Tín dụng cho dự án năng lượng: “Tín nhiệm BB”- giấy thông hành của EVN

Thủy điện Ialy là khoản vay thứ 2 AFD cấp vốn cho EVN không có bảo lãnh của Chính phủ.
Thủy điện Ialy là khoản vay thứ 2 AFD cấp vốn cho EVN không có bảo lãnh của Chính phủ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đầu tuần này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thu xếp xong 2 khoản vay cho các dự án nguồn điện lớn. Để được những khoản tín dụng “khủng” này, EVN nhiều năm liền nỗ lực để đạt mức “tín nhiệm BB” - niềm tin trong đàm phán với các ngân hàng và định chế tài chính.

Vay gần 75 triệu Euro không cần bảo lãnh

Ngày 29/6, EVN đã chính thức ký kết thoả thuận tín dụng cho khoản vay ưu đãi không bảo lãnh Chính phủ trị giá 74,7 triệu Euro cho Dự án Nhà máy Thuỷ điện Ialy mở rộng với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD).

Đáng chú ý, đây là khoản vay thứ 2 AFD cho EVN vay mà không có sự bảo lãnh của Chính phủ. Đây là kết quả của những nỗ lực minh bạch tài chính và kết quả kinh doanh của EVN trong suốt thời gian qua, chứng tỏ sự tin cậy các tổ chức tín dụng quốc tế lớn trên thế giới dành cho EVN.

Ông Fabrice Richy - Giám đốc AFD tại Việt Nam - khẳng định, EVN là một đối tác luôn được đánh giá là vững vàng, quản trị tốt, chuyên nghiệp, với mảng kế toán rất rõ ràng, cân bằng và hoạt động chuyên nghiệp.

“AFD tự hào là đối tác chính và lâu dài của EVN. AFD mong muốn tiếp tục được hợp tác với EVN và các đơn vị thành viên… thông qua hình thức tài trợ không có bảo lãnh Chính phủ”, vị đại diện AFD tại Việt Nam nói.

Ngoài ra, ông Fabrice Richy cũng bày tỏ kỳ vọng Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng sẽ góp phần chuyển đổi năng lượng sang dạng năng lượng các-bon thấp và bền vững tại Việt Nam. Đây là một trong những chiến lược quan trọng của AFD tại Việt Nam.

Thỏa ước tín dụng được ký giữa 2 bên sẽ giúp thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo và tiếp tục tìm kiếm các nguồn tài trợ quốc tế cho các dự án chiến lược của EVN.

Được biết, dự án này bao gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 360 MW, tổng mức đầu tư khoảng 6.398 tỷ đồng. Khoản vay ưu đãi không bảo lãnh Chính phủ trị giá 74,7 triệu Euro (tương đương 1.900 tỷ đồng, chiếm 30,8% tổng mức vốn đầu tư cho dự án).

Đại diện EVN cho biết, thời gian này EVN đã và đang đầu tư khá nhiều dự án, đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn. Trước đây, tìm kiếm các nguồn vốn ưu đãi thực hiện dự án mà không có bảo lãnh của Chính phủ gặp khá nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, EVN đã nỗ lực rất nhiều trong công tác tài chính kế toán để nhận được mức tín nhiệm “BB” do Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đánh giá với “Viễn cảnh ổn định” về vay nợ dài hạn bằng ngoại tệ từ năm 2018. Đây chính là cơ sở vững chắc để các tổ chức tín dụng lớn tin tưởng, cung cấp các khoản vay ưu đãi cho EVN.

Ngân hàng tài trợ tới 70% dự án

Gần nhất – ngày 30/6, EVN và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác Toàn diện và Hợp đồng tín dụng tài trợ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1.

Theo thỏa thuận,Vietcombank và EVN sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của nhau, đặc biệt trọng tâm đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực tài trợ vốn cho EVN và các đơn vị thành viên, cung cấp các dịch vụ thanh toán và quản lý dòng tiền, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại... Ngoài ra, Vietcombank cam kết tài trợ vốn và các sản phẩm dịch vụ cho các nhà thầu của EVN.

Đại diện 2 bên khẳng định, việc ký thỏa thuận hợp tác toàn diện và Hợp đồng tín dụng Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai bên, mở ra một giai đoạn hợp tác mới nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của mỗi bên.

Đây là một dự án nguồn khá lớn, với tổng mức đầu tư 41.130 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn của EVN (30%) và vốn vay thương mại trong nước (70%) do Vietcombank tài trợ. Vietcombank là tổ chức tín dụng đầu tiên đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Quyết định 13/2018/QĐ-TTg và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp tín dụng đối với EVN để thực hiện tài trợ Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I, với khoản tín dụng có giá trị 27.100 tỷ đồng, sẽ được giải ngân trong khoảng 4 năm theo tiến độ dự án này…

Được biết, mức tín nhiệm tích cực “BB” nói trên không chỉ nâng cao uy tín của EVN trong đàm phán với các tổ chức tín dụng trong nước mà còn tạo động lực vươn xa hơn khi Tập đoàn này từng đặt vấn đề phát hành trái phiếu quốc tế nhằm đa dạng hóa nguồn vốn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối từ tháng 3/2024

Trước mắt, Hệ thống công bố thông tin một đầu mối sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên HNX.
(PLVN) - Từ ngày 08/3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán (GDCK). Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023
(PLVN) - Chiều nay, 28/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (SJCV) tổ chức công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023. Đây là hoạt động thường niên được SJCV tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên. Dưới đây là các sự kiện, vấn đề nổi bật:

Việt Nam và Hoa Kỳ: Thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai Ủy ban chứng khoán

Đại diện SSC và SEC
(PLVN) - Chiều ngày 17/11/2023 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2023 tại San Francisco; tiếp nối sự thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Los Angeles, Mỹ vào ngày 14/11/2023, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) Vũ Thị Chân Phương cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với đại diện các cơ quan thuộc Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).

43 mã cổ phiếu trên sàn HOSE vốn hóa trên 1 tỷ USD

Ảnh minh họa nguồn internet.
(PLVN) - Dữ liệu vừa công bố của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho thấy, lượng cổ phiếu đạt quy mô vốn hóa trên 1 tỷ USD đã liên tục cải thiện kể từ tháng 4/2023. Kết thúc tháng 7/2023, số lượng cổ phiếu ghi nhận vốn hóa trên 1 tỷ USD đã đạt 43 mã.

Kỳ vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Sau 1 tuần Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đi vào hoạt động, tổng giá trị giao dịch đạt 2.000 tỷ đồng, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) kỳ vọng thị trường sẽ sôi động hơn trong 3 tháng tới, khi có khoảng 1.000 mã trái phiếu lên sàn.

Bổ nhiệm Tổng Giám đốc và Trưởng ban kiểm soát HNX

Ông Nguyễn Thành Long (bên trái) Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam đã trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX cho ông Nguyễn Anh Phong.
(PLVN) - Ông Nguyễn Anh Phong, Quyền Tổng Giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX) được bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX, bà Ngô Thị Lan Hương, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam được điều động và bổ nhiệm Trưởng ban kiểm soát HNX...

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 64,95 tỷ đồng trên sàn UPCoM

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 64,95 tỷ đồng trên sàn UPCoM.
(PLVN) -  Thị trường UPCoM tháng 1/2023 có diễn biến giao dịch kém sôi động với thanh khoản giảm đáng kể. Giao dịch của khối ngoại giảm 86,65% so với giá trị mua ròng trong tháng 12/2022, tính chung trong tháng 1, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng xấp xỉ 64,95 tỷ đồng.