Tín hiệu vui về sản xuất công nghiệp, thương mại

Kim ngạch XNK đạt kỷ lục ngay từ tháng 1. (Ảnh minh họa: VnEconomy)
Kim ngạch XNK đạt kỷ lục ngay từ tháng 1. (Ảnh minh họa: VnEconomy)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đã có những tín hiệu vui về sản xuất công nghiệp, thương mại ngay dịp đầu Xuân mới Giáp Thìn, tạo tiền đề tốt cho một năm 2024 được dự báo còn nhiều khó khăn.

Xuất nhập khẩu đạt kỷ lục trong tháng 1/2024

Tại buổi gặp mặt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung ngay sau Tết của Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã cho biết những tín hiệu vui về sản xuất công nghiệp, thương mại đầu năm 2024.

Theo đó, Xuân Giáp Thìn năm 2024 đã đến với những khởi sắc ban đầu, tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại tháng 1 của ngành Công Thương đã cho thấy những bước chuyển tích cực. Đặc biệt, sản xuất công nghiệp tăng trưởng 18,3%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 19,3%.

Hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) tiếp tục đạt kỷ lục với bước tăng trưởng 37,7%, trong đó xuất khẩu tăng 42% và nhập khẩu tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ trong tháng 1, cả nước đã đạt kim ngạch XNK kỷ lục với con số 66,22 tỷ USD và tiếp tục xuất siêu trong tháng 1 đạt 2,92 tỷ USD. Cùng với đó, thị trường trong nước ổn định, cung - cầu hàng hóa được bảo đảm, kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định.

Tiếp tục đà tăng trưởng của tháng 1, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc tập trung triển khai các nhiệm vụ sau Tết như: Khẩn trương hoàn thành những công việc bị tạm dừng, chậm tiến độ do nghỉ Tết và những công việc đã đến hạn phải hoàn thành theo yêu cầu của Chính phủ và quy định của pháp luật.

Đồng thời chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh (SXKD) để kịp thời giải quyết hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc hỗ trợ DN phục hồi, phát triển SXKD, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành công nghiệp chủ lực ngay sau kỳ nghỉ Tết; chủ động phối hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn, trọng điểm, có tính lan tỏa để sớm đi vào vận hành, tạo năng lực sản xuất mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành.

Đối với các đơn vị liên quan đến SXKD, XNK, Bộ trưởng yêu cầu theo dõi sát diễn biến thị trường, nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, xăng dầu, điện để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm chuỗi cung ứng vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu,… bảo đảm cho quá trình hoạt động SXKD trong cả nước được diễn ra thông suốt; đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi vi phạm đối với những mặt hàng phục vụ đời sống Nhân dân dịp lễ hội đầu năm và các mặt hàng thiết yếu khác.

Các đơn vị liên quan đến thị trường ngoài nước cần tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, DN khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng XNK. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xúc tiến thương mại, tận dụng các cơ hội mở cửa thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, thị trường lân cận còn tiềm năng, thị trường đối tác ký kết FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới.

Hoàn thành đúng tiến độ các văn bản quy phạm pháp luật

Với các đơn vị liên quan đến công tác quản lý nhà nước, nhất là việc xây dựng, ban hành và tham mưu cấp thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu cần tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện và bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ xây dựng Nghị định, Thông tư trong Chương trình xây dựng VBQPPL của Bộ năm 2024 đã được ban hành tại Quyết định 3421/QĐ-BCT, nhất là các VBQPPL có hạn hoàn thành trong quý I/2024 theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và quy định của pháp luật.

Trước đó, tại Văn bản 51/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương đổi mới cơ chế quản lý đầu mối kinh doanh xăng dầu (KDXD) theo hướng giảm đầu mối, giảm khâu trung gian nhiều hơn nữa, dễ kiểm tra, giám sát; đặc biệt, Bộ Công Thương phải khẩn trương trình Chính phủ trong tháng 3/2024 một nghị định mới hoàn toàn về KDXD, thay thế cho các nghị định hiện hành về KDXD. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng phải khẩn trương xây dựng giá điện khí, điện gió, điện mặt trời phù hợp cơ chế thị trường, trình Chính phủ trong quý II/2024.

