’Tin bước đầu về rà soát dự án như ’rung cây dọa khỉ’

"Cơ quan chuyên môn của Hà Nội chưa nên đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng như vừa qua bởi việc rà soát mới là bước đầu”, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng trao đổi xung quanh việc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội thông báo danh sách dự án cần điều chỉnh quy hoạch và tạm dừng chờ quy hoạch.

[links()]

Tiến sỹ Phạm Gia Yên – Chánh thanh tra Bộ Xây dựng trao đổi xung quanh việc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội thông báo danh sách 75 đồ án, dự án cần điều chỉnh quy hoạch để tiếp tục được triển khai và 16 đồ án, dự án tạm dừng chờ quy hoạch phân khu.

- Tiến sỹ có ý kiến gì về thông báo của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội danh sách đồ án, dự án cần điều chỉnh quy hoạch để tiếp tục được triển khai và đồ án, dự án tạm dừng mới đây? 

a
Tiến sỹ Phạm Gia Yên

- Trước khi Hà Tây, Hà Nội sáp nhập có hàng loạt dự án đã được Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Nhưng vấn đề đặt ra là cần có một quy hoạch chung, tổng thể Thủ đô Hà Nội mở rộng. Chính vì vậy việc rà soát các dự án để khớp nối hệ thống hạ tầng giữa các khu đô thị với nhau và với hệ thống hạ tầng chung của toàn đô thị là hoàn toàn đúng đắn.

Chính vì vậy, ngày 4/3/20082008, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị 260/ CT – TTg về việc rà soát các dự án hiện có để phù hợp với quy hoạch chung Thủ đô mở rộng và không triển khai các dự án mới. Những dự án xét thấy phù hợp, không ảnh hưởng đến ý tưởng quy hoạch chung thì vẫn cho tiến hành bình thường.

Khi doanh nghiệp tiến hành làm dự án thì đã trải qua không ít các cuộc bảo vệ trước hội đồng liên ngành. Dự án được phê duyệt đều trên cơ sở thẩm định phê duyệt một cách chặt chẽ và các tài liệu đó phải được được lưu trữ tại các Sở, ngành. Tài liệu này là cơ sở để thực hiện việc rà soát. Khi phát hiện những vấn đề bất cập so với tình hình quy hoạch hiện nay thì trách nhiệm các tổ chức, cá nhân rà soát phải mời chủ đầu tư thuyết phục, bàn cách tháo gỡ để có một dự án phát triển bền vững hơn phù hợp với tiến trình xây dựng Thủ đô mới. Làm như vậy chắc chắn việc rà soát có hiệu quả và không gây bức xúc cho các nhà đầu tư, hạn chế sự nghi ngờ trong công luận.

- Nhận định của ông về tác động từ thông báo của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội?

- Như đã nói ở trên, doanh nghiệp tiến hành làm dự án thì đã trải qua không ít các cuộc bảo vệ trước hội đồng liên ngành. Bởi vậy, cách rà soát rồi đưa lên phương tiện thông tin đại chúng của một số Sở, ngành của Hà Nội đã tạo ra sự nghi ngờ trong công luận là có cơ sở.

Tôi nghĩ, cơ quan chuyên môn của Hà Nội chưa nên đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như vừa qua bởi việc rà soát mới là bước đầu. Nếu không dư luận sẽ cho rằng đây chỉ là trò “rung cây doạ khỉ” mà thôi.

Việc đăng tải như cách làm của Sở quy hoạch - kiến trúc Hà Nội vừa rồi còn gây phản cảm cho công luận. Bởi lẽ các dự án được đăng tải Thủ tướng đã cho phép tiếp tục triển khai thì có được rà soát nữa không?.

- Vậy theo ông, cần có cách rà soát như thế nào để có hiệu quả trong việc xây dựng các khu đô thị hiện nay?

- Công việc này không cần ồn ào mà chúng ta chỉ đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khi các chủ đầu tư cố tình vi phạm pháp luật xây dựng và buộc phải xử lý hoặc chủ đầu tư và các cấp chính quyền công khai minh bạch dự án theo quy định của pháp luật dưới các hình thức khác nhau.

Trong khi hơn 700 dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây cũ thì có trên 80% dự án chưa triển khai trên thực tế hoặc trên giấy, hoặc đang giải phóng mặt bằng. Số còn lại triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng và công trình thô.

