Tín dụng chính sách - công cụ trực tiếp giảm nghèo

Tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho hàng triệu người nghèo trong cả nước cải thiện được cuộc sống
Tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho hàng triệu người nghèo trong cả nước cải thiện được cuộc sống
(PLO) - Cùng với các chính sách tổng thể, chính sách tín dụng do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện là một cấu phần quan trọng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Những câu chuyện giảm nghèo…

Gia đình chị Đinh Thị Lệ Vui ở thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, năm 2015 vẫn thuộc diện hộ nghèo. Dù được chính quyền vận động hướng dẫn cách phát triển kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật, song chỉ khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng 50 triệu đồng của NHCSXH, kinh tế gia đình chị mới có thể chuyển sang trang mới. Cùng với tiết kiệm của gia đình, chị đầu tư mua 10 con heo, 02 con bò và 100 con gà, sửa chữa chuồng trại nuôi tập trung, không thả rông như trước. Hơn 2ha đất vườn và đất trồng cây lâu năm, gia đình chuyển sang trồng keo lai và 100 gốc quế Trà My. 

Nhờ mưa thuận gió hòa, chăm sóc đúng khoa học kỹ thuật, gia đình chị đã bắt đầu có nguồn thu, vượt qua giai đoạn khó khăn. Chị cũng mở cửa hàng kinh doanh thêm tạp hóa để tạo nguồn thu nhập hàng ngày, “lấy ngắn nuôi dài”. Ngay năm 2016, chị đã thu được 200 triệu đồng, trừ chi phí một nửa chị có thu ròng 100 triệu đồng. Năm 2017, chị thu ròng 150 triệu đồng. Có nguồn lực kinh tế, anh chị đã thực hiện được ước mơ cho con trai đi học đại học tại Đà Nẵng và anh chị lại nhận được sự hỗ trợ của chính con trai mình trong việc tiếp cận công nghệ thông tin, tận dụng được ưu điểm của mạng internet phục vụ sản xuất kinh doanh. 

Đó là một trong 30 hộ thoát nghèo được biểu dương tại Hội nghị biểu dương huyện, xã, hộ gia đình vươn lên thoát nghèo giai đoạn 2016 - 2020 diễn ra tại Hà Nội vào ngày 12/10 vừa qua. Điều đáng nói là, cả 30 hộ này đều có sự góp sức trực diện từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH.

30 hộ là 30 hoàn cảnh phản ánh những khó khăn khác nhau của người nghèo tưởng như không dễ gì hóa giải trong nhiều năm, chưa nói đến thời gian 2,5 năm qua. Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra mà ngay cả Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đều nhắc đến. Bên cạnh ý chí vươn lên của người nghèo, đó chính là hệ thống các chính sách giảm nghèo thường xuyên, như hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sạch, vệ sinh, tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp được đầy đủ các dịch vụ xã hội, từng bước cải thiện, ổn định cuộc sống.

Những con người đầy ý chí và nghị lực thoát nghèo ấy không chỉ giúp thay đổi số phận của chính mình mà góp phần hòa vào “bức tranh giảm nghèo” của địa phương. Ví như huyện Tân Uyên (Lai Châu), sau 05 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện trong giai đoạn trên từ 46,6% xuống còn 16,25%. Ngay cả sau khi chuyển đổi tiêu chí nghèo đa chiều từ đầu năm 2016 lên đến 29,9%, thì những nỗ lực của NHCSXH đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống 20,96%; hộ cận nghèo 12,38% vào cuối năm 2017 cũng là một kỳ tích. Tính đến hết quý III/2018, dư nợ tín dụng của NHCSXH Tân Uyên đạt gần 267 tỷ đồng. Đây sẽ là điểm tựa để giai đoạn 2016 - 2020 Tân Uyên hướng tới mỗi năm giảm 4% - 4,5% tỷ lệ hộ nghèo và 1,0% - 1,5% hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia, phấn đấu đến năm 2020, huyện trở thành huyện phát triển khá trong tỉnh.

…Khẳng định định hướng xuyên suốt

Những thực chứng này thêm một lần nữa khẳng định NHCSXH đã làm tốt vai trò sứ mệnh của mình trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững. Đặc biệt trong giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình mục tiêu Quốc gia được NHCSXH được định hướng chỉ đạo và triển khai bài bản xuyên suốt cả hệ thống.

Ngay sau khi có Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành về thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, NHCSXH đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Kế hoạch triển khai và phân công nhiệm vụ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 tại NHCSXH, trực tiếp Tổng Giám đốc làm Trưởng ban Chỉ đạo. 

