Tín dụng chính sách xã hội – Tấm chăn ấm cho người nghèo và các đối tượng chính sách

Ông Trần Gia Công - Bí thư huyện uỷ Phú Vang kiểm tra, động viên người dân sử dụng vốn vay nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
Ông Trần Gia Công - Bí thư huyện uỷ Phú Vang kiểm tra, động viên người dân sử dụng vốn vay nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tín dụng chính sách xã hội ở huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế) được xem là “đòn bẩy” giúp bà con phát triển sản xuất và là một “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng “yếu thế” trong xã hội.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá; có 14 đơn vị hành chính cấp xã. Ngay sau khi Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư được ban hành, Ban Thường vụ huyện ủy Phú Vang đã chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện thường xuyên tuyên truyền quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị; Luôn xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động Tín dụng chính sách xã hội là hoạt động thường xuyên; Làm sao phải huy động các nguồn lực cho tín dụng CSXH gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Tín dụng chính sách xã hội – Tấm chăn ấm cho người nghèo và các đối tượng chính sách ảnh 1

Bí thư huyện uỷ Phú Vang Trần Gia Công: “Tín dụng chính sách xã hội chính là ý Đảng lòng Dân”

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị, địa phương này đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên, đồng vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách kịp thời, có hiệu quả.

Theo lãnh đạo UBND huyện Phú Vang, đến hết tháng 10/2024, nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn đã góp phần xóa nghèo cho hơn gần 5,5 nghìn hộ, xóa cận nghèo gần 6,1 nghìn hộ. Mặc khác, 10 năm trước Phú Vang có tỉ lệ hộ nghèo hơn 8,41%, bây giờ chỉ còn 2,27%; tương tự hộ cận nghèo từ 7,95% xuống chưa đầy 3,85%. Đồng thời, nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ cho gần 43 nghìn lao động có việc làm. Ngoài ra, huyện còn giúp kinh phí cho 358 người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài; trang trải chi phí học tập cho 1.136 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn… Hàng chục trường hợp chấp hành xong án phạt tù đã được giúp kinh phí tái hòa nhập cộng đồng, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Tín dụng chính sách xã hội – Tấm chăn ấm cho người nghèo và các đối tượng chính sách ảnh 2

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang Lê Đức Lộc (thứ 7 từ trái qua): “Phải làm sao đó để không một ai bị bỏ lại phía sau”

Ông Lê Đức Lộc (Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang) cho rằng, những năm qua UBND huyện rất quan tâm, luôn dành một phần vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Phòng giao dịch NHCSXH huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Đồng thời, huyện cũng đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tạo điều kiện cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện xây dựng trụ sở làm việc tại trung tâm huyện cũng như mở 14 điểm giao dịch xã; từ đó tạo điều kiện gắn kết giữa NHCSXH với nhân dân.

“Cả hệ thống chính trị đều quyết tâm để không một ai bị bỏ lại phía sau. Qua đó, củng cố lòng tin của người dân đối với chính sách của Đảng, Nhà nước và hoạt động của hệ thống NHCSXH trên địa bàn”, ông Lộc khẳng định.

Đòn bẩy để người nghèo vươn lên

Chỉ riêng năm 2024 (tính đến tháng 9) trên địa bàn huyện đã xoá được 869 hộ nghèo và cận nghèo, trong đó Tín dụng chính sách đã góp phần giúp 107 hộ thoát nghèo; 132 hộ thoát cận nghèo. Nhiều mô hình hiệu quả, điển hình như làm ruốc, nước mắm tại Phú Thuận, Phú Hải hay mô hình nước ớt tại Vinh Xuân; mô hình mắm dưa cà tại xã Vinh An; mô hình nuôi trồng thủy sản tại Phú Xuân, Vinh Thanh; mô hình trồng nấm rơm tại các Phú Lương, Phú Xuân...

Cách đây 10 năm, vợ chồng ông Đặng Hoà (72 tuổi, ngụ thôn Lộc Sơn, xã Phú Xuân) thuộc diện hộ nghèo; ông bà được vay vốn 50 triệu từ NHCSXH để sản xuất, phát triển kinh tế. Tiền vay được, gia đình ông dùng mua nguyên liệu làm trại và sản xuất nấm. Lúc đầu thiếu kinh nghiệm, vốn còn ít chỉ làm 1 căn; quá trình làm ổn định, có kinh tế nên hiện tại ông bà tăng số lượng trại sản xuất lên 8 căn. Trừ chi phí để làm 1 căn tầm 4 triệu đồng, hàng tháng gia đình này thu khoảng 50 triệu đồng.

