Tín dụng chính sách giúp bà con vùng cao Bắc Kạn thoát nghèo bền vững

Vùng cao Tây Bắc đang đổi thay từng ngày nhờ nguồn vốn tín dụng.
Vùng cao Tây Bắc đang đổi thay từng ngày nhờ nguồn vốn tín dụng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã thực sự trở thành “trụ cột” giúp vùng cao Bắc Kạn thực hiện thắng lợi toàn diện về phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Mùa hạ năm nay, chúng tôi đã có chuyến đi lên các miền quê của tỉnh Bắc Kạn. Trên những con đường mới mở thênh thang, hình ảnh nông thôn miền núi cao nằm ở trung tâm nội địa khu vực Tây Bắc yên ả, trù phú hiện ra trước mắt với nhiều đổi thay, khởi sắc.Thành quả đó minh chứng rõ rệt cho sự nỗ lực của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn. Cả hệ thống chính trị cùng các ban ngành, cơ quan tỉnh vào cuộc quyết liệt, trong đó đáng kể đến sự góp sức, đồng lòng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).

Bà con “ăn nên làm ra”… nhờ nguồn vốn tín dụng

Pác Nặm là một trong hai huyện nghèo của tỉnh Bắc Kạn, thời gian qua huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó quan tâm chỉ đạo việc huy động và tập trung các nguồn lực tài chính, nguồn vốn chính sách đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhờ vậy Pác Nặm đã xây dựng được 2 dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm lợn thịt bản địa với quy mô 400 con/chu kỳ sản xuất của một dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ gà thịt với quy mô 6.000 con/chu kỳ sản xuất. Đáng chú ý, từ đồng vốn chính sách, nhiều gia đình người Mông đã “ăn nên làm ra”, tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo.

Mô hình dưa lưới của người dân vùng cao.

Mô hình dưa lưới của người dân vùng cao.

Được sự quan tâm của Hội nông dân xã và NHCSXH huyện Chợ Mới giúp đỡ giải quyết cho vay 50 triệu đồng vốn tín dụng dành cho hộ nghèo, gia đình anh Ma Đình Hảo, thôn Phiêng Đường xã Yên Cư đã đầu tư chăn lợn thịt và lợn nái. Đến nay, mô hình chăn nuôi lợn của anh có tới 80 con, hàng tháng xuất bán từ 3 đến 4 tấn lợn thịt hơi, thu về cả 100 triệu đồng. Nhờ đồng vốn chính sách tiếp sức, gia đình anh Hảo thoát cảnh nghèo khó, có kinh tế vững chắc, trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi của xã.

Từ những bản làng khó khăn và những hộ nghèo ở Chợ Mới, chợ Đồn, hay Pác Nặm, Ba Bể, nhìn rộng ra toàn tỉnh Bắc Kạn, đến nay đồng vốn tín dụng chính sách đã bao phủ vùng núi cao rộng lớn gần 500.000 ha với 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận tới nguồn vốn tín dụng chính sách.

Từ một nền kinh tế thuần nông, Bắc Kạn đã từng bước hình thành sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với chế biến mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ một nền kinh tế thuần nông, Bắc Kạn đã từng bước hình thành sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với chế biến mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể khẳng định ở một tỉnh có quá nhiều khó khăn như địa hình rừng núi nhiều, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, quy mô nhỏ bé, đời sống nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, nhưng trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã thực sự trở thành “trụ cột” giúp địa phương thực hiện thắng lợi toàn diện về phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Tiêu biểu từ một nền kinh tế thuần nông, Bắc Kạn đã từng bước hình thành sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với chế biến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất lâm nghiệp có bước phát triển mạnh, tỷ lệ che phủ rừng duy trì 73,4%, cao nhất cả nước. Toàn tỉnh hiện có 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 21,95%, giảm 2,76% so với năm 2022.

Đa dạng phương pháp chuyền tải nguồn vốn

Để đạt được tỷ lệ hộ nghèo giảm bền vững như vậy, theo Giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Kạn, ông Hà Sỹ Côn, trước hết do cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương luôn xác định thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên. Từ đó trực tiếp chỉ đạo NHCSXH phối hợp với các ban ngành, đoàn thể kịp thời mọi nguồn vốn đến đúng các đối tượng, địa chỉ được thụ hưởng.

Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Bác Kạn họp quý 1/2024.

Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Bác Kạn họp quý 1/2024.

Song hành sự chỉ đạo sát sao của ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương, trong suốt hơn 2 thập kỷ qua, đặc biệt 10 năm qua, do triển khai thực hiện mạnh mẽ, sâu rộng Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, dòng chảy tín dụng chính sách trên vùng núi cao Bắc Kạn luôn được khơi thông, chảy đều, góp phần hiệu quả giúp dân phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống.

Tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH đến 30/4/2024 đạt 3.331 tỷ đồng, tăng 2.030 tỷ đồng so với năm 2014, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách tại địa phương là 85,4 tỷ đồng, tăng 83,3 tỷ đồng so với trước khi thực hiện Chỉ thị.

Trong Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 40 của Ban Bí thư của Tỉnh ủy Bắc Kạn đã khẳng định hoạt động tín dụng chính sách thời gian qua trên toàn địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Đó là cấp ủy, chính quyền các cấp đã thống nhất quan điểm về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nguồn vốn chính sách; từ đó đã thường xuyên quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động của NHCSXH, đơn cử đã ưu tiên bổ sung nguồn vốn chuyển sang NHCSXH để cho vay các đối tượng chính sách đặc thù ở những xã thuộc vùng 3 - vùng đặc biệt khó khăn; đồng thời tập trung các nguồn lực tài chính về một đầu mối tạo động lực, tăng năng lực hoạt động cho NHCSXH.v.v.

