Tín dụng chính sách 'lực đẩy' mạnh mẽ cho nông thôn Hưng Yên phát triển

Cán bộ NHCSXH tỉnh Hưng Yên thăm mô hình kinh tế của hộ vay vốn.
Cán bộ NHCSXH tỉnh Hưng Yên thăm mô hình kinh tế của hộ vay vốn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tín dụng chính sách đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nông thôn tại Hưng Yên. Nhờ vào nguồn vốn này, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở vùng đất nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ này giảm mạnh, chỉ còn 0,86%... nông nghiệp, nông thôn khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên.

Nhiều cách làm hay, sáng tạo

Bà Chu Thị Bích Lan - Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Hưng Yên cho biết, hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu nhiệm vụ mà Đảng bộ, chính quyền địa phương đã đề ra về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội.

Tín dụng chính sách 'lực đẩy' mạnh mẽ cho nông thôn Hưng Yên phát triển ảnh 1

Nông thôn Hưng Yên đang đổi thay từng ngày.

Tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở vùng đất nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ này giảm mạnh, chỉ còn 0,86%. Toàn tỉnh Hưng Yên có thêm 19 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 17 xã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 102/139 xã. Năm 2024, Hưng Yên phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,5%. Nông nghiệp, nông thôn khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân ngày một nâng lên.

Theo đánh giá của đại diện Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên, NHCSXH đã có những nỗ lực và cách làm hay huy động được nguồn lực lớn, tập trung nguồn vốn đầu tư đúng đối tượng, trúng mục tiêu, góp phần đắc lực thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên toàn địa bàn.

Tín dụng chính sách 'lực đẩy' mạnh mẽ cho nông thôn Hưng Yên phát triển ảnh 2

NHCSXH tỉnh Hưng Yên họp Ban đại diện.

Trong suốt 22 năm qua, đặc biệt sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, NHCSXH tỉnh Hưng Yên đã luôn đồng tâm, dốc sức tham gia thực hiện công cuộc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội thông qua những việc làm cụ thể như: tập trung huy động các nguồn lực tài chính, tổ chức chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn tín dụng chính sách về tận làng xã, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Hưng Yên.

Nhờ đó mà NHCSXH Hưng Yên luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương tin tưởng giao thêm nhiều chương trình tín dụng và bổ sung tăng nguồn vốn hoạt động. Tính đến 30/6/2024, tổng nguồn vốn của NHCSXH Hưng Yên đạt 4.325 tỷ đồng, tăng 597 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn là 297,7 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 41,2% so với 31/12/2023.

Hỗ trợ hiệu quả cho người dân thoát nghèo

Toàn bộ nguồn vốn chính sách đã được NHCSXH Hưng Yên phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội các cấp hướng dẫn và thực hiện giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng hệ thống điểm giao dịch xã và mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn, tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn ưu đãi.

Tín dụng chính sách 'lực đẩy' mạnh mẽ cho nông thôn Hưng Yên phát triển ảnh 3

Nhiều mô hình kinh tế phát triển nhờ nguồn vốn tín dụng.

Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2024, doanh số cho vay của NHCSXH tỉnh Hưng Yên đạt trên 742 tỷ đồng, tập trung cho vay hỗ trợ tạo việc làm, cho vay hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và cho vay nhà ở xã hội. Vốn chính sách giúp 5.292 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo; hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho 12.579 lao động; giúp 3.400 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn chi phí học tập; hỗ trợ, tạo điều kiện xây dựng cải tạo 20.064 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; giúp đỡ 47 người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn để sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, xóa bỏ mặc cảm hòa nhập với cộng đồng dân cư.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40 đã chung sức, đồng lòng với các nguồn lực, các cấp ngành, dự án tập trung đầu tư hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa. Trong đó, cây ăn quả được xác định là những cây có lợi thế vùng kinh tế, năng suất, thị trường tiêu thụ nên nhiều làng quê và gia đình đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến để mở rộng diện tích, thâm canh ruộng vườn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu.

Tín dụng chính sách 'lực đẩy' mạnh mẽ cho nông thôn Hưng Yên phát triển ảnh 4

Mô hình trồng dưa lưới của người dân.

Nhiều nông sản có thế mạnh của tỉnh xuất hiện, được công nhận nhãn hiệu, thương hiệu cho thu nhập cao như cam Quỳ Châu, chuối tiêu hồng Khoái Châu, Kim Động, vải lai chín Phù Cừ, nhãn lồng Tiên Lữ.

