Tín dụng chính sách giúp người dân Quỳnh Lưu làm giàu chính đáng

Gia đình chị Trần Thị Liên ở thôn Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu vay vốn chính sách phát triển nghề làm nước mắm truyền thống.
Gia đình chị Trần Thị Liên ở thôn Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu vay vốn chính sách phát triển nghề làm nước mắm truyền thống.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ nguồn vốn chính sách, 9 tháng qua của năm 2023 NHCSXH huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã hỗ trợ cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 1,3 nghìn lao động; giúp 154 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 7.000 công trình NS&VSMTNT; 22 căn nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách... Gắn liền với việc tăng trưởng dư nợ, việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn được đơn vị quan tâm, chú trọng thực hiện.

Chỉ cho chúng tôi xem những thùng nước mắm xếp san sát trong sân, chị Trần Thị Liên ở thôn Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu chia sẻ: “Tôi được NHCSXH cho vay 70 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm. Với đồng vốn ấy, tôi mở rộng sản xuất nước mắm vừa tiêu thụ hải sản đánh bắt được cho bà con vừa tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Có những chum nước mắm đã để đến 5 năm rồi, muốn có nước mắm ngon thì phải để lâu, đủ thời gian thì chất đạm trong cá mới hòa tan ra hết được, mới tạo ra được loại nước mắm “thượng hạng”. Muốn vậy lại phải có vốn để gối đầu, để quay vòng...”.

Nhìn những giọt nước mắm sóng sánh, vàng ươm như mật, chị Liên cho biết, nghề muối cá sản xuất nước mắm được truyền dạy từ nhiều thế hệ trong gia đình. Từ nhỏ, cứ mỗi mùa cá, chị đã quen với công việc sáng ra ra bến chọn những mẻ cá đốm, cá cơm, cá trích tươi ngon nhất để mua về ướp muối, ủ cá, chắt lọc tinh chất cho ra sản phẩm nước mắm cô đặc, nhiều dưỡng chất. Để có được một chai nước mắm hoàn chỉnh, đạt yêu cầu chất lượng, từ lúc mua cá về rửa sạch, rồi phải chọn loại muối tinh khiết để ủ, tiếp nữa hàng ngày phải kiểm tra tỉ mỉ và khuấy đều ít nhất một lần... cứ như vậy trong ít nhất 2 năm mới có thể cho ra loại nước mắm ngon.

Mỗi thùng có thể muối được hơn 2 tạ cá, mỗi mẻ gia đình chị Liên ủ hết 6 - 7 tấn cá tươi. Với khoảng 200 thùng ủ, mỗi đợt thu hoạch có thể thu 2.000 - 2.500 lít nước mắm, giá bán tùy theo loại nước mắm là 80 - 100 nghìn đồng/lít. Để xoay kịp với thời vụ cá và thường xuyên phải khuấy đảo hàng trăm thùng ủ cá, cơ sở sản xuất nước mắm của chị Liên ngoài lao động của gia đình còn thuê thêm lao động địa phương. Ngoài gia đình chị Liên, NHCSXH còn cho vay nhiều hộ khác, từ đó các hộ cũng đỡ được chi phí, có vốn để phát triển sản xuất.

Anh Đinh Văn Hưng ở xã Quỳnh Ngọc vay vốn chính sách đầu tư hệ thống máy làm mộc hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Anh Đinh Văn Hưng ở xã Quỳnh Ngọc vay vốn chính sách đầu tư hệ thống máy làm mộc hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Rời nhà chị Liên, chúng tôi có mặt tại nhà anh Đinh Văn Hưng ở xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu. Gia đình anh vừa được NHCSXH huyện Quỳnh Lưu giải ngân cho vay 100 triệu đồng để phát triển nghề mộc. Anh Hưng chia sẻ: Với sự phát triển đa dạng và thường xuyên thay đổi như hiện nay của thị trường, người làm nghề mộc như anh cũng phải thích nghi để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Nếu như trước đây sản xuất thủ công và dùng sức người là chủ yếu, thì nay các hộ làm nghề đều đưa máy móc vào hầu như tất cả các khâu sản xuất. Các loại máy được sử dụng nhiều nhất là máy cưa, máy bào, máy đánh bóng, máy đục, máy liên hợp, máy lu, máy tạo mộng, máy chạy chỉ, máy vít đinh,...

