Tín dụng chính sách giúp bà con vùng cao Bắc Kạn vượt nghèo

Một điểm giao dịch xã giữa mùa dịch ở Bắc Kạn
Một điểm giao dịch xã giữa mùa dịch ở Bắc Kạn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mười chín năm hoạt động, tín dụng chính sách xã hội được coi là nguồn lực chính trong công cuộc giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất, đời sống nhân dân, nguồn vốn chính sách ở Bắc Kạn vẫn triển khai hiệu quả, đến 31/8/2021 đạt 2.298 tỉ đồng với 42.289 lượt hộ vay vốn. Hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS khó khăn từ vùng sơn cước Ba Bể, Pác Nặm đến triền đồi Chợ Mới, Chợ Đồn được vay vốn thuận lợi, kịp thời để trồng trọt, chăn nuôi, tạo nguồn thu cho gia đình.

Gia đình anh Nguyễn Trọng Hiền ở tổ 11B, phường Sông Cầu là một trong số những hộ điển hình trên địa bàn TP Bắc Kạn sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay chính sách. Anh Hiền chia sẻ, thông qua Hội Nông dân phường Sông Cầu, năm 2019 được NHCSXH cho vay 50 triệu đồng cộng với số tiền tích lũy, gia đình anh đầu tư thiết kế nhà lưới trên toàn bộ diện tích 500m² đất vườn.

Với ưu thế vượt trội của hệ thống nhà lưới là ngăn ngừa hiệu quả các loại thiên địch gây hại, gia đình chủ động canh tác các loại dưa cho năng suất cao, sản xuất theo hướng thực phẩm sạch, an toàn, chủ yếu phun các loại chế phẩm sinh học như dịch mật, dịch chuối. Đồng thời, hệ thống nước tưới thiết kế nhỏ giọt tự động luôn đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm, cây trồng phát triển tốt. Sau 70 ngày chăm sóc, quả đủ vị ngọt sẽ tiến hành cắt nước toàn bộ vườn dưa, trước vài ngày thu hoạch.

Vụ dưa lưới này, cả vườn chỉ có 10 quả đạt trọng lượng 3kg/quả, còn lại số lượng quả đạt từ 1,4kg - 2,5kg/quả. Giá bán lẻ tại nhà quả loại 1 là 45.000 đồng/kg; loại 2 là 30.000 đồng/kg, hiệu quả kinh tế đạt 60 triệu đồng/vụ. Anh Hiền dự định, sau khi thu hoạch dưa sẽ xử lý toàn bộ đất sạch sẽ, để trồng cây dâu tây trong tháng 10.2021.

Mô hình kinh tế trồng dưa lưới của anh Nguyễn Trọng Hiền.

Mô hình kinh tế trồng dưa lưới của anh Nguyễn Trọng Hiền.

Hay như gia đình ông Nông Văn Duyên, dân tộc Tày ở thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn vay vốn ưu đãi đầu tư xây chuồng trại kiên cố, nuôi 25 con bò, trồng 2ha rừng keo lá chàm. Số tiền thu được từ chăn nuôi, trồng trọt đã giúp nhà ông thoát khỏi danh sách hộ nghèo, trả đủ, trả đúng kỳ hạn nợ vay ngân hàng. “Vào giữa lúc dịch bệnh năm nay, gia đình tôi còn được NHCSXH cho vay bổ sung 90 triệu đồng để mở rộng cơ sở sản xuất”, ông Duyên tâm sự.

Cũng được vay vốn chính sách thoát nghèo, đồng bào dân tộc Tày, Dao, Nùng xung quanh hồ Ba Bể đã sản xuất ra nhiều nông sản hàng hóa đạt giá trị kinh tế cao như: mô hình trồng chè sạch theo công nghệ VietGap 18ha ở xã Mỹ Phương, vườn hồng không hạt 9ha ở xã Thượng Giáo, 21ha mướp vàng, bí xanh quanh sườn đồi xã Địa Linh... Nhờ sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, nên huyện Ba Bể có tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu, thu nhập hàng năm của đồng bào dân tộc tăng nhanh và được công nhận ra khỏi danh sách huyện nghèo 30a.

Vốn chính sách thực sự trở thành một trong những nguồn lực chính giúp vùng cao Bắc Kạn giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 10,9% giai đoạn 2016 - 2020, bình quân giảm 2,18%/năm, đạt mục tiêu Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đề ra.

Bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn xác định việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách là nhiệm vụ chính trị quan trọng, từ đó đã trực tiếp chỉ đạo, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH. Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, ngân sách địa phương cũng đã ủy thác sang NHCSXH 33,5 tỉ đồng, tăng 5,6 tỉ đồng so với cuối năm 2020, hoàn thành 112% kế hoạch. Từ đó, tập trung thêm các nguồn lực tài chính về NHCSXH quản lý, thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Nông dân huyện Ngân Sơn vay vốn chính sách trồng hồi, thu nhập 70 triệu đồng/năm.

Nông dân huyện Ngân Sơn vay vốn chính sách trồng hồi, thu nhập 70 triệu đồng/năm.

Có thể nói, nguồn vốn ưu đãi đang được chuyển tải kịp thời về khắp vùng miền núi cao, vùng xa thông qua mạng lưới 108 Điểm giao dịch của NHCSXH tại xã, phường, thị trấn và hệ thống 1.597 Tổ tiết kiệm và vay vốn ở khắp thôn, bản, tổ dân phố của tỉnh Bắc Kạn. Cùng với đó, công tác phối hợp giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng. Các tổ chức chính trị - xã hội quán triệu sâu sắc nội dung Chỉ thị số 40, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các công đoạn ủy thác như bình xét công khai, công bằng cho các đối tượng vay vốn chính sách, lồng ghép việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Đồng thời, thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các cấp hội làm tốt công tác quản lý vốn vay, thu nợ, thu lãi đúng quy định.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.