Tín dụng chính sách xã hội – Tấm chăn ấm cho người nghèo và các đối tượng chính sách ảnh 3

Ngân hàng chính sách xã hội là “phao cứu sinh” cho vợ chồng ông Đặng Hoà

“Trước đây, vợ chồng tôi thuần nông, đất ít, lại nuôi tới 6 người con; không có vốn, chạy ăn từng bữa, không nghèo mới lạ! Sau đó, vợ chồng tôi chịu khó một phần nhưng không thể quên được sự hỗ trợ rất nhiều từ chính quyền địa phương và NHCSXH huyện... Bây giờ, cuộc sống đã khấm khá; không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành tới các cấp và hứa sẽ nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa…”, ông Hòa phấn khởi bày tỏ.

Hơn 10 năm trước, người viết đang công tác tại NHCSXH huyện Phong Điền, trong một lần đi kiểm tra chéo, ấn tượng với vẻ chân chất, thật thà của bà Huỳnh Thị Vân Mỹ, (61 tuổi, ngụ thôn Trừng Hà, xã Phú Gia) lúc đó là hộ nghèo. Nay, gia đình bà đã là hộ khá giả của địa phương.

Tín dụng chính sách xã hội – Tấm chăn ấm cho người nghèo và các đối tượng chính sách ảnh 4

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp bà Vân Mỹ vượt khó vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình

“Khi gặp chú, vợ chồng tôi đã vay NHCSXH 15 triệu nhưng làm ăn thua lỗ; khổ lắm! Nhưng nhờ sự động viên của chú và được tạo điều kiện, tin tưởng của cán bộ ngân hàng nên tôi được vay thêm 15 triệu đồng. Bây giờ, kinh tế gia đình tôi khá nhiều rồi; có đàn bò 15 con, nhím 20 con, 30 con lợn, xe máy SH… Tất cả là nhờ NHCSXH hết”, bà Mỹ xúc động kể.

Theo ông Đỗ Viết Tư (Chủ tịch UBND xã Phú Gia), bà Vân là 1 trong những điển hình vay vốn làm ăn giỏi. Từ hộ nghèo đã thoát nghèo năm 2017, đến năm 2019, gia đình bà thoát cận nghèo, và nay đã trở thành hộ khá giả.

'Bệ đỡ' những mảnh đời lầm lỡ

Từ khi công tác trong ngành, người viết từng gặp nhiều tổ trưởng Tổ TK&VV; họ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm giúp đỡ những người lầm lỡ; tiêu biểu như ở xã Phú Diên, xã Phú Mỹ, xã Vinh Hà.

Chị Nguyễn Thị Như Ý (Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Phường Tư, xã Vinh Hà) giới thiệu về trường hợp anh Nguyễn Văn Đ. Vào năm 2015, anh này bị phạt 7 năm tù vì liên quan tới ma túy. Sau khi chấp hành án xong, anh về quê nhưng không có công ăn việc làm, vốn cũng không có. Đặc biệt anh Đ. mất lòng tin của những người xung quanh. Chiếc “phao cứu sinh” xuất hiện, khi anh được tiếp cận và được Phòng giao dịch NHCSXH huyện cho vay 70 triệu đồng. Có số vốn này, vợ chồng anh Đ. bàn bạc, quyết định mở xưởng may gia công tại nhà.

“Vợ tôi có kinh nghiệm may, vốn cũng đã có, thế là chúng tôi mua máy may, máy vắt sổ. Nhờ có tay nghề cộng uy tín nên dần dần vợ chồng tôi kết nối và có nhiều “mối hàng”. Hiện chúng tôi đã có 15 máy và 16 lao động làm thuê. Tôi đã làm lại được cuộc đời”, anh Đ. tâm sự.

Tín dụng chính sách xã hội – Tấm chăn ấm cho người nghèo và các đối tượng chính sách ảnh 5

Nhờ tay nghề cộng uy tín nên dần dần vợ chồng Đ. đã có nhiều “mối hàng” và được đánh giá chất lượng tốt

Chị Như Ý nói: “Lúc đầu anh Đ. vay thì bản thân có lo lắng thật nhưng vì trách nhiệm, tạo điều kiện để họ đoạn tuyệt với sai lầm trước đây, trở thành người có ích cho xã hội nên vừa cho vay, vừa động viên. Công việc này rất nhân văn, chúng tôi luôn là những “cánh tay nối dài” giúp chính sách của Đảng và Nhà nước tới người yếu thế”.

Người viết cũng gặp, tiếp xúc khá nhiều trường hợp như anh Đ. Trong đó có anh Phạm Văn D (ngụ xã Phú Diên), người mới chấp hành xong hình phạt tù năm 2023, được vay 50 triệu đồng để cải tạo lại xưởng và mua máy xay xát lúa, xay ớt. Hiện tại anh D. sống hoà thuận với bà con làng xóm, chí thú làm ăn để nuôi 2 con nhỏ.

Tín dụng chính sách xã hội – Tấm chăn ấm cho người nghèo và các đối tượng chính sách ảnh 6

Anh D. chia sẻ: “Nhiều người thấy tôi “có án” và mới “ra tù” ngại không dám cho vay. Nhờ NHCSXH, người lầm lỡ như tôi được vay lãi suất thấp để làm lại cuộc đời. Tôi sẽ cố gắng tu chí làm ăn”.