Ngoài ra, các đơn vị được giao chủ trì xây dựng quy hoạch ngành Quốc gia (Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch năng lượng, Quy hoạch khoáng sản, Quy hoạch dự trữ xăng dầu) được yêu cầu khẩn trương hoàn thiện, bổ sung hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành các kế hoạch thực hiện Quy hoạch trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản đã được duyệt năm 2023; cùng với đó, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai các kế hoạch thực hiện Quy hoạch sau khi được phê duyệt.

Tại Hội nghị trực tuyến "Đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp, bảo đảm hàng hóa Tết Nguyên đán năm 2024 và triển khai nhiệm vụ thời gian tới" hôm qua (16/2), ông Hà Vũ Sơn - Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ cho biết, ngày 15/2, DN Trung An (Cần Thơ) đã xuất khẩu lô gạo đầu tiên sang Malaysia. Nhiều đơn vị khác cũng đã nhận được đơn hàng của Hàn Quốc đến hết năm 2024. Ông Nguyễn Đình Đại - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cũng thông tin tình hình XNK biên giới vẫn đang diễn biến thuận lợi. Thời gian nghỉ thông quan giữa Lạng Sơn và Quảng Tây (Trung Quốc) chỉ từ ngày mùng 1 đến mùng 4 Tết; từ ngày mùng 5 Tết đến ngày mùng 8 Tết thông quan đối với các đơn vị có hợp đồng và từ ngày 18/2 các cửa khẩu trở lại thông quan bình thường. Trung bình thông quan 30 tấn hàng mỗi ngày.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng khẳng định vai trò cửa ngõ đầu tư Hoa Kỳ vào miền Trung

Đà Nẵng khẳng định vai trò cửa ngõ đầu tư Hoa Kỳ vào miền Trung

(PLVN) - Diễn đàn “khai thác sức mạnh đầu tư của Hoa Kỳ vào miền Trung - Việt Nam” không chỉ là sự kiện kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, mà còn mở ra chương mới trong việc hiện thực hóa tầm nhìn Đà Nẵng trở thành cửa ngõ kinh tế thế giới, từng bước xác lập vị thế mới trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đọc thêm

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực
(PLVN) - Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục đàm phán trực tuyến cấp Bộ trưởng

Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục đàm phán trực tuyến cấp Bộ trưởng
(PLVN) - Trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có phiên đàm phán cùng lúc với Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Howard Lutnick và Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer theo hình thức trực tuyến vào lúc 21h00 ngày 19/6/2025 (giờ Việt Nam).

Kỳ 3: Từ cải cách thể chế đến hạ tầng đồng bộ: Lào Cai mở lối cho kinh tế tư nhân phát triển

Khởi công xây dựng cầu đường bộ vượt sông Hồng tại khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc).
(PLVN) - Lào Cai đã và đang kiên định xây dựng một chính quyền kiến tạo, phục vụ và đồng hành cùng doanh nghiệp. Điều này không chỉ khơi thông nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân (KTTN), mà còn tạo ra đòn bẩy chiến lược thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại tỉnh biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt này.

ABAC III: Cơ hội thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI, Chủ tịch ABAC Việt Nam thông tin tại buổi họp báo.
(PLVN) -  Với chủ đề “Cầu nối - Doanh nghiệp - Vươn xa”, Kỳ họp lần thứ ba của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC 2025 (ABAC III) sẽ diễn ra tại TP Hải Phòng (từ ngày 15 - 18/7). Đây được xem là cơ hội lớn để thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.

Trung tâm logistics Cái Mép Hạ (Bà Rịa - Vũng Tàu): 'Trái tim' mới của chuỗi cung ứng toàn cầu

Một góc cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải.

(PLVN) - Không chỉ là “hậu phương” cho cụm cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, Trung tâm logistics (TTLG) Cái Mép Hạ kỳ vọng trở thành một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu, nơi tích hợp đầy đủ cảng biển, kho vận, chế biến, phân phối, dịch vụ giá trị gia tăng… Nếu được phát triển đúng hướng, đây sẽ là trung tâm logistics quốc tế đầu tiên của Việt Nam mang tầm khu vực.

Hộ kinh doanh có bị truy thu khi áp dụng hóa đơn điện tử?

