Tín hiệu vui trong lĩnh vực học nghề

Tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp trường nghề ngay sau khi tốt nghiệp khoảng 85%. (Hình minh họa)
Tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp trường nghề ngay sau khi tốt nghiệp khoảng 85%. (Hình minh họa)
(PLVN) - Theo thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi. Đáng nói trong số này có đến hơn 233.000 em không đăng ký xét tuyển đại học mà chỉ xét tốt nghiệp, có những địa phương có con số thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học rất cao. Thực tế này cho thấy có sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức của phụ huynh và học sinh về vấn đề học nghề. 

Tỉnh có hơn 40% thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học

Ngày 7/5/2019, Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Nghệ An có hơn 32.400 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, hơn 13.000 thí sinh thi để xét tốt nghiệp, chiếm 41%. Đây là tỉ lệ cao nhất trong vài năm trở lại đây. Đặc biệt, ngoài các thí sinh trường dân lập, tư thục, nhiều thí sinh trường công lập cũng không đăng ký xét tuyển đại học. 

Cụ thể, một số trường THPT công lập có tỉ lệ này rất cao như THPT Cửa Lò 2 đến 82,5% không đăng ký xét tuyển đại học trong tổng số 239 em lớp 12, tiếp đến là THPT Nam Yên Thành (32%), THPT Hoàng Mai 2 (27%), THPT Tương Dương 2 (28%). 

Nhận xét về vấn đề này, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh cho rằng, vài năm trở lại đây, tỉ lệ học sinh ở Nghệ An đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng giảm do nhiều phụ huynh học sinh lo ngại học đại học xong không tìm được việc làm hoặc phải làm trái ngành nghề... như thực tế đã diễn ra. Do đó, phụ huynh đã hướng con em mình theo xu hướng thi để tốt nghiệp THPT xong sẽ theo học nghề.

Ở TP HCM  năm nay cũng có 10 nghìn học sinh chủ động không đăng ký thi đại học mà quyết định sẽ đi học nghề. Theo ông Nguyễn Quốc Cường, Phó ban Đào tạo, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP HCM, trong quá trình tư vấn tuyển sinh tại các trường có thể nhận thấy học sinh đã có sự thay đổi trong suy nghĩ.

Nhiều em đã quan tâm, tìm hiểu đến việc học nghề tùy vào năng lực, khả năng của mình mà không còn có suy nghĩ phải bằng mọi giá vào đại học nữa. Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020  TP HCM sẽ có 30% học sinh phân luồng học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng nghề.  

Thừa thầy, thiếu thợ và nhiều sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, “điệp khúc” này có thể sẽ chấm dứt khi có hàng chục nghìn em học sinh quyết định học nghề ngay từ cấp ba thay vì chỉ chăm chăm vào con đường duy nhất là thi vào đại học. Đó là nhận định của Tiến sĩ Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB&XH. 

Theo Tiến sĩ Dũng, sự thay đổi ở các địa phương phản ánh sự thay đổi nhận thức của gia đình và bản thân các em học sinh về vấn đề nghề nghiệp cũng như phản ánh nỗ lực của các cơ quan liên quan và chính sách trong việc phân luồng hướng nghiệp cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trình độ khác, trong đó có giáo dục nghề nghiệp.

Trước nay trong chương trình học THCS đã tạo điều kiện cho các em có tiếp cận nghề, mới đây để thay đổi nhận thức về học nghề hơn nữa, Chính phủ đã có đề án hướng nghiệp với nhiều cách tiếp cận để giúp các em có thể chọn nghề lựa chọn cho mình con đường học nghề, lập nghiệp phù hợp. 

85% học sinh có việc sau khi tốt nghiệp trường nghề

Hài lòng với quyết định của mình đó là tâm lý chung của các học viên trường nghề. Em Nguyễn Minh Hiếu ở Phú Thọ là học viên Khoa Động lực tại Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, cho biết, học nghề là thời gian ngắn nhất có thể tiếp cận và thực hiện ước mơ của em từ nhỏ là hàng ngày được chạm tay vào động cơ máy, được vặn những con ốc…  

Bên cạnh đó lý do nữa để em quyết định học nghề là để kiếm công việc ổn định vì đã thấy nhiều anh chị cùng quê học xong đại học khó xin được việc làm.

Tại các trường đào tạo nghề, song song với học nghề, các kiến thức văn hóa cũng sẽ được giảng dạy và áp dụng ngay vào nghề các em đang học như kiến thức toán học, vật lý trong nghề sửa chữa ô tô…

Như vậy, so với các bạn khác còn đằng đẵng con đường học phía trước kéo dài gần chục năm mà chưa biết tương lai thế nào, các em học sinh chọn con đường học nghề đã biết trước con đường mình đã chọn, ra đời mình sẽ làm gì. 

Theo Tiến sĩ Dũng, tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp trường nghề đã tăng 5% thời gian gần đây, đưa con số học sinh trường nghề có việc ngay sau khi tốt nghiệp lên 85%. Tại nhiều lễ tốt nghiệp ở các trường nghề, doanh nghiệp đã đến để tuyển người luôn với mức thu nhập bình quân nhiều ngành nghề rất tốt. 