Tương tự, anh Nguyễn Hữu C. (ở xã Phú Mỹ) sau khi chấp hành xong bản án 21 tháng tù, đã được vay 100 triệu đồng để đầu tư sửa chữa, nâng cấp quán bán cháo dinh dưỡng. Dù bước đầu khởi nghiệp khó khăn nhưng anh C. cố gắng để xây dựng cuộc sống, làm người có ích; nuôi con ăn học và đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của địa phương.

Ông Hoàng Minh Tứ (Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phú Vang) cho biết: “Nhờ có sự đồng hành, tiếp sức của chính sách tín dụng rất nhân văn từ Đảng và Nhà nước nên quá trình tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời mới của những người từng lầm lỡ bây giờ không còn đơn độc”.

Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ

Trong những chuyến về địa bàn đi thực tế, người viết có dịp tận mắt gặp gỡ những đối tượng trước đây thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đã vươn lên bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, với “điểm tựa” là sự quan tâm của chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, sự hỗ trợ về chính sách tín dụng ưu đãi của NHCSXH. Nhiều mô hình kinh tế đã phát huy hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

Tín dụng chính sách xã hội – Tấm chăn ấm cho người nghèo và các đối tượng chính sách ảnh 7

Làm tín dụng chính sách xã hội phải: “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”

Gặp lại những người này, người viết thường xuyên nghe câu: “Chú! Ngày trước, cuộc sống gia đình tui cực lắm, khổ lắm nhưng giờ phấn khởi ghê”. Ánh mắt của họ luôn có niềm tin phía trước và sự biết ơn vì được vay vốn chính sách; họ tự tin bước sang trang mới của cuộc đời.

Đằng sau kết quả đó là những bước chân xuôi ngược không biết mệt mỏi của những người cán bộ Tín dụng, Tổ trưởng tổ TK&VV, Bí thư chi bộ thôn, Trưởng thôn, cán bộ Hội thường xuyên rà soát để bình xét công tâm, chính xác đối tượng phù hợp với từng chương trình vay vốn; giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ viên vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Tín dụng chính sách xã hội – Tấm chăn ấm cho người nghèo và các đối tượng chính sách ảnh 8

Cán bộ NHCSXH huyện Phú Vang, cùng các ban ngành luôn gần gũi với người dân để hướng dẫn, hỗ trợ các chính sách tín dụng

“Nhờ sự quan tâm của Cấp ủy, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH huyện thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; các tổ chức hội, đoàn thể đã hoàn thành các nội dung nhận ủy thác từ NHCSXH nên chất lượng ủy thác ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, chúng tôi luôn luôn thấu hiểu lòng dân, phải tận tâm phục vụ. Từ đó, niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta ngày càng được củng cố và nâng cao”, ông Hoàng Minh Tứ nói.

Tiếp sức xây dựng nông thôn mới.

Qua 10 năm xây dựng nông thôn mới, với sự đồng hành của nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH huyện, 12/13 xã trên địa bàn huyện Phú Vang đã đạt chuẩn nông thôn mới. Nguồn vốn này thực sự là công cụ hữu hiệu góp phần thay đổi diện mạo, tạo sức sống mới trên những làng quê còn nhiều khó khăn.

Tin cùng chuyên mục

Trao nhà đại đoàn kết được trao đến gia đình

Công an thành phố Lào Cai bàn giao nhà đại đoàn kết tại xã Thống Nhất

(PLVN) -  Hưởng ứng phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên địa bàn thành phố Lào Cai do UBND thành phố Lào Cai phát động, chiều ngày 08/1/2025, Công an thành phố Lào Cai và các đơn vị phối hợp đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình ông Lù Văn Minh, thôn Bản Cam.

Đọc thêm

Công an TP Hà Tiên tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Đại tá Nguyễn Văn Hận - Giám đốc Công an tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, Công an TP Hà Tiên tổ chức tổng kết công tác Đảng, Công tác Công an năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Đại tá Nguyễn Văn Hận – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang dự và chỉ đạo Hội nghị.

Đồng Nai: Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Đồng Nai: Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí
(PLVN) - Năm 2024, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có những chuyển biến tích cực khi giảm cả ba tiêu chí: số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Chủ động, sáng tạo, đổi mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Năm 2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các KCN, KKT đạt 4,35 tỷ USD. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Năm 2024, Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Hải Phòng đã chủ động, quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành toàn diện 18/18 nhiệm vụ kinh tế - xã hội (vượt mức 5/5 chỉ tiêu được giao), tiếp tục đột phá trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP Hải Phòng.

Đường đến đô thị toàn cầu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bản Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được đánh giá là con đường sẽ đưa TP HCM đến mục tiêu đô thị toàn cầu.

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại Yên Châu

Lãnh đạo tỉnh Sơn La tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích tại huyện Yên Châu.
(PLVN) - Ngày 6/1, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Yên Châu và Quyết định của UBND tỉnh về công nhận đô thị Yên Châu (thị trấn Yên Châu mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại V.