Tín dụng chính sách đồng hành, tạo đà phát triển kinh tế cho Kiên Giang

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, bộ mặt nông thôn Kiên Giang thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo tại vùng đồng bào dân tộc Khmer trên vành đai biên giới ngày càng giảm sâu.

Tập trung nguồn lực, nguồn vốn về một đầu mối

Một trong những thành tựu nổi bật mà Kiên Giang đạt được trên con đường phấn đấu thành tỉnh giàu mạnh toàn diện ở khu vực Nam Bộ là thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tín dụng chính sách đồng hành, tạo đà phát triển kinh tế cho Kiên Giang ảnh 1

Hội nghị ban đại diện HĐQT Ngân hàng chính sách tỉnh Kiên Giang.

Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, tỉnh Kiên Giang đã được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn vào cuộc tích cực huy động mọi nguồn lực tài chính, tập trung huy động các nguồn vốn chính sách để giúp dân giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập.

Điển hình ngành tài chính đã căn cứ tình hình ngân sách của địa phương, tham mưu đúng và kịp thời giúp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã ưu tiên bổ sung nguồn vốn chuyển sang Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tăng thêm thế và lực hoạt động, nhất là chủ động được nguồn vốn hoạt động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Số tiền 492 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước do UBND tỉnh, huyện chuyển sang ủy thác cho NHCSXH, tăng 470 tỷ đồng so với năm 2014 để cho vay tới các đối tượng chính sách đặc thù ở những vùng đặc biệt khó khăn đã thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình triển khai Chỉ thị và có ý nghĩa thiết thực; tập trung các nguồn lực tài chính về một đầu mối, góp phần nâng tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh Kiên Giang đến 30/4/2024 lên 6.103 tỷ đồng, tăng 3.926 tỷ đồng so với 10 năm trước.

Cùng đó, tổng dư nợ tín dụng chính sách toàn địa bàn cũng đạt đến đích 6.000 tỷ đồng; rồi cả nguồn vốn do đích thân hệ thống NHCSXH huy động tại cộng đồng dân cư cũng tăng trưởng đáng kể, chiếm 9,8% tổng nguồn vốn chính sách.

Tín dụng chính sách đồng hành, tạo đà phát triển kinh tế cho Kiên Giang ảnh 2

Điểm giao dịch NHCSXH phường An Hoà, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Đổi mới quy trình, thủ tục, phương thức cấp tín dụng chính sách

Cùng với việc tiếp nhận, huy động, tạo lập nguồn vốn lớn từ nhiều kênh NHCSXH tỉnh Kiên Giang đã kiên trì, năng động công việc thực hiện quy trình, thủ tục, phương thức cấp tín dụng chính sách, đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống của người nghèo và các đối tượng chính sách. Đó là đội ngũ cán bộ tín dụng chính sách đã trưởng thành từ cuộc hành trình vì an sinh và công bằng xã hội.

Hiện nay đa phần có trình độ đại học, trên đại học có đủ năng lực chuyên sâu một công việc và biết nhiều việc. Đội ngũ này luôn gắn bó với quê hương, tận tâm với người nghèo, bền bỉ khơi thông dòng vốn tín dụng ưu đãi chảy đều đặn về khắp làng quê trên biên ải, ngoài đảo vắng.

Hơn nữa, đội ngũ này đã luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với hệ thống hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã, và mạng lưới Tổ tiết kiệm vay vốn để thực hiện cách thức “giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”, tác dụng của việc đổi mới phương thức cấp tín dụng đã hỗ trợ NHCSXH kịp thời nắm bắt nhu cầu vay vốn từng đối tượng thụ hưởng, đồng thời giúp hộ nghèo, đồng bào DTTS dễ dàng tiếp cận tới tín dụng chính sách, giảm thời gian đi lại, tạo lòng tin của khách hàng.

Từ ngoài đảo xa đến miền biên ải, người nghèo đã được tiếp cận thuận lợi với đồng vốn tín dụng chính sách.

Trước kia Giang Thành từng là huyện nghèo, chủ yếu là dân tộc Khmer sinh sống, đường sá cách trở nhưng bây giờ có nhiều đổi thay với diện mạo ngày càng khang trang, khởi sắc, đặc biệt là sự chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức và ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo.

Bí thư huyện ủy huyện Giang Thành, ông Ong Văn Ngay cho biết: việc tập trung nguồn vốn chính sách đầu tư chính là động lực chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; “Việc đưa Chỉ thị 40 của Đảng vào cuộc sống được xem là khâu đột phá cho nguồn vốn chính sách tăng trưởng nhanh và hiệu ứng của đồng vốn vay cũng phát huy hiệu quả.