Được biết, tại kỳ thi tay nghề thế giới được tổ chức tại Kazan, Liên bang Nga vào tháng 8/2019 tới, sẽ có 24 nghề về kỹ năng tương lai được đưa vào kỳ thi lần này (bao gồm: vi sinh học nông nghiệp, các giải pháp dựa trên blockchain, mô hình xây dựng thông tin, công nghệ composite, nhà máy kỹ thuật số, thiết kế thời trang kỹ thuật số, trang trại kỹ thuật số, vận hành vật thể bay không người lái, an toàn hệ thống an ninh doanh nghiệp, công nghệ số doanh nghiệp, công nghiệp 4.0, kết nối vạn vật, quản lý vòng đời sản phẩm…).

Theo ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB&XH, hầu hết những nghề mới trên đều là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và doanh nghiệp trên thế giới, kéo theo những tư duy mới, công nghệ mới sẽ xuất hiện trong tương lai.

Theo Tiến sĩ Dũng, phân luồng học nghề là vấn đề đã được nhiều quốc gia quan tâm và thực hiện thành công. Ví dụ như Nhật Bản với mô hình đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao Kosen (là hệ thống các trường đào tạo kỹ thuật quốc lập tại Nhật Bản được thành lập năm 1961 để đáp ứng nhu cầu đào tạo kỹ sư cho khối sản xuất công nghiệp khi nền kinh tế Nhật Bản đang ở mức phát triển vượt trội).
Đến năm 2016, trên cả nước Nhật có 63 trường Kosen với các khoa Điện, Điện tử, Tin học, Viễn thông, Cơ khí, Xây dựng, Kiến trúc, Hàng hải….  Trường Kosen tuyển học sinh tốt nghiệp THCS với độ tuổi khoảng 15. Hiện Chính phủ Nhật đang nỗ lực giới thiệu mô hình Kosen đến các nước trong đó có Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Thầy giáo người Chăm 'nặng lòng' với học sinh nghèo

Thầy giáo người Chăm 'nặng lòng' với học sinh nghèo

(PLVN) - Thấy nhiều học sinh có nguy cơ bỏ học vì gia đình khó khăn, thầy Y Da Pha (45 tuổi, dân tộc Chăm) đã vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm “tiếp sức” cho các em có điều kiện tiếp tục đến trường. Nhờ đó, nhiều học sinh đã vượt qua khó khăn, vươn lên học giỏi.

Đọc thêm

Cháy trường mầm non ở Thái Nguyên

Cháy trường mầm non ở Thái Nguyên
(PLVN) - Đám cháy bất ngờ bùng lên tại phòng chứa đồ dùng phục vụ học bán trú của học sinh, giáo viên thuộc một trường mầm non trên địa bàn TP Sông Công (Thái Nguyên ), rất may không gây thiệt hại về người.

Nghệ An và hành trình bứt phá trong thi tốt nghiệp THPT

Nghệ An và hành trình bứt phá trong thi tốt nghiệp THPT
(PLVN) - Nghệ An là một trong những tỉnh có bước đột phá nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với điểm trung bình tăng 10 bậc, xếp thứ 12/63 tỉnh, thành. Đây là kết quả đáng ghi nhận khi tỉnh có số lượng thí sinh dự thi đứng thứ 4 cả nước với 11 huyện miền núi.

Vào đại học không… khó?

Thí sinh kỳ thi cuối cùng của chương trình giáo dục phổ thông 2006. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Từ ngay trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhiều trường đã công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm bằng học bạ. Không ít thí sinh đã tận dụng cơ hội này để giành suất vào đại học, nhằm giảm bớt áp lực lên kỳ thi tốt nghiệp, năm cuối cùng của kỳ thi theo chương trình 2006. Tuy nhiên, trường điểm chuẩn cao vút, trường lại chạm đáy…

Khánh Hòa công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2024-2025

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chiều 20/7, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. Được biết năm nay, địa phương này có 25 trường THPT công lập thực hiện kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Trên 70 trường đại học công bố điểm sàn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đến thời điểm hiện tại, có khoảng hơn 70 trường đại học đã công bố điểm sàn dựa trên các phương thức như: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi đánh giá, điểm học bạ...

Phú Thọ có á khoa khối B00 toàn quốc

Với quyết tâm thí sinh Cao Hà Minh đã giành tấm vé vào đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT
(PLVN) - Thí sinh Cao Hà Minh, lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đạt 29,40 điểm là á khoa khối B00 toàn quốc, thủ khoa khối B00 toàn tỉnh (Toán: 9,4 điểm, Sinh học: 10 điểm, Hóa học: 10 điểm).

Ai chịu trách nhiệm chất lượng bữa ăn học đường?

Ảnh minh họa (Internet)
(PLVN) - Chất lượng bữa ăn học đường trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh và cơ quan chức năng Việc lựa chọn và quản lý các đơn vị cung cấp bữa ăn học đường đang gặp nhiều vấn đề. Vậy trách nhiệm này sẽ thuộc về ai? Cơ quan chức năng, nhà trường hay phụ huynh học sinh?

Nghề giáo có cần giấy phép hành nghề?

 Dự thảo Luật Nhà giáo hy vọng tháo gỡ những “điểm nghẽn”, có học sinh mà thiếu giáo viên. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Vừa qua, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực họp phiên chuyên đề tham vấn ý kiến đối với một số nội dung trong dự thảo Luật Nhà giáo. Tại đây, vấn đề pháp lý của giấy phép hành nghề dạy học trong mối quan hệ với các chứng chỉ, văn bằng khác đã được đặt ra.