Tín dụng chính sách đẩy lùi tình trạng bán lúa non

(PLO) - 16 năm qua, hoạt động tín dụng chính sách ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, tình trạng bán lúa non, bán và cầm cố ruộng đất ở nông thôn, cải thiện đời sống dân nghèo qua đó ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương.
Anh Vũ Ngọc Miền giới thiệu về sản phẩm chổi đót của gia đình
Anh Vũ Ngọc Miền giới thiệu về sản phẩm chổi đót của gia đình

Những gia đình vững bước đi lên

Cách đây chưa lâu, năm 2011, gia đình anh Vũ Ngọc Miền và vợ là Hoàng Thị Hương (thôn Khánh Vân, xã Hải Nhân, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) vẫn thuộc diện hộ nghèo. Gia đình có nghề làm chổi đót, nhưng vốn không có, lại nuôi 3 người con tuổi ăn tuổi học, nên cái khó cứ bó luẩn quẩn ở gia đình anh. Năm 2011, gia đình anh vay 10 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tĩnh Gia để đầu tư mua nguyên vật liệu làm chổi. Sau đó, gia đình lại vay vốn chương trình học sinh, sinh viên cho ba cô con gái đi học đại học, với số dư lên đến hơn 80 triệu đồng.

Cái hay của nghề làm chổi đót nhà anh Miền là không chỉ phát triển kinh tế gia đình mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong vùng, tùy sức ai hợp khâu nào làm khâu ấy, công tính theo sản phẩm. Nguyên liệu mua từ vùng núi Thanh Hóa, mỗi tháng hiện giờ nhà làm khoảng 6.000 cái, bán chủ yếu ở thị trường Thanh Hóa – Nghệ An. “Có sự hỗ trợ của NHCSXH nên giờ gia đình tôi làm chổi nuôi con đi học không đến nỗi eo hẹp lắm, lãi có thể ít nhưng không sợ bị lỗ. Nhưng đặc thù làm chổi đót nguyên liệu thu hoạch chỉ trong vài tuần, tôi cũng muốn vay thêm để mua nguyên liệu dự trữ, sản xuất quy mô hơn, thậm chí có thể lập công ty, xuất chổi sang nước ngoài…” – anh Miền tâm sự.

Ở thôn Sơn Hải, xã Ninh Hải, huyện Tĩnh Gia, gia đình ông bà Cao Văn Luyện và Nguyễn Thị Hương là một mẫu mực về phát triển kinh tế. Ra ở riêng năm 1988 cùng hai bàn tay trắng, vốn liếng là sự cần cù, ông bà bươn trải dần dần phát triển. Đầu tiên chế biến moi cá, rồi có tí vốn thì học tập kinh nghiệm nuôi tôm thẻ. Trên con đường phát triển kinh tế của gia đình, 50 triệu đồng vốn chính sách từ chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn cũng giúp ông bà xây dựng cơ sở nuôi trồng gần nhà. Giờ đây, con cái đã trưởng thành, kinh tế gia đình cũng vững mạnh với cơ sở chế biến nông sản, nuôi tôm, làm nước mắm…, gia đình ông bà không những tạo việc làm 

thường xuyên cho khoảng 10 người và thời vụ cho hàng chục người, mà còn là mô hình điểm về phát triển kinh tế trong vùng.

Ngoài ra, có thể kể tới hộ chị Lê Thị Duyên (thôn Ninh Sơn, xã Trường Lâm) vay vốn Hộ nghèo 50 triệu đồng, giờ gia đình chị đã có đàn bò với 13 con, hay gia đình anh Lê Hữu Quyến (thôn 3, xã Định Hải) vay vốn cận nghèo 45 triệu đồng hiện gia đình đã có một xưởng sản xuất gạch cốm lớn, gia đình anh Cao Đình Diện (thôn 7, xã Định Hải) vay vốn chương trình dành cho hộ thoát nghèo 40 triệu đồng, đến nay gia đình anh đã có 150 con lợn thịt và 4 con bò, kinh tế ngày một khá giả…

Góp phần thay đổi diện mạo vùng quê

Sau 16 năm thực hiện tín dụng chính sách theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP tại huyện Tĩnh Gia, từ ban đầu chỉ 2 chương trình với tổng dư nợ là 20 tỷ đồng, đến nay, toàn huyện  dư nợ đã đạt 519.709 tỷ đồng với 15.352 hộ còn vay vốn, tăng 496,8 tỷ đồng, gấp 24 lần so với năm 2003, với 16 chương trình tín dụng đang thực hiện. Đến ngày 30/9/2018 nợ quá hạn là 614 đồng, chiếm 0,12% tổng dư nợ, giảm so với đầu năm là 39 triệu đồng.

Việc đầu tư nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 24% xuống 9% (giai đoạn 2011 - 2015), giảm tỷ lệ hộ nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều từ 15,84% năm 2016 xuống còn 9,14% năm 2017. Nguồn vốn này đã làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho trên 96 ngàn lượt hộ, giúp cho 42.869 hộ nghèo được vay vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, từng bước quen dần với cơ chế thị trường, góp phần đưa gần 9.443 hộ vượt qua ngưỡng nghèo nhờ vay vốn tín dụng chính sách. 

Đặc biệt, vốn vay ưu đãi đã giúp nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn ở nông thôn phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, khôi phục các làng nghề truyền thống, bộ mặt nông thôn được cải thiện…, tạo được sự phấn khởi, đồng tình trong nhân dân, giúp nhiều hộ có điều kiện thoát nghèo để tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Tín dụng chính sách góp phần đáng kể trong việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, ổn định và phát triển kinh tế tại địa phương. 

“Có thể thấy, hoạt động tín dụng chính sách ưu đãi đã góp phần tạo công ăn việc làm cho trên 15 ngàn lao động, phát huy được lợi thế, thế mạnh của từng miền, từng vùng, từng hộ gia đình, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, tình trạng bán lúa non, bán và cầm cố ruộng đất ở nông thôn, đời sống dân nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương” – ông Bùi Huy Hạnh, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH Tĩnh Gia, chia sẻ. 

Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.