Tín dụng chính sách trở thành 'trợ lực' giảm nghèo bền vững tại Hải Dương

Điểm giao dịch xã của NHCSXH tại huyện Cẩm Giàng.
Điểm giao dịch xã của NHCSXH tại huyện Cẩm Giàng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội”, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã giúp nhiều đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh có được việc làm, thu nhập ổn định, vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Tại buổi làm việc với Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH mới đây, ông Trần Đức Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương cho biết, trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở Hải Dương, tín dụng chính sách xã hội đã trở thành công cụ đòn bẩy quan trọng góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn đa chiều còn 1,34%. Tỷ lệ hộ nghèo là 1 trong 13 chỉ tiêu Hải Dương đã đạt và vượt kế hoạch năm 2023.

Nguồn vốn tín dụng chính sách được đầu tư đến hầu hết xã, phường, thị trấn của 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh, đã góp phần quan trọng giúp 106.694 hộ thoát nghèo, thu hút tạo việc làm cho 46.215 lao động, hỗ trợ gần 120 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng hơn 458 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thực hiện giải ngân cho gần 7 nghìn người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài…

Hộ gia đình ông N.Đ.H (thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang) đã sử dụng vốn chính sách dành cho người mãn hạn tù để lập trang trại nuôi gà, vịt, lợn; ổn định cuộc sống khi hoàn lương.

Hộ gia đình ông N.Đ.H (thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang) đã sử dụng vốn chính sách dành cho người mãn hạn tù để lập trang trại nuôi gà, vịt, lợn; ổn định cuộc sống khi hoàn lương.

Theo Giám đốc NHCSXH tỉnh Hải Dương Hoàng Liên Sơn, nhiều năm qua toàn đơn vị đã tận tâm, đoàn kết tham gia trực tiếp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương thông qua những biện pháp cụ thể như: tập trung huy động mọi nguồn lực tài chính, tổ chức chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước về tận thôn xóm, xã phường, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống. Bởi vậy NHCSXH Hải Dương được Ngân hàng Cấp trên và lãnh đạo địa phương tin tưởng giao thêm một số chương trình tín dụng và bổ sung nhiều vốn liếng để cho vay các đối tượng chỉ định.

Tính đến 31/12/2023, đã có 13 chương trình tín dụng chính sách với tổng nguồn vốn đạt 4.880 tỷ đồng. Đặc biệt sau 9 năm đưa Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về tín dụng chính sách xã hội vào cuộc sống, các nguồn lực tài chính ở Hải Dương có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước được quy về một đầu mối giao cho NHCSXH tại địa bàn quản lý, sử dụng 267 tỷ đồng, tăng 108,7% so với đầu năm, hoàn thành 556,2% kế hoạch giao tăng trưởng.

Hầu hết nguồn vốn tín dụng chính sách do đơn vị huy động tạo lập được cùng nguồn vốn ngân sách của đại phương bổ sung, ủy thác đã được những cán bộ tín dụng chính sách Hải Dương nhanh chóng chuyển an toàn về khắp thôn xóm, xã phường, bao gồm cả 591,4 tỷ đồng vốn thuộc 4 chương trình cho vay theo nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

Điều này không chỉ nâng tổng dư nợ năm 2023 ở Hải Dương đạt cao (4.767 tỷ đồng), giúp tăng cường năng lực hoạt động cho NHCSXH, mà còn hỗ trợ hiệu quả cho các chương trình an sinh xã hội, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nhờ có vốn tín tín dụng chính sách, nhiều mô hình chuyển dịch sản xuất đúng hướng và gương sáng tập thể cá nhân sản xuất kinh doanh giỏi xuất hiện. Đơn cử, tại huyện Cẩm Giàng, nguồn vốn tín dụng đã giúp tái cơ cấu nông nghiệp để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, tạo động lực trở thành huyện nông thôn mới nâng cao của Hải Dương vào năm 2024.

Tại xã Cẩm Văn đã hình thành các vùng chuyên canh rau màu với năng suất, chất lượng cao, nâng thu nhập bình quân đạt 75 triệu đồng/người/năm, hạ tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn dưới 1,4%.

Cùng với huyện Nam Sách, Cẩm Giàng hiện tại không có nợ quá hạn về tín dụng chính sách.

Gia đình ông Nguyễn Khắc Hoàn (thôn Mỹ Khê, xã Vĩnh Hồng) mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ NHCSXH để phát triển kinh tế.

Gia đình ông Nguyễn Khắc Hoàn (thôn Mỹ Khê, xã Vĩnh Hồng) mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ NHCSXH để phát triển kinh tế.

Cũng như nhiều người nghèo và các đối tượng chính sách ở huyện Bình Giang có nhu cầu đủ điều kiện được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Nguyễn Khắc Hoàn (thôn Mỹ Khê, xã Vĩnh Hồng) đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ NHCSXH để trồng các loại nấm hoàng đế, tú cầu, sò nâu và nuôi cá nước ngọt, thu nhập hàng năm tới 100 triệu đồng.

Tương tự, hộ gia đình ông N.Đ.H (thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang) đã sử dụng vốn chính sách dành cho người mãn hạn tù để lập trang trại nuôi gà, vịt đẻ trứng, mỗi tháng tiêu thụ ra thị trường thành phố hơn một vạn quả, ổn định cuộc sống khi hoàn lương…

Tín dụng chính sách xã hội do Chi nhánh NHCHXH tỉnh Hải Dương triển khai thực sự là công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng góp phần giảm nghèo bền vững. Phát huy thành tích đạt được, NHCSXH vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ này tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù, tập trung huy động nguồn lực, đảm bảo 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

Đọc thêm

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Trường Tiểu học Dịch Vọng B kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì
(PLVN) -  Ngày 16/11, Trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường (1974-2024), chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì, Cờ thi đua của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất: Không để phát sinh 'điểm nóng 'trên địa bàn

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất: Không để phát sinh 'điểm nóng 'trên địa bàn
(PLVN) - Năm qua, công tác nắm tình hình nhân dân và dư luận trong đoàn viên, hội viên và nhân dân được MTTQ Việt Nam huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) quan tâm thực hiện thường xuyên và kịp thời phản ánh đến cấp ủy, chính quyền giải quyết thỏa đáng, qua đó không để phát sinh điểm nóng trên địa bàn huyện...

Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024

Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024
(PLVN) - Ngày 15/11, Viện Kinh tế - Xã hội TP Cần Thơ phối hợp với các sở, ban, ngành TP Cần Thơ tổ chức Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024, với chủ đề “Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển TP Cần Thơ nhanh và bền vững”. Đây là dịp để TP Cần Thơ nhận diện được các điểm nghẽn trong môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố từ góc nhìn chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh làm việc với Chính ủy Hải quân

Ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp và làm việc với Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân.
(PLVN) - Ngày 15/11, tại TP Hạ Long, ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tiếp và làm việc với Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân về một số nhiệm vụ quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Kinh nghiệm phát triển hài hòa từ Bà Rịa - Vũng Tàu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu nay đã ý thức được giá trị quan trọng của nguồn tài nguyên nhân lực, phát huy hiệu quả tài nguyên con người; để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển; và sử dụng các thành quả phát triển để chăm lo đời sống Nhân dân...