Từ định hướng này, chi nhánh NHCSXH các tỉnh, TP xây dựng Kế hoạch triển khai cho riêng mình để tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban đại diện HĐQT các cấp chỉ đạo triển khai thực hiện. Đồng thời, trên cơ sở danh sách các huyện, xã được phê duyệt xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2020 tại địa phương, mỗi đơn vị đã lựa chọn và đăng ký hỗ trợ xây dựng NTM đối với 01 đơn vị cấp huyện và xã trên địa bàn.

Những lực đẩy mới cho công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 cũng đã được tạo lập. Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở. Các nguồn lực xã hội được vận động cho công tác giảm nghèo với việc triển khai sâu rộng có hiệu quả sản phẩm tiết kiệm nhận tiền gửi từ dân cư, người nghèo…

Cơ cấu nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã chuyển biến theo hướng tăng nguồn vốn NHCSXH huy động được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và nguồn lực tại địa phương, giảm dần nguồn vốn cấp trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, nhờ đó đã cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến 30/9/2018, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 195.970 tỷ đồng, tăng 51.315 tỷ đồng (+35,5%) so với đầu năm 2016. Trong đó vốn địa phương ủy thác đạt 11.364 tỷ đồng có sự tăng trưởng ấn tượng với mức tăng 6.469 tỷ đồng so với đầu năm 2016.

Mở rộng đối tượng, đẩy đà phát triển bền vững

Đặc biệt, để tăng cường hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, NHCSXH đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan tích cực tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi nhiều cơ chế chính sách mới, như: Cho vay giải quyết việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP; Cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020; Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Cho vay hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung; Cho vay bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh và bền vững; Nâng mức vay đối với chương trình học sính, sinh viên; Điều chỉnh mức vay tín dụng tối đa thực hiện Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Việc cho ra đời các chính sách mới này không chỉ giúp các hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập mà còn đáp ứng các tiêu chí khác của giảm nghèo đa chiều. Dòng vốn tín dụng chính sách dù nhiều chương trình, song không dàn trải mà tập trung chính công cuộc giảm nghèo với cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo. 90% dư nợ tín dụng chính sách được tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, giáo dục và đào tạo. Trong giai đoạn 2016 - 2018, doanh số cho vay các chương trình tín dụng đạt 159.091 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt 116.411 tỷ đồng với trên hơn 6,1 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Tổng dư nợ đến 30/9/2018 đạt 184.727 tỷ đồng, tăng 42.199 tỷ đồng (+29,6%) so với thời điểm đầu năm 2016.

Vốn tín dụng chính sách đã góp phần thu hút, tạo việc làm cho trên 578 ngành lao động, trong đó gần 11 ngành lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp gần 154 ngàn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 3,7 triệu công trình cung cấp nước sạch, công trình nhà tiêu hợp vệ sinh ở nông thôn, hơn 6,8 ngàn căn nhà tránh lũ cho hộ nghèo một số tỉnh ven biển miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, hơn 78 ngành căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách chưa có nhà ở trên toàn quốc...

Riêng đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, doanh số cho đạt 14.064 tỷ đồng, với gần 469 ngành lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại các huyện nghèo đạt 20.107 tỷ đồng, tăng 8.980 tỷ đồng so với đầu năm 2016, với trên 598 ngàn khách hàng còn dư nợ. Thời điểm cuối 2015 dư nợ bình quân một huyện nghèo là 174 tỷ đồng; hiện nay, dư nợ bình quân đạt trên 236 tỷ đồng/huyện.

Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, các cán bộ NHCSXH cũng đã dành tâm huyết cho hoạt động an sinh xã hội, tạo thêm nguồn lực cho giảm nghèo. Trong giai đoạn 2016 - 2018, NHCSXH dành số tiền hơn 70 tỷ đồng thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, như: tặng quà cho hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách, xây nhà tình nghĩa, hỗ trợ các gia đình gặp rủi ro do thiên tai…

Tuy nhiên, như Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ ra công tác giảm nghèo cũng còn có những hạn chế, kết quả giảm nghèo chưa thực sự mang tính bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc nhiều nơi vẫn còn trên 50%, có nơi còn đến 70%. 

Để tiếp tục đóng góp tích cực vào công cuộc giảm nghèo, bên cạnh việc bố trí nguồn lực và tổ chức triển khai tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã ban hành, NHCSXH sẽ chủ động báo cáo và làm việc với các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ bố trí kế hoạch vốn Ngân hàng Nhà nước để cấp vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách, cấp vốn điều lệ cho NHCSXH theo quy định. Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư TƯ Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, đưa ứng dụng công nghệ vào hoạt động mạnh hơn để đơn giản thủ tục theo quy định, duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phục vụ tốt hơn nữa người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.