Tín hiệu đáng mừng từ điểm thi tốt nghiệp THPT 2023

Năm nay bội thu điểm 10 môn Giáo dục công dân. (Ảnh PV)
Năm nay bội thu điểm 10 môn Giáo dục công dân. (Ảnh PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều người cho rằng điểm môn Giáo dục công dân cao quá, tuy nhiên, theo Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đây là một tín hiệu đáng mừng...

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận định: Điểm thi đã có sự phân hóa và là cơ sở cần thiết, bởi đây là kỳ thi tốt nghiệp nên đòi hỏi một mặt bằng chung, không phải thi để chọn.

“Đối với môn Giáo dục công dân, nhiều người cho rằng môn này điểm cao quá. Tôi cho rằng, đây là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện mức độ dân trí của các học sinh của chúng ta đang tăng lên. Đây là kỳ thi tốt nghiệp nên ở mức độ em nào đạt được là có thể tốt nghiệp chứ không phải là một cuộc thi để chọn lọc. Qua đây để thấy, sự điều chỉnh của đề thi không phải do các yêu cầu này, yêu cầu kia, mà do yêu cầu để các em có một trình độ nhất định để trở thành công dân ra ngoài xã hội. Tôi cho rằng đây là mục đích tối thượng. Từ cơ sở như vậy, hàng năm, Bộ GD&ĐT đã có những điều chỉnh để thích hợp với những yêu cầu chứ không phải điều chỉnh để chúng ta thay đổi số điểm”.

GS.TS Nguyễn Văn Minh.

GS.TS Nguyễn Văn Minh.

Cũng theo thầy Nguyễn Văn Minh: “Có thể thấy, một trong các kỳ thi đáng tin cậy nhất trong thời điểm hiện tại là kỳ thi tốt nghiệp THPT và hầu hết các trường đại học tin tưởng vào kết quả này, cho nên đây là một cơ sở. Chúng ta thấy, đề thi mặc dù có mặt bằng chung nhưng có sự phân hóa. Chúng ta xem xét trên các tổ hợp khác nhau, tùy thuộc vào các trường có mong muốn tuyển sinh từng tổ hợp mà có thể nhìn nhận trên đây là một cơ sở được lựa chọn. Ví dụ như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chúng tôi dành hơn 70% chỉ tiêu để tuyển các em thí sinh từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điều này để thấy được niềm tin đối với kỳ thi rất cao”.

GS Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, phổ điểm năm nay về cơ bản giữ được ổn định như năm ngoái và không có sự biến động quá lớn. Điều này rất tốt, không gây nên sự xáo trộn lớn đối với các thí sinh và phụ huynh cũng như công tác xét tuyển vào đại học.

Cụ thể, có thể thấy một số điểm nhấn trong năm nay. Môn Toán, năm ngoái tỉ lệ thí sinh đạt điểm 8 chiếm tỉ lệ 21% thì năm nay chỉ chiếm hơn 15%, có sự phân hóa tốt hơn. Tương tự, môn Vật lí, năm ngoái tỉ lệ thí sinh đạt điểm 8 trở lên là 22,74 %, thì năm nay có 21,3%. Môn Hóa học, tỉ lệ điểm giỏi của năm ngoái là 27,8%, năm nay tỉ lệ điểm giỏi chỉ 22,6%.

Đối với môn Lịch sử, năm nay đề thi cũng có sự điều chỉnh phù hợp. Năm ngoái tỉ lệ điểm giỏi, điểm 8 trở lên của môn này là 18%, năm nay chỉ còn 13%. Điều này cho thấy, đề thi phù hợp với trình độ của thí sinh cũng như chương trình THPT. Qua đây cũng phản ánh sự cải thiện rất tốt đối với môn Lịch sử, bởi như năm 2021, tỉ lệ điểm 8 trở lên chỉ đạt 5,43 %.

GS Nguyễn Đình Đức.

GS Nguyễn Đình Đức.

Riêng môn Ngữ văn, nếu theo tỉ lệ thống kê điểm giỏi năm ngoái là 42%, tính từ điểm 7 trở lên thì năm nay tỉ lệ này chiếm 46% - nhích hơn so với năm ngoái.

Đối với môn Tiếng Anh, năm 2021 tỉ lệ điểm giỏi gần 20%; năm 2022 là 11,9%. Năm nay, tỉ lệ này chiếm 15,03%. Điều này cho thấy đề thi đã điều chỉnh rất phù hợp và về cơ bản giữ được sự ổn định.

