Tìm về “nguồn cội” qua 4 Bảo vật quốc gia của tỉnh Nam Định

Bảo tàng tỉnh Nam Định nơi lưu giữ 4 bảo vật quốc gia
Bảo tàng tỉnh Nam Định nơi lưu giữ 4 bảo vật quốc gia
(PLVN) - Bảo tàng tỉnh Nam Định vinh dự là nơi lưu giữ 4 hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia gồm: Tượng Phật thời Lý (thế kỷ XII) lưu giữ tại chùa Ngô Xá, xã Yên Lợi, Ý Yên; Thành bậc lan can thời Lý (thế kỷ XII), Mô hình kiến trúc đất nung thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), Bộ chân đèn và lư hương gốm men thời Mạc (thế kỷ XVI). 

Thành bậc lan can thời Lý và tượng Phật là hai bảo vật được tìm thấy tại khu vực tháp Chương Sơn xưa, nay là quần thể Di tích lịch sử văn hóa Đình - Chùa Ngô Xá, xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Đây cũng là xã duy nhất trong cả nước có hai bảo vật thời Lý, góp phần quan trọng vào việc nhận diện về một quần thể di tích Phật giáo quy mô  vào thế kỷ XII của Đại Việt. 

Thành bậc lan can thời Lý 

Thành bậc là hiện vật gốc độc bản có niên đại thời Lý duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Bảo vật này không chỉ có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa mà còn là cơ sở để chúng ta hình dung được quy mô to lớn của tháp Chương Sơn, từ đó nghiên cứu và phục dựng lại kiến trúc của Bảo tháp thời Lý. Đặc biệt qua các đề tài hoa văn trang trí, nhất là hình tượng người được thể hiện trên bảo vật đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị về nghệ thuật tạo hình, tư duy thẩm mỹ, về trang phụ, trang sức, nghề thủ công chạm khắc truyền thống; đồng thời còn phản ánh mối quan hệ, sự giao lưu, ảnh hưởng văn hoá giữa quốc gia Đại Việt thời Lý với các nền văn hoá lớn như Chăm Pa, Trung Quốc và Ấn Độ trong lịch sử.

Thành bậc lan can thời Lý
Thành bậc lan can thời Lý  

Thành bậc lan can hay còn gọi là tay vịn thành bậc có dáng hình hộp, dài 205cm, cao 46cm, dày 17cm, 1 đầu vuông, một đầu chéo nhọn lên trên, chia làm hai phần: Phần trên 2 mặt chạm nổi hình 14 vũ nữ (mỗi bên 7 vũ nữ) trong tư thế múa dâng hoa, thân hình chia làm 3 khúc chao mạnh về phía trước, một chân co, một chân duỗi thẳng. Đầu các vũ nữ ngả hẳn về phía sau, đội mũ nhiều tầng trang trí hoa văn, búi tóc bồng nổi cao. Hiện vật được tìm thấy trong đợt khai quật phế tích Bảo tháp Vạn Phong Thành thiện trên núi Ngô Xá năm 1966-1967. Đây là cấu kiện ghép ở hai bên bậc cầu thang lên xuống. 

Tượng Phật A Di Đà thời Lý

Tượng Phật A Di Đà được thờ tại chùa Ngô Xá (tên chữ là “Phi Lai tự”), thôn Ngô Xá, xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tượng còn nguyên vẹn, cao tổng thể 200 cm. Được làm bằng đá nguyên khối, màu xám, thô ráp (đá cát), gồm hai phần: Tượng và bệ tượng. Tượng Phật cao 92 cm, rộng 72 cm, đường kính bệ sen 76 cm; được tạc bằng đá nguyên khối, sơn thếp vàng, ngồi trong tư thế thiền định, hai đầu gối khuỳnh rộng, thế ngồi hơi dướn mình ra phía trước.  

Bệ tượng cao 108 cm, gồm 2 phần: Phần thứ nhất là đài sen dùng để đặt tượng. Đài sen hình tròn dẹt, mặt ngoài tạo 2 lớp cánh sen nổi ôm sát nhau. Phần thứ 2 là chân bệ,  mặt hình bát giác, khối hình chóp cụt, gồm 2  bộ phận ghép với nhau. Nửa trên phần sát với cổ bệ chạm nổi một bông sen 2 lớp cánh lật úp, tiếp đến là các tầng bát giác giật tam cấp, cứ một mặt to xen một mặt nhỏ, mặt đứng chạm đôi rồng đuổi nhau, mặt nằm chạm hoa cúc dây hình sin; nửa dưới có đế bằng, thân tạo 2 tầng, chạm nổi hoa văn sóng nước. 

 

Đây là một trong hai pho tượng Phật thời Lý bằng đá còn nguyên vẹn của Việt Nam tính đến nay, không chỉ có giá trị đặc biệt về nghệ thuật chạm khắc thời Lý mà còn là minh chứng đặc biệt để nghiên cứu về lịch sử, kiến trúc, vị thế của Bảo tháp Chương Sơn trong bối cảnh Phật giáo Việt Nam thời Lý.

Đồng thời cũng là cơ sở để nghiên cứu, đối chiếu, so sánh giữa nền mỹ thuật thời Lý với các giai đoạn trước và sau đó. Tượng Phật A Di Đà cùng với Thành bậc lan can và hàng ngàn hiện vật khác bằng đá tìm thấy năm 1966-1967 tại núi Ngô Xá, khu quần thể di tích Đình - Chùa Ngô Xá là minh chứng cho một vùng địa linh, còn lưu giữ bao giá trị lịch sử văn hóa.

Mô hình nhà kiến trúc đất nung thời Trần 

Mô hình nhà thời Trần được làm bằng đất nung, có niên đại vào thời Trần (thế kỷ XIII-XIV). Đây là tài sản quý giá không chỉ đối với tỉnh Nam Định mà còn là tài sản chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Mô hình gồm 14 mảnh ghép tạo thành bố cục kiến trúc “nội công ngoại quốc”, có kích thước hình chữ nhật dài 100cm, rộng 95cm. Do người dân đào được tại khu lăng Chiếng, thôn Lại Xá, xã Hiển Khánh, Vụ Bản, Nam Định năm 1973. 

Mô hình nhà kiến trúc đất nung thời Trần trưng bày trong Bảo tàng tỉnh Nam Định
 Mô hình nhà kiến trúc đất nung thời Trần trưng bày trong Bảo tàng tỉnh Nam Định

Đây là mô hình nhà nguyên gốc, được chế tác hoàn toàn bằng thủ công. Điểm độc bản ở đây ngoài việc nguyên vẹn về hình dáng, có nguồn gốc rõ ràng thì các chi tiết kiến trúc cột, trụ, xà, đấu, vì kèo…được trang trí tỉ mỉ, thiết kế tinh xảo với nhiều hoa văn chủ đạo như lá đề, hoa cúc, hình rồng mà không một mô hình nhà nào ở Việt Nam có được.

Qua mô hình bước đầu giúp chúng ta hiểu thêm về kiến trúc thời Trần (có thể là kiến trúc dinh thự hoặc tôn giáo