đi kiện siêu thị vì mớ rau, gói nấm bao giờ, nhất là khi chúng đã bị xào nấu và chưa có bằng chứng cụ thể gì về khả năng gây tổn hại sức khỏe cả?.
Kết cục, siêu thị nếu có mắc lỗi, chẳng sợ. Sai thì thu hồi, ngừng bán và rút kinh nghiệm, thế là xong. Nhưng điều không ngờ rằng, họ đang và ngày càng đánh mất niềm tin ở khách hàng. Còn người tiêu dùng, giờ lại hoang mang đứng giữa “rừng” thực phẩm hỗn tạp, tù mù về chất lượng mà than trời.

Đọc thêm

Những lưu ý việc đổi tiền mới lì xì đầu năm

Luật sư Long cho biết, hành vi đổi tiền hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng internet thì đều vi phạm pháp luật.
(PLVN) - Đa phần, tiền được lựa chọn để lì xì vào dịp Tết đến xuân về là tiền mới và lẻ với ngụ ý “Đầu năm nhận tiền lẻ, cuối năm tiền dư”. Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng là tiền không phải là hàng hóa nên sẽ không được mua bán, thu, đổi để hưởng chênh lệch. Nếu các cá nhân, tổ chức thu, đổi nhằm hưởng chênh lệch để chiếm lợi thì được xác định là hành vi vi phạm quy định về thu, đổi tiền.

'Sốt' dịch vụ đổi tiền lì xì Tết, 'chợ đen' sôi động với đủ loại tiền lạ

Bất chấp quy định, dịch vụ đổi tiền mới vẫn "nóng" trước thềm Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì tăng cao, khiến các dịch vụ đổi tiền “chợ đen” trở nên sôi động. Tuy nhiên, dịch vụ này tiềm ẩn không ít rủi ro, từ việc mất phí “cắt cổ” đến nguy cơ bị lừa đảo, nhận phải tiền giả. Người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” trước thềm năm mới.

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe
(PLVN) - VinFast công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục vượt trội, VinFast chính thức vượt mục tiêu doanh số đã đề ra, củng cố vững chắc vị thế hãng xe số 1 Việt Nam.

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử

Ford Ranger đạt kỷ lục 12 năm liên tiếp dẫn đầu phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam
(PLVN) -  Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử với 42,175 xe bán ra trong một năm, tăng 10% so với năm 2023. Trong đó các dòng xe Ranger, Everest và Territory cũng lần lượt đạt kỷ lục bán hàng trong năm, Transit chứng kiến sự tăng trưởng tích cực với việc ra mắt phiên bản hoàn toàn mới.

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu (Ảnh: XPENG AEROHT)
(PLVN) - XPENG AEROHT, công ty hàng đầu Châu Á về ô tô bay, đã gây tiếng vang tại CES 2025 với màn ra mắt quốc tế của "Land Aircraft Carrier" - chiếc xe bay lai đầu tiên trên thế giới có thể được sản xuất hàng loạt. Với hơn 3.000 đơn đặt hàng, sản phẩm này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành giao thông trong tương lai gần.

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.

Chính phủ Anh kỳ vọng sử dụng taxi bay vào năm 2028,

Xe điện bay hình đĩa bay với tốc độ hơn 400km/giờ (Ảnh: Daily Mail)
(PLVN) - Lấy cảm hứng từ những bản vẽ của Leonardo Da Vinci, chiếc xe bay điện Invo Moon không chỉ mang thiết kế hình đĩa bay độc đáo mà còn sở hữu khả năng bay tự động, yên tĩnh và hiệu quả. Với tốc độ lên tới 250 dặm/giờ (hơn 400km/giờ) và tầm nhìn toàn cảnh 360 độ, đây có thể là bước đột phá cho ngành giao thông đô thị trong tương lai.