Tín dụng với người hoàn lương: Điểm tựa để người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng

Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giải ngân vốn vay cho những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.
Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế giải ngân vốn vay cho những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để tạo điều kiện giúp người chấp hành xong án phạt tù trở về, xóa bỏ mặc cảm, tái hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm ổn định, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai chương trình cho vay vốn đối với những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương. Nguồn vốn vay này được kỳ vọng sẽ là điểm tựa vững chắc giúp người hoàn lương vươn lên cải thiện cuộc sống.

Theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, kể từ ngày 10/10/2023, người chấp hành xong án phạt tù; cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.

Theo đó, đối tượng vay vốn là người chấp hành xong án phạt tù đã được cấp Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù và người được đặc xá đã được cấp Giấy chứng nhận đặc xá; cơ sở sản xuất, kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh) có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.

Về điều kiện vay vốn, người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do công an cấp xã lập và được UBND cấp xã xác nhận; thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm.

Chị Nguyễn Thị Hậu (thôn Quảng Lộc, xã Sơn Thuỷ, huyện A Lưới) đã được cán bộ NHCSXH tận tình hướng dẫn để hoàn tất thủ tục và nhận về khoản vay 100 triệu đồng từ chính sách này.

Chị Nguyễn Thị Hậu (thôn Quảng Lộc, xã Sơn Thuỷ, huyện A Lưới) đã được cán bộ NHCSXH tận tình hướng dẫn để hoàn tất thủ tục và nhận về khoản vay 100 triệu đồng từ chính sách này.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, để thực hiện tốt Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Đồng thời, khẩn trương phối hợp với Công an cấp xã rà soát, nắm bắt nhanh nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của các đối tượng thuộc diện thụ hưởng. Chủ động báo cáo, tham mưu UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện, phối hợp với UBND, công an các xã, phường, thị trấn, tổ chức hội nhận uỷ thác và tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn, tổ dân phố tiến hành rà soát danh sách các đối tượng thụ hưởng, các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay, hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ vay và giải ngân cho vay theo quy định.

Ngay khi Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu có hiệu lực, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã triển khai cho vay 4 trường hợp với số tiền 380 triệu tại các địa bàn huyện A Lưới, Hương Trà, Phong Điền và Nam Đông (Trong đó các huyện A Lưới, Hương Trà, Phong Điền đã giải ngân cho mỗi khách hàng 100 triệu đồng, huyện Nam Đông giải ngân 80 triệu đồng/1 khách hàng).

Cũng theo ông Tuấn, để triển khai chương trình tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, đợt này Chi nhánh qua rà soát ban đầu đã đăng ký nguồn vốn 1,85 tỷ đồng cho 22 khách hàng vay vốn. Trong thời gian tới, Chi nhánh sẽ tiếp tục đầu mối với công an tỉnh, huyện, chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp phối hợp để triển khai tốt chương trình, hướng dẫn hồ sơ thủ tục theo quy định tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận vốn vay. Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền lan tỏa chính sách này trong cộng đồng.

Hiện Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã triển khai cho vay 4 trường hợp với số tiền 380 triệu tại các địa bàn huyện A Lưới, Hương Trà, Phong Điền và Nam Đông.

Hiện Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã triển khai cho vay 4 trường hợp với số tiền 380 triệu tại các địa bàn huyện A Lưới, Hương Trà, Phong Điền và Nam Đông.

Ngay trong ngày đầu tiên chính sách này bắt đầu có hiệu lực, tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện A Lưới, chị Nguyễn Thị Hậu (Thôn Quảng Lộc, xã Sơn Thuỷ) đã được cán bộ NHCSXH tận tình hướng dẫn để hoàn tất thủ tục và nhận về khoản vay 100 triệu đồng từ chính sách này. Chị Hậu cũng là một trong những người đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế được giải ngân nguồn vốn vay này. Chị Hậu xúc động cho biết: “Trải qua khoảng thời gian chồng tôi lầm lỡ của cuộc đời. Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, gia đình chị được NHCSXH xem xét cho vay vốn để làm ăn. Đây là nguồn lực tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi vực dậy trong cuộc sống tương lai”.

Chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù là một chính sách có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, hợp lòng dân, tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội. Điều đó khẳng định chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội.

Đây là chương trình tín dụng có tính nhân văn sâu sắc, góp phần tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, gắn liền với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng tái phạm tội, góp phần giữ vững, ổn định trật tự, an toàn xã hội, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao
(PLVN) - Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng cao được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi chú trọng thực hiện trong thời gian qua đã giải quyết những vấn đề cấp thiết, giúp phụ nữ vùng cao tự tin làm chủ được cuộc sống.

Quảng Ninh sẵn sàng cho Ngày hội toàn dân

Mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất.
(PLVN) -  Đến thời điểm này, mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất, cử tri, nhân dân đã sẵn sàng, phấn khởi chờ đón ngày hội lớn.

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tỉnh Cà Mau, mới chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.