Doanh thu khai báo tăng lên khi sử dụng hóa đơn điện tử không phải là cơ sở để truy thu.
(PLVN) - Liên quan đến những lo ngại bị truy thu thuế của hộ kinh doanh khi áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, lãnh đạo Cục Thuế khẳng định, cơ quan thuế chỉ truy thu số thuế đã bị bỏ sót hoặc khai báo không trung thực từ các kỳ trước đó.

Kỳ 2: Tháo gỡ “điểm nghẽn” - Nhà nước và doanh nghiệp cùng đồng hành

Các doanh nghiệp kỳ vọng chính quyền xác lập tư duy đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tác phát triển để tháo gỡ khó khăn, đưa kinh tế tư nhân phát triển.
(PLVN) -  Kinh tế tư nhân tỉnh Lào Cai đã có những bước chuyển mình rõ rệt, song để vươn tới vị trí “động lực quan trọng của nền kinh tế” khu vực này vẫn đang đối diện với nhiều “nút thắt” còn tồn tại. Từ thể chế, hạ tầng đến thị trường và nguồn nhân lực, tất cả đều cần được khơi thông nếu muốn tư nhân thực sự “bứt phá”.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Nhiều địa phương đã chuyển động tích cực trong giải phóng mặt bằng

Bộ Xây dựng kiến nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Trao đổi với Báo PLVN, ông Vũ Hồng Phương - Giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) đường sắt cho biết, đơn vị đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Sau khi trình Bộ Xây dựng và Chính phủ thông qua, hồ sơ dự án đã bàn giao cho các tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt đi qua để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ tái định cư phục vụ thi công vào năm 2026.

'Siết' hàng giả trên môi trường số, Bộ Công Thương sẽ phân cấp, phân quyền cho địa phương quản lý giao dịch thương mại điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình các nhóm vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tình trạng hàng giả, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt trên môi trường số. Để tăng cường quản lý lĩnh vực này, Bộ sẽ phân cấp, phân quyền cho địa phương trong quản lý giao dịch thương mại điện tử. Đồng thời, trình Quốc hội Luật Thương mại điện tử, dự kiến Dự thảo Luật sẽ được trình trong Kỳ họp thứ 10.

Phê duyệt bổ sung hơn 38.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC

VEC cần bổ sung vốn để đủ điều kiện huy động vốn nhằm thực hiện đầu tư các dự án. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc quyết định phê duyệt phương án bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), nâng tổng vốn điều lệ lên 39.366 tỷ đồng đến hết năm 2026, tăng 38.251 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ đã được phê duyệt đến năm 2023.

Thay đổi trong áp dụng thuế khoán: Cần giải pháp để hộ kinh doanh thích nghi - Bài 2: Xây dựng hệ thống thuế hiện đại, minh bạch

Nghị định số 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ là một trong nhiều bước trong lộ trình xây dựng một hệ thống thuế hiện đại, minh bạch.
(PLVN) - Sau nhiều năm tồn tại như một công cụ thu thuế mang tính ước lượng, thuế khoán (TK) đang dần được thay thế bởi cơ chế khai thuế và nộp thuế theo doanh thu thực tế. Đây không chỉ là bước chuyển mình của chính sách thuế, mà còn là phép thử đối với năng lực quản trị, tính minh bạch và khả năng thích nghi của hệ thống quản lý nhà nước và hàng triệu hộ kinh doanh (HKD) cá thể trên cả nước…

Kỳ 1: Kinh tế tư nhân Lào Cai - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng các đại biểu tham quan không gian trưng bày các sản phẩm của tỉnh Lào Cai tại Chương trình “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”.
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân đang ngày càng khẳng định vai trò là một động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Từ một khu vực từng bị xem là “manh mún, nhỏ lẻ”, kinh tế tư nhân đã và đang tiếp sức cho hành trình vươn lên của tỉnh, từng bước đưa địa phương trở thành trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch năng động vùng Tây Bắc.

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên
(PLVN) - Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên mời các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu tham gia đầu tư Dự án Cảng cạn Tiên Phong. Quy mô Cảng cạn khoảng 14,35ha với tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ, thời gian hoạt động 50 năm.