Về môn Giáo dục Công dân, theo thống kê, năm ngoái số điểm giỏi chiếm 61,85% thì năm nay chiếm 61%. Như vậy, mặc dù có nhiều điểm 10 hơn năm ngoái nhưng thực tế thí sinh đạt điểm 8 trở lên môn Giáo dục công dân lại giảm và cơ bản ổn định ở mức 61%. Tỉ lệ điểm giỏi như vậy thể hiện được năng lực của các em, sự quan tâm đến xã hội và hiểu biết về giáo dục công dân tốt hơn.

“Năm nay, theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, kỳ thi sẽ giữ mức ổn định đến năm 2025. Do đó, các trường đại học vẫn sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 như một kênh để tuyển sinh. Về mức điểm tốt nghiệp THPT năm nay, dự báo ở một số ngành sẽ có biến động một chút về điểm xét tuyển và có lẽ sẽ không tăng đối với khối khoa học tự nhiên. Thậm chí tỉ lệ % chỉ tiêu của các phương thức tuyển sinh khác có thể tăng lên nên có thể giảm từ 0,5 - 1 điểm. Về cơ bản, theo tôi kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học năm nay không có sự biến động lớn so với năm ngoái và các trường đại học yên tâm sử dụng kết quả để tuyển sinh”, theo GS Nguyễn Đình Đức.

Không còn “mưa” điểm 10 khối tự nhiên

Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023 cho thấy: Có 1003372 thí sinh tham gia thi bài thi Toán, điểm trung bình là 6.25 điểm, điểm trung vị là 6.6 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.6 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 123 (chiếm tỷ lệ 0.012%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 217093 (chiếm tỷ lệ 21.64%).

Môn Ngữ văn: Có 1008239 thí sinh tham gia thi, điểm trung bình là 6.86 điểm, điểm trung vị là 7.0 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.0 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 92 (chiếm tỷ lệ 0.009%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 73622 (chiếm tỷ lệ 7.3%). 

Môn Vật lí: Có 327188 thí sinh tham gia thi, điểm trung bình là 6.57 điểm, điểm trung vị là 6.75 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.5 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 23 (chiếm tỷ lệ 0.007%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 48379 (chiếm tỷ lệ 14.79%).

Môn Hóa học: Có 328117 thí sinh tham gia thi, điểm trung bình là 6.74 điểm, điểm trung vị là 7.0 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.5 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 14 (chiếm tỷ lệ 0.004%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 38375 (chiếm tỷ lệ 11.7%).

Môn Sinh học: Có 324625 thí sinh tham gia thi, điểm trung bình là 6.39 điểm, điểm trung vị là 6.5 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 6.5 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 36 (chiếm tỷ lệ 0.011%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 33754 (chiếm tỷ lệ 10.4%). 

Môn Lịch sử: Có 683447 thí sinh tham gia thi, điểm trung bình là 6.03 điểm, điểm trung vị là 6.0 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 5.75 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 38 (chiếm tỷ lệ 0.006%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 170237 (chiếm tỷ lệ 24.91%). 

Môn Địa lí: Có 682.134 thí sinh tham gia thi, điểm trung bình là 6.15 điểm, điểm trung vị là 6.25 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 6.25 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 112 (chiếm tỷ lệ 0.016%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 91073 (chiếm tỷ lệ 13.35%). 

Môn Giáo dục công dân: Có 565.452 thí sinh tham gia thi, điểm trung bình là 8.29 điểm, điểm trung vị là 8.5 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 9.0 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 26 (chiếm tỷ lệ 0.005%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 5492 (chiếm tỷ lệ 0.97%). 

Môn Tiếng Anh: Có 876102 thí sinh tham gia thi, điểm trung bình là 5.45 điểm, điểm trung vị là 5.2 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4.2 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 192 (chiếm tỷ lệ 0.022%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 392784 (chiếm tỷ lệ 44.83%).

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Đọc thêm

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.

Hi hữu: Một thí sinh từ trượt thành đỗ thủ khoa do "nhầm lẫn" khi hồi phách

Trường THPT Lê Hồng Phong (Bỉm Sơn, Thanh Hóa), nơi có thí sinh bị nhầm lẫn trong điểm thi vào lớp 10 năm 2024-2025.
(PLVN) - Do nhầm lẫn khi hồi phách của những người làm công tác chấm thi, một thí sinh ở Thanh Hóa đã được nhầm điểm và trở thành thủ khoa vào lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2024 - 2025, dù cho điểm thi thực tế của thí sinh này là: trượt!