Qua kiểm tra các dự án đang triển khai, chúng tôi thấy một việc cực kỳ quan trọng trong công tác rà soát mà chúng ta không quan tâm đó là việc xác định cốt chuẩn của khu vực và cốt san nền thoát nước mưa trong từng dự án. Điều này gây ra tình trạng nước mưa, nước thải sinh hoạt dự án này chảy vào dự án kia theo kiểu “bình thông nhau” và sẽ là một nguy cơ gây úng lụt khi các dự án hình thành.

Tôi nghĩ các cơ quan chuyên môn của Hà Nội cần quan tâm số một vấn đề này. Theo tôi, việc rà soát quy hoạch xây dựng là việc làm thường xuyên, hàng ngày của chính quyền các địa phương và của các cơ quan chuyên môn giúp việc nhằm hướng dẫn, chấn chỉnh các chủ đầu tư thực hiện đúng như quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Xin cảm ơn ông!

T.A

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất 'Mô hình đổi mới sáng tạo mở' tại P4G

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên thảo luận. (Ảnh M. Hà)
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) diễn ra phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề: “Công nghệ đột phá chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên thông minh” do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì.

Tập đoàn TH chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi xanh tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững 2025

Tập đoàn TH chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi xanh tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững 2025
(PLVN) - Với 51,9% thị phần ngành sữa tươi và có 2 nhà máy đạt trung hòa carbon, Tập đoàn TH đã có những chia sẻ sâu sắc về tầm nhìn và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam 2025.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn bị tâm thế trước Hội nghị P4G

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn bị tâm thế trước Hội nghị P4G
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam 2025 , diễn ra từ ngày 15-17/4/2025, với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”, do Việt Nam đăng cai tổ chức trong giai đoạn 2021-2026. Ngày 16/4 Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch phát triển Quốc gia Indonesia và làm việc với Đặc phái viên biến đổi khí hậu Italia, Thứ trưởng Bộ Sinh Thái và Môi trường Trung Quốc.

Việt Nam hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Phiên thảo luận Hợp tác thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Ảnh: MOST
(PLVN) -  Ngày 16/4 , tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh” - trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025). Diễn đàn có sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Công cụ hữu hiệu điều tiết kinh tế vĩ mô

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường; trong khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi, độ mở cao nên dễ bị “tổn thương”; sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày hôm qua (15/4), thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Bộ Xây dựng ký kết 7 văn kiện quan trọng đường sắt, đường bộ với Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến trưng bày các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
(PLVN) -  Bộ Xây dựng cho biết, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã ký kết 7 văn kiện quan trọng trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ với các đối tác Trung Quốc.

Thi công cao tốc Bắc - Nam: Tăng ca, tăng kíp suốt ngày, đêm...

Các nhà thầu tăng ca, tăng kíp để kịp tiến độ cam kết.
(PLVN) -  Để “chạy đua” với thời gian kịp thông xe 04 tuyến cao tốc qua miền Trung, đưa vào khai thác dịp 30/4, trên khắp các công trường, nhà thầu đều cho công nhân tập trung thi công cả ngày lẫn đêm “tăng ca, tăng kíp” nhằm bảo đảm tiến độ đã cam kết.

PGS.TS Ngô Trí Long: 'Khu vực kinh tế tư nhân cần chủ động tham gia vào quá trình kiến tạo thể chế'

PGS.TS Ngô Trí Long
(PLVN) - Phát triển kinh tế tư nhân hiện nay không đơn thuần chỉ là câu chuyện về tăng trưởng hay đóng góp vào GDP, mà còn là “bài toán” chiến lược về “sức sống” của nền kinh tế quốc dân. Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) về vấn đề này.

'Đặc khu tài chính' không thể thiếu các cơ chế vượt trội về tài chính

Đà Nẵng đã có phương án dành quỹ đất xây trung tâm tài chính. (Ảnh minh họa: danang.gov.vn)
(PLVN) - Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam sẽ hoạt động như “một đặc khu tài chính” trong lòng đô thị, có ranh giới và đối tượng áp dụng rõ ràng, tương đối tách biệt với thị trường nội địa về mặt cơ chế. Vì vậy, những lĩnh vực tài chính triển khai tại TTTC sẽ tuân thủ khung pháp lý đặc thù do Quốc hội và Chính phủ quy định riêng cho Trung tâm, hướng đến đạt các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.