Tại ở xã đảo Thổ Châu giáp ranh hải phận quốc tế, nằm trong quần đảo Thổ Châu, bấy lâu nay hầu hết hộ ngư dân nghèo được vay vốn của NHCSXH thành phố Phú Quốc thuận tiện, đầu tư sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt hải sản, cải thiện cuộc sống. Gia đình chị Nguyễn Thị Diễm ngụ ấp Rạch Hàm, xã Hàm Ninh khởi nghiệp bằng 50 triệu đồng vốn vay ưu đãi đã thâm canh 200 thước vuông rau sạch, nuôi vỗ béo đàn lợn thịt 10 con thu lợi hàng năm tới 100 triệu đồng, “đổi vận” cuộc đời.

Tín dụng chính sách đồng hành, tạo đà phát triển kinh tế cho Kiên Giang ảnh 3

Vốn chính sách đầu tư sản xuất nghề biển ở Kiên Giang.

Hiệu quả, hiệu lực đồng vốn nhân văn

Hiệu quả và ảnh hưởng từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã được lãnh đạo với nhân dân vùng đất bên bờ biển tây ghi nhận, tin tưởng.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Kiên Giang, ông Đoàn Công Thiệt chia sẻ: trong nhiều năm liền, nhất là sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40 của Đảng, đơn vị là một trong số đơn vị luôn làm tròn nhiệm vụ tiên phong, góp phần tích cực thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, an ninh xã hội của địa phương, cụ thể đã giúp cho gần 402.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi của Nhà nước hỗ trợ hơn 58 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm cho trên 46.000 lao động, trong đó có 463 người vay vốn đi lao động xuất khẩu có thời hạn ở nước ngoài; gần 18 nghìn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 283 nghìn công trình nước sạch, nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn, trên 5000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ dân bị ngập lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long…

Phát huy thành tích đạt được, khắc phục khó khăn vướng mắc từ hôm nay, ngày mai và trên dặm đường dài NHCSXH Kiên Giang với sự bền bỉ, tận tâm, trọn vẹn đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách, tiếp tục thực hiện sâu rộng Chỉ thị 40, tập trung huy động nguồn lực, nguồn vốn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, tham gia trực tiếp đầu tư các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm của địa phương, chung sức góp phần tạo đà đẩy vùng đất tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc vươn mình, trở thành tỉnh giàu mạnh toàn diện

Đọc thêm

Lễ kỷ niệm 90 năm thành lập huyện Giao Thủy

Ông Phạm Đình Nghị - chủ tịch UBND tỉnh Nam Định trao Bằng công nhận huyện Giao Thủy đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
(PLVN) - Sáng 28/9, huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định) tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm thành lập huyện (1934 - 2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Hiệu quả tích cực từ chính sách tín dụng cho người hoàn lương tại huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế)

Từ khi triển khai Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ đến nay NHCSXH huyện Quảng Điền đã giải ngân 670 triệu đồng cho 09 người CHXAPT vay vốn.
(PLVN) - Chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ thể hiện tính nhân văn của Đảng và Nhà nước giúp người chấp hành xong án phạt tù có thêm cơ hội tái hòa nhập cộng đồng. Từ khi Quyết định 22 được triển khai (tháng 12/2023), đến nay trên địa bàn huyện Quảng Điền đã có nhiều khách hàng của chương trình đã được vay vốn để làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.

Thừa Thiên Huế quyết xử lý dứt điểm tàu cá '3 không', '2 không'

Thừa Thiên Huế vẫn còn hàng trăm tàu cá chưa đăng ký các thủ tục. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Thừa Thiên Huế đã, đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt với các trường hợp tàu cá cố tình vi phạm chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), trong đó kiên quyết xử lý dứt điểm những tàu cá “3 không”, “2 không”.

Tập trung số hoá dữ liệu cơ sở đất đai tại Hải Phòng

Đoàn giám sát khảo sát thực tế tại Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh quận Lê Chân.
(PLVN) - Ngày 27/9, Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND TP Hải Phòng làm việc với UBND quận Lê Chân về thực hiện các quy định của pháp luật trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn TP.

Phát động tháng Hành động vì người cao tuổi tại Tiền Giang

Biểu diễn của Hội NCT tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Xuân Uyên
(PLVN) - Sáng 27/9, tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh, Ban công tác Người cao tuổi (NCT) phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Sở Văn hóa tỉnh phát động Tháng hành động vì NCT với chủ đề “Chung tay bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT” và khai mạc Hội thi thể thao NCT tỉnh Tiền Giang năm 2024.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

HĐND tỉnh Bình Định thông qua 28 Nghị quyết

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Ngày 27/9, Kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua 28 Nghị quyết trên các lĩnh vực đầu tư, ngân sách, an sinh - xã hội…