Điểm giao dịch xã thuộc huyện Pắc Nặm.

Điểm giao dịch xã thuộc huyện Pắc Nặm.

Thực hiện Chỉ thị 40, những cán bộ tín dụng chính sách tỉnh Bắc Kạn đã không quản ngại gian nan vất vả, tháng ngày băng rừng, vượt đèo chuyển tải nhanh gần 3.400 tỷ đồng vốn ưu đãi của Nhà nước, kể cả 85 tỷ đồng vốn ngân sách của địa phương chuyển sang về tới làng bản, giúp các hộ nghèo, đồng bào DTTS khó khăn kịp thời vào vụ sản xuất kinh doanh.

Cùng với đó, từ cán bộ điều hành đến cán bộ tác nghiệp, hội sở chính và các phòng giao dịch cấp huyện, cũng đã chủ động tham mưu cho UBND cấp xã thường xuyên rà soát bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo vào danh sách hộ được vay vốn ưu đãi của Nhà nước; phối hợp chặt trẽ với toàn mạng lưới Tổ tiết kiệm, vay vốn tại bản làng và hệ thống hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp để nắm bắt nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chủ động đáp ứng đầy đủ cho các đối tượng có đủ điều kiện và nhu cầu vay vốn trên địa bàn. Đây chính là động lực to lớn để tỉnh Bắc Kạn thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội bền vững.

Công cuộc giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả ấn tượng. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng trong thực hiện công cuộc này suốt 22 năm qua. Thời gian tới, cùng các cấp, các ngành, NHCSXH tỉnh Bắc Kạn vẫn bền bỉ, dốc sức tiếp tục tập trung huy động các nguồn lực, chuyển tải nhanh chóng mọi đồng vốn chính sách về tận bản làng đầu tư đúng và trúng mục tiêu, đối tượng, góp phần thúc đẩy vùng núi cao thêm no đủ, tươi sáng.

Đọc thêm

Truyền thông bảo vệ an ninh, an toàn đường ống dẫn khí và tuyên truyền chống khai thác IUU tại Côn Đảo

Truyền thông bảo vệ an ninh, an toàn đường ống dẫn khí và tuyên truyền chống khai thác IUU tại Côn Đảo
(PLVN) -Chiều ngày 28/6, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bộ Chỉ huy Biên phòng (BĐBP) Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn và Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam tổ chức chương trình truyền thông bảo vệ an ninh, an toàn đường ống khí biển và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

TP Hồ Chí Minh vận động người dân phá bỏ “chuồng cọp”

Một số căn hộ lắp “chuồng cọp” ở một chung cư tại quận Bình Thạnh (TP HCM). (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) - Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội do UBND TP HCM tổ chức mới đây, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Phòng Tham mưu Công an TP nêu thực trạng nhiều người dân hàn, gắn các lồng sắt, khung bảo vệ, còn gọi là "chuồng cọp" ở các căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ.

Nam Định “chuyển mình” tạo lực hút đầu tư

Hệ thống hạ tầng giao thông của Nam Định được đầu tư ngày một đồng bộ.
(PLVN) - Với mục tiêu đề ra tại Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020 - 2025 “đến năm 2030, Nam Ðịnh trở thành tỉnh phát triển khá trong cả nước”, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Nam Ðịnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

GRDP Tiền Giang 6 tháng đầu năm tăng 5,56%

Bà Trần Thị Mỹ Hạnh - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang cho biết, nổi bật là chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,26% so với cùng kỳ. Ảnh: Kim Ngân

(PLVN) - Ngày 28/6, Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang công bố tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm. Theo đó, GRDP địa phương ước đạt 32.976 tỷ đồng, tăng 5,56% so với cùng kỳ.

Tình hình kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế nhiều khởi sắc

Bà Nguyễn Thị Ái Vân: “Nên trao thêm quyền cho HĐND cấp xã, phường”
(PLVN) - Chiều 28/6, Thường trực HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin về nội dung và thời gian tổ chức Kỳ họp thường lệ lần thứ tám, HĐND tỉnh khóa VIII (nhiệm kỳ 2021 – 2026). Thường trực HĐND tỉnh đồng thời cho biết về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn 6 tháng đầu năm nay.

Toạ đàm 'xây dựng tình yêu thương sưởi ấm ngôi nhà bạn'

Toạ đàm 'xây dựng tình yêu thương sưởi ấm ngôi nhà bạn'
(PLVN) - Những chia sẻ tại buổi tọa đàm đã thêm một lần nữa khẳng định về lời dạy của Bác Hồ: “quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”.

Đang sửa chữa bất ngờ tàu chìm, chủ tàu tử vong

Tàu cá chìm khiến ông H tử vong trong khoang lái.
(PLVN) - Lãnh đạo Đồn Biên phòng Hạ Long (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cho biết, sau nhiều giờ phối hợp với lực lượng Công an huyện Vân Đồn và ngư dân trên địa bàn nỗ lực tìm kiếm, đơn vị đã tìm được thi thể ngư dân trên tàu cá QN-8366-TS bị chìm.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng 'Chi bộ bốn tốt', 'Đảng bộ cơ sở bốn tốt'

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Chiều 28/6, tại Trường Chính trị tỉnh Phú Yên, Đảng ủy Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh Phú Yên chủ trì, phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Phú Yên, Trường Đại học Phú Yên tổ chức Hội thảo khoa học Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng mô hình “Chi bộ bốn tốt”, “Đảng bộ cơ sở bốn tốt” tại Đảng bộ Khối giai đoạn hiện nay.