Tín hiệu tích cực từ khu điều trị ca COVID-19 nặng tại TP HCM

Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng điều trị tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 thuộc bệnh viện Trung ương Huế đã được xuất viện (Ảnh: Nhật Tân)
Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng điều trị tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 thuộc bệnh viện Trung ương Huế đã được xuất viện (Ảnh: Nhật Tân)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng nay, 7/9, thông tin từ Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID -19 thuộc bệnh viện Trung ương Huế (Trung tâm - đóng tại số 2 Trường Chinh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM), có 18 bệnh nhân COVID-19 nặng, lớn tuổi, nhiều bệnh nền được điều trị khỏi và xuất viện.

Sau hơn 2 tuần đi vào hoạt động, Trung tâm đã tiếp nhận điều trị hơn 300 bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng. Trong đó có hơn 100 bệnh nhân phải thở máy. Đặc biệt, có 3 ca phải lọc máu liên tục, 1 ca sử dụng kỹ thuật ECMO. Đến nay, sau một quá trình điều trị đã có 18 bệnh nhân nặng, lớn tuổi đã được điều trị khỏi bệnh và cho xuất viện.

TS.BS Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc bệnh viện Trung ương Huế cho biết, ngoài các ca bệnh nặng, lớn tuổi, nhiều bệnh nền được xuất viện, hiện tại Trung tâm có nhiều ca bệnh khác có thể xuất viện hoặc chuyển tầng nhẹ hơn điều trị để nhường giường cho bệnh nhân nguy kịch.

“Xác định điều trị người bệnh thoát khỏi tình trạng nguy kịch là mục tiêu hàng đầu của Trung tâm nên những tín hiệu tích cực này đã động viên tinh thần của đội ngũ y, bác sĩ đơn vị trong quá trình chạy đua để giành giật sự sống cho các ca bệnh nặng", TS.BS Nguyễn Thanh Xuân chia sẻ.

Trước đó, Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 do bệnh viện Trung ương Huế quản lý và bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị từ ngày 24/8. Đây là tuyến điều trị cao nhất, chủ yếu tiếp nhận các ca bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch. Những bệnh nhân này đòi hỏi kết hợp nhiều biện pháp vừa điều trị, vừa chăm sóc nâng cao thể trạng.

Đọc thêm

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.