Tin mới nhất vụ thiếu niên ở Nghệ An bị ép ăn đất

(PLVN) - Liên quan đến vụ việc một nam thiếu niên ở Nghệ An bị nhóm người ép phải bốc đất để ăn rồi quay clip, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Nam Đàn đã có báo cáo gửi Sở GD&ĐT Nghệ An.

Chiều 23/10, trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, đơn vị vừa nhận được báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Nam Đàn về vụ việc một nam sinh trên địa bàn huyện bị ép ăn đất.

Theo báo cáo, Phòng GD&ĐT huyện Nam Đàn đã trực tiếp làm việc với Hiệu trưởng Trường THCS A. để xác minh, xác định sự việc trên là có thật.

Cụ thể, vụ việc diễn ra vào khoảng 21h ngày 19/10, tại khu vực cánh đồng thuộc xã Nam Anh (huyện Nam Đàn).

Nguyên nhân được xác định là do giữa em N.V.T và V.H.Đ (đều học lớp 9, Trường THCS A.) có mâu thuẫn từ trước. Khi gặp Đ. thì N.V.T cùng P.T.N (cùng học lớp 11, Trường THPT M.) đã ép Đ. phải ăn đất, buộc Đ. hút 2 điếu thuốc lá và phải nuốt khói thuốc.

Trong khi P.T.N ép buộc, dọa nạt em V.H.Đ thì N.V.T đã dùng điện thoại quay lại, sau đó T. gửi đoạn clip cho nhóm bạn trong lớp.

Sau khi xác nhận những học sinh trong clip thuộc trường mình, Ban giám hiệu Trường THCS A. đã trực tiếp đến nhà em V.H.Đ để thăm hỏi và động viên. Đồng thời báo cáo sự việc lên Phòng GD&ĐT huyện và chính quyền địa phương.

Vụ việc đang được cơ quan công an huyện Nam Đàn điều tra, làm rõ.

Trước đó, như Báo Pháp luật Việt Nam đưa tin, chiều 22/10, mạng xã hội lan truyền clip một nam thiếu niên bị ép ăn đất dài khoảng 2 phút.

Hình ảnh clip cho thấy, tại khu vực bãi đất trống vào ban đêm, một thiếu niên bị nhóm người yêu cầu bốc nắm đất bỏ vào miệng để ăn. Khi nam thiếu niên này lưỡng lự thì bị một người trong nhóm ép nuốt nếu không sẽ giết.

Nhóm người này còn liên tục hối thúc nạn nhân phải ăn đất như ăn cơm và không được nhả ra.

Thậm chí, một người trong nhóm còn hỏi nạn nhân rằng ăn đất có ngon không?, rồi ép ăn "lúc nào no thì thôi".

Trước sự đe dọa của nhóm người trên, nam thiếu niên này buộc phải nắm chặt đất và cho vào miệng nhai rồi nuốt. Đáng nói, một người trong nhóm còn bắt nạn nhân lè lưỡi ra để kiểm tra đã nuốt hay chưa, nếu không nuốt thì sẽ "xử lý".

Sau khi nạn nhân bị ép ăn đến nắm đất thứ 2 và có dấu hiệu bị nghẹn thì nhóm người này mới cho đi uống nước.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.