Tín hiệu bí ẩn từ máy bay Malaysia mất tích

Người thân ngóng chờ thông tin về chiếc máy bay mất tích tại sân bay Kuala Lumpur. (Nguồn: VietNam+/AP)
Người thân ngóng chờ thông tin về chiếc máy bay mất tích tại sân bay Kuala Lumpur. (Nguồn: VietNam+/AP)
Viên phi công lái chiếc Boeing 777 cất cánh 30 phút trước máy bay mất tích mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines cho biết ông nghe được tiếng thì thầm và tín hiệu nhiễu sóng từ chiếc máy bay mất tích.
Đây được cho là liên lạc cuối cùng của máy bay MH370, chở 239 người, trước khi mất tích, theo trang tin New Straits Times (Malaysia).
AFP dẫn thông cáo của Malaysia Airlines cho biết máy bay Boeing 777-200 mang số hiệu MH370 đã biến mất vào lúc 2h40 ngày 8/3 (tức 1h40 giờ Việt Nam ngày 8/3), sau khi cất cánh được 41 phút từ thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia để đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Theo New Straits Times, một trạm kiểm soát không lưu Việt Nam yêu cầu viên phi công (đề nghị giấu tên) này liên lạc với chiếc MH370 để tiếp âm, nhằm liên lạc với các cơ quan chức năng.
Viên phi công cho biết ông ta đang lái máy bay đến sân bay quốc tế Narita, Nhật Bản và có thể sử dụng băng tầng khẩn cấp để liên hệ với MH370.
“Chúng tôi đã nỗ lực thiết lập liên lạc với MH370 sau 1h30 sáng (giờ địa phương) và đề nghị họ trả lời liệu họ có thể đi vào không phận Việt Nam hay không”, viên phi công cho biết.
“Tiếng nói phát ra trên điện đàm từ phía MH370 có thể là cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah (53 tuổi - PV) hoặc là cơ phó Fariq Abdul Hamid (27 tuổi - PV), nhưng tôi chắc là cơ phó”, viên phi công nói.
“Có rất nhiều tín hiệu nhiễu sóng, nhưng tôi nghe được tiếng thì thầm từ phía sau. Đó là lần cuối cùng, chúng tôi nghe được từ MH370 bởi vì chúng tôi mất liên lạc với máy bay này”, cũng theo viên phi công.

Viên phi công cho hay những máy bay khác nếu sử dụng cùng băng tầng khẩn cấp có thể nghe được cuộc điện đàm này, kể cả bất kỳ tàu nào ở trên biển.

“Nếu máy bay gặp nạn, chúng tôi sẽ phải nghe phi công gọi cầu cứu. Nhưng tôi chắc rằng không ai khác nghe được lời cầu cứu từ MH370”, viên phi công nói.
Viên phi công cho biết thêm sau lần liên lạc bất thành, đài kiểm soát không lưu từ Việt Nam đã đề nghị ông cố liên lạc với MH370, nhưng bất thành.
New Straits Times không tiết lộ viên phi công giấu tên này thuộc hãng hàng không nào.
AFP ngày 9/3 đưa tin chính quyền Malaysia đang điều tra khả năng máy bay mất tích của hãng Malaysia Airlines có liên quan đến khủng bố.
Trong ngày 9/3, lực lượng tìm kiếm và cứu hộ các nước, trong đó có Việt Nam, đang nỗ lực tìm kiếm máy bay MH370, chở 239 người mất tích hôm 8/3.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.