Tại xã Nhuế Dương, người nông dân đã sử dụng 16 tỷ đồng vay của NHCSXH huyện Khoái Châu thâm canh vườn cây ăn quả 289 ha trên nền đất bãi phù sa để mỗi mùa thu hoạch cho năng suất cao, được giá bán, nâng cao đời sống.

Hai lần được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội để cải tạo chân ruộng trũng thành vườn trồng bưởi da xanh, chuối tiêu hồng, gia đình chị Vương Thị Chính (thôn 5, xã Nhuế Dương) đã vươn lên thoát nghèo với thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm, cung ứng ra thị trường từ 50-70 tấn sản phẩm đảm bảo chất lượng.

Tại xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, đồng vốn tín dụng chính sách đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu tái cơ cấu nông nghiệp và hoàn thành trước kế hoạch Đề án giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Theo đánh giá của lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn khởi sắc, chuyển biến mạnh mẽ, xứng đáng là công cụ đắc lực cho địa phương khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương.

Để tín dụng chính sách tiếp tục đóng vai trò hiệu quả trong giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, NHCSXH tỉnh Hưng Yên sẽ tiếp tục tham mưu cho cấp ủy đảng và chính quyền các cấp nhằm tăng cường nguồn vốn ủy thác. Đồng thời, ngân hàng sẽ nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát tại cơ sở để đảm bảo an toàn nguồn vốn, đảm bảo cho vay đúng đối tượng và mục đích. Điều này nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, giúp người dân phát triển sản xuất và xây dựng cuộc sống no đủ, văn minh.

Tin cùng chuyên mục

Ngay trong đêm 7/9, lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra tại thành phố Việt Trì.

Phú Thọ xuyên đêm khắc phục hậu quả do bão số 3

(PLVN) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã làm 2 người tại huyện Tam Nông, huyện Thanh Thủy bị thương và gần 180 nhà dân bị hư hỏng do cây đổ, tốc mái. Ngay trong đêm qua (7/9) lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ đã tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.

Đọc thêm

Hải Phòng: Hoãn các cuộc họp không cần thiết, tập trung xử lý khắc phục bão số 3

Hải Phòng: Hoãn các cuộc họp không cần thiết, tập trung xử lý khắc phục bão số 3
(PLVN) - Sáng 8/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự Thành phố đã họp để triển khai công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 . Tính đến thời điểm này, toàn TP Hải Phòng vẫn đang mất điện, mạng internet vẫn bị gián đoạn chưa được kết nối…

Thái Bình tập trung khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Các địa phương trong tỉnh Thái Bình đã huy động hàng nghìn người tập trung khắc phục, dọn dẹp cây đổ, bảo đảm an toàn giao thông.
(PLVN) - Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình, tính đến 7h ngày 8/9, bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề, đặc biệt với sản xuất nông nghiệp. Địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra.

Ngập úng, sạt lở nghiêm trọng tại Lạng Sơn

Ngập úng, sạt lở nghiêm trọng tại Lạng Sơn
(PLVN) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, sáng nay 8/9, nhiều sông suối tại tỉnh Lạng Sơn nước dâng lên cao. Nhiều khu dân cư biến thành biển nước. Sạt lở cũng diễn ra ở nhiều địa phương.

Bão Yagi gây ngập cục bộ nhiều nơi ở Bắc Giang

Mưa bão gây ngập lụt nặng nề ở hai huyện Sơn Động và Lục Ngạn. Ảnh CTV
(PLVN) - Thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tỉnh Bắc Giang, sáng 8/9 cơn bão Yagi (bão số 3) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trên diện rộng toàn tỉnh, đặc biệt là hai huyện Sơn Động và Lục Ngạn bị ngập nặng.

Quảng Ninh khắc phục hậu quả sau bão số 3

Sập nhà do ảnh hưởng của bão số 3.
(PLVN) - Bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại cho các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt là Quảng Ninh. Sáng nay (8/9), thời tiết tỉnh Quảng Ninh đã tạnh ráo, cơ quan ban ngành và nhân dân địa phương đang tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm (áo sọc) đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại TX Ba Đồn sáng nay 6/9
(PLVN) - Để đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền hoạt động trên biển, chủ động các biện pháp phòng, chống bão số 3, tỉnh Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9.