Những sản phẩm yêu cầu độ tinh xảo, tỉ mỉ và nhiều chi tiết phức tạp cũng được anh nghiên cứu đưa vào trong các sản phẩm của mình. Cũng may, NHCSXH huyện Quỳnh Lưu luôn đồng hành cùng người dân, nguồn vốn giải ngân nhanh, lãi suất luôn thấp nhất, thủ tục nhanh gọn, giao dịch tận nơi... đây chính là trợ lực thiết thực nhất để những hộ gia đình như chị Liên, anh Hưng vươn lên.

Hằng tháng, NHCSXH huyện Quỳnh Lưu tổ chức giao dịch định kỳ tại các Điểm giao dịch xã, giúp người nghèo có vốn kịp thời sản xuất, kinh doanh.

Hằng tháng, NHCSXH huyện Quỳnh Lưu tổ chức giao dịch định kỳ tại các Điểm giao dịch xã, giúp người nghèo có vốn kịp thời sản xuất, kinh doanh.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu Nguyễn Văn Thưởng, kiêm Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện chia sẻ: Trong những tháng cuối năm 2023, NHCSXH huyện sẽ tiếp tục đề xuất, bổ sung kế hoạch tín dụng năm 2023, nhất là tranh thủ tối đa nguồn vốn của Trung ương nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đặc biệt là nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm cho người lao động. Dự kiến đang đề xuất tăng thêm nguồn vốn cho vay là 23 tỷ đồng để cho vay giải quyết việc làm; xin tăng bổ sung chỉ tiêu kế hoạch vốn huy động qua Tổ tiết kiệm và vay vốn giao từ 3,2 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng, huy động tiền gửi lãi suất thị trường từ 4,5 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng, bảo đảm nguồn vốn để thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng. Triển khai thực hiện tốt kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023, làm tốt công tác thu hồi nợ đến hạn để cho vay quay vòng, tích cực thực hiện công tác huy động các nguồn vốn để thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2023.

Có thể khẳng định, nguồn vốn vay chính sách là điểm tựa vững chắc giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu trang trải cuộc sống, tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Đây cũng chính là động lực quan trọng giúp huyện Quỳnh Lưu tiếp tục hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao...

Đọc thêm

Đơn vị 'Anh hùng' của Công an Bạc Liêu

Đơn vị 'Anh hùng' của Công an Bạc Liêu
(PLVN) - Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, thời gian qua, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bạc Liêu đã tham mưu, đề xuất nhiều chương trình, kế hoạch, biện pháp đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững ổn định ANTT tại địa phương. 

Hải Phòng phát triển theo hướng 'Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh'

Phối cảnh Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng - Dragon Ocean Đồ Sơn.
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành TP Cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững, có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thủy nội địa. Là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á...

Vụ chìm sà lan trên biển Quảng Ngãi: Dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích

Các lực lượng chức năng đã nỗ lực tìm kiếm trong 4 ngày nhưng không có phát hiện mới. (Ảnh: BĐBP tỉnh Quảng Ngãi)
(PLVN) -  Ngày 28/4, Đại tá Trần Tuấn Anh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ngãi cho biết sau hơn 4 ngày nỗ lực tìm kiếm nhưng không có phát hiện mới, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định rút các tàu ở hiện trường, dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích trên biển.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.
(PLVN) - Ngày 27/4, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Phát huy vai trò, giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới" .

Kỉ niệm 30 năm thành lập Làng trẻ em SOS Đà Nẵng

Tặng quà tri ân cho các đoàn thể có thành tích nổi bậc
(PLVN) -  Nhằm kỉ niệm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng, sáng ngày 26/04 tại K142 đường Lê Văn Hiến, Khuê Trung, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức kỉ niệm 30 năm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng (1994-2024)

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.