Tín dụng chính sách 'góp sức' đổi thay vùng quê Anh Sơn xứ Nghệ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, huyện Anh Sơn (tỉnh Nghệ An) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tập trung đầu tư các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, tạo đà xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh, vững chắc, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An.

Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Anh Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, trong đó chú trọng việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, qua đó làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân. Cụ thể, vào dịp 200 năm danh xưng vùng đất miền Tây xứ Nghệ và tròn 60 năm chia tách (2022) huyện Anh Sơn đã có 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu từ 15,8% năm 2015, xuống còn 4,07% năm 2023

Phiên họp thường kỳ của NHCSXH huyện Anh Sơn.

Phiên họp thường kỳ của NHCSXH huyện Anh Sơn.

Theo ông Nguyễn Hữu Sáng - Bí thư huyện ủy Anh Sơn, là huyện miền núi có nhiều xã, bản biên giới, vùng sâu, vùng xa, khoảng 15 năm trước đây, Anh Sơn còn là một huyện nghèo, chủ yếu là thuần nông, đời sống nhân dân gặp khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là gần 11%, riêng tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số lên đến 47,11%.

Vào thời điểm đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ trương, chính sách, Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới. Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Anh Sơn đã kịp thời nắm bắt cơ hội, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tập trung mọi nguồn lực, động viên các cấp ngành, tầng lớp nhân dân, trong đó có Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tại địa bàn, không ngừng phấn đấu, đoàn kết, chung sức chung lòng vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực thực hiện công cuộc giảm nghèo bền vững.

Điểm giao dịch xã của NHCSXH huyện Anh Sơn.

Điểm giao dịch xã của NHCSXH huyện Anh Sơn.

Ông Trần Khắc Thi - Giám đốc kiêm Bí thư Chi bộ Đảng NHCSXH huyện Anh Sơn cho biết, trong 11 tháng năm 2024, NHCSXH huyện Anh Sơn đã huy động được nguồn vốn tín dụng chính sách lớn: 690.460 triệu đồng, hoàn thành 100%, tăng 51.534 triệu đồng so với đầu năm, hoàn thành 100% kế hoạch giao tăng trưởng cả năm, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh, huyện, cá nhân đạt 14.486 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,09% tổng nguồn vốn tăng 3.400 triệu đồng so với đầu năm, hoàn thành 108% kế hoạch. Tổng doanh số cho vay 11 tháng là 190.025 triệu đồng, với 2.830 lượt khách hàng vay vốn, thuộc 18 chương trình tín dụng chính sách, tại 155/155 thôn bản, thông qua 290 Tổ Tiết kiệm và vay vốn, cũng vượt kế hoạch cả năm 2024.

Vốn vay đã giúp 1.165 hộ nghèo và cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có vốn để sản xuất, chăn nuôi; 315 lao động có việc làm ổn định; 1.900 công trình nước sạch và công trình vệ sinh nông thôn được sửa chữa và làm mới; cho vay nhà ở xã hội với 15 hộ gia đình là cán bộ, viên chức, công chức, hộ thu nhập thấp tại khu vực thị trấn làm nhà ở theo Nghị Định 100, cho vay hỗ trợ 110 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn… Nguồn vốn huy động tại địa phương và huy động tiết kiệm thị trường đều hoàn thành vượt mức kế hoạch năm.

Đến nay, nguồn vốn ngân sách do UBND huyện Anh Sơn chuyển sang NHCSXH là 4.062 triệu đồng, góp lực nâng tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn đạt trên 675 tỷ đồng, tăng 344 tỷ đồng so với thời điểm trước khi Chỉ thị số 40, cùng hơn 10.000 khách hàng có dư nợ.

Dòng vốn khơi thông, chảy đều khắp các vùng quê

Cán bộ NHCSXH huyện Anh Sơn thăm mô hình kinh tế của hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu nhờ nguồn vốn chính sách.

Cán bộ NHCSXH huyện Anh Sơn thăm mô hình kinh tế của hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu nhờ nguồn vốn chính sách.

Về Hùng Sơn - xã miền núi, với 1/3 dân số là đồng bào thiên chúa giáo, trước đây có tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Sau khi được thụ hưởng các chính sách đầu tư của Nhà nước, trong đó có hàng chục tỷ đồng vốn tín dụng chính sách, Hùng Sơn như khoác lên mình chiếc áo mới. Từ nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, “biến đồi trọc thành đồi triệu”, với 600 ha cây chè sạch, 700 ha cây keo nguyên liệu giấy xanh tốt và xây dựng nhiều mô hình gia trại, trang trại chăn nuôi. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt hơn 56 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo qua các năm giảm, đến nay chỉ còn chiếm 3,4% và toàn xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Nhờ nguồn vốn tín dụng, gia đình ông Nguyễn Trọng Tiến, thôn 8 xã Khai Sơn đã sử dụng 70 triệu đồng vốn vay để đầu tư chăn nuôi bò sinh sản kết hợp với cải tạo đất đồi thành vườn ươm keo giống. Nhờ sản xuất phát triển, kinh tế gia đình khấm khá, ông Tiến trả được nợ, thoát nghèo.

Cán bộ NHCSXH tư vấn cho người dân các thủ tục vay vốn.

Cán bộ NHCSXH tư vấn cho người dân các thủ tục vay vốn.

Qua 22 năm hoạt động, NHCSXH huyện Anh Sơn đến nay, đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,6%, nông nghiệp tiếp tục có bước phát triển mới, công nghiệp, du lịch, dịch vụ được mở rộng, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đạt kết quả cao.

Dòng vốn từ NHCSXH đã và đang chảy đều, giúp cho cuộc sống người nghèo và đồng bào các dân tộc ngày càng no đủ. Những người làm tín dụng chính sách huyện Anh Sơn phấn đấu tiếp tục thực hiện Chỉ thị 39 của Ban Bí thư vừa ban hành 30/10/2024, tập trung huy động mọi nguồn lực, truyền tải kịp thời, an toàn nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, đóng góp tích cực, hiệu quả hơn cho mục tiêu giảm nghèo, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An.

Đọc thêm

Bắc Ninh: 'Thoát đáy', lấy lại đà tăng trưởng kinh tế

Bắc Ninh lấy lại đà tăng trưởng kinh tế. (Ảnh: bacninh.gov.vn)
(PLVN) - Kết thúc năm 2023, GRDP của tỉnh Bắc Ninh giảm 9,28% so với cùng kỳ. Đây là mức giảm GRDP sâu nhất từ trước đến nay và Bắc Ninh cũng là tỉnh có mức giảm sâu nhất trong 63 tỉnh/thành. Nhưng sau hơn một năm tăng trưởng âm, kinh tế của Bắc Ninh đã ‘‘thoát đáy’’, với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 9 tháng đầu năm 2024 tăng 5,52% so cùng kỳ.

Báo chí góp phần lan toả lễ hội Festival Hoa Đà Lạt

Festival Hoa Đà Lạt hứa hẹn đem đến cho du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Dù Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 - 2024 chưa chính thức khai mạc nhưng đã có hơn 500 tin, bài của các cơ quan báo chí và hằng trăm tin bài trên sóng truyền hình, qua đó đã tạo được hiệu ứng truyền thông tích cực, thu hút được sự quan tâm của độc giả, du khách trong và ngoài nước, lãnh đạo Sở TTTT Lâm Đồng, ông Hoàng Văn Bằng đánh giá tại buổi khai trương Trung tâm báo chí phục vụ lễ hội tại Nhà triển lãm Khu Hoà Bình, phường 1, TP Đà Lạt sáng nay (2/12).

Tập huấn công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội các chi, đảng bộ cơ sở tại Lạng Giang

Các đại biểu tham dự tập huấn.
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) mới tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề. 124 đại biểu là lãnh đạo Ban Tổ chức Huyện uỷ; đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Huyện uỷ, Trung tâm Chính trị huyện, Bí thư, Phó Bí thư thường trực, Phó ban Tổ chức đảng uỷ và báo cáo viên đảng bộ xã, thị trấn tham dự hội nghị.

Lễ trao giải ảnh nghệ thuật tỉnh Nam Định

Lễ trao giải ảnh nghệ thuật tỉnh Nam Định
(PLVN) - Sáng 2/12, tại TTVH Thanh thiếu niên (tỉnh Nam Định), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi và khai mạc Triển lãm “Ảnh Nghệ thuật Nam Định” năm 2024.

Quảng Nam công bố chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính

Quảng Nam công bố chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính
(PLVN) - Sau sắp xếp, Quảng Nam giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện; 8 đơn vị hành chính cấp xã. Cụ thể, tỉnh có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (14 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố); 233 đơn vị hành chính cấp xã (190 xã, 29 phường và 14 thị trấn).

Lạng sơn có tân Bí thư tỉnh ủy

Lạng sơn có tân Bí thư tỉnh ủy
(PLVN) - Ông Hoàng Văn Nghiệm – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đã được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn.

Sau sắp xếp, Cà Mau còn 100 đơn vị hành chính cấp xã

Sau sắp xếp, Cà Mau còn 100 đơn vị hành chính cấp xã
(PLVN) - Theo Nghị quyết số 1252/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 huyện và 1 thành phố; 100 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 82 xã, 9 phường và 9 thị trấn.

BHXH Quảng Ninh đồng bộ, quyết liệt thu hồi nợ

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thực hiện chính sách BHYT năm 2024.
(PLVN) -  Tính đến tháng 10/2024, tổng số nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của tỉnh Quảng Ninh là 288 tỷ đồng, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 5.000 lao động trên toàn tỉnh.

Thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh đứng đầu cả nước

Ngày 30/11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 23 (ảnh bacninh.gov.vn)
(PLVN) - Đó là thông tin từ Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX. Theo đó, trong năm 2024, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của tỉnh Bắc Ninh đạt trên 4,8 tỷ USD, tăng 2,9 lần so cùng kỳ, đứng thứ nhất cả nước; thu hút đầu tư trong nước tăng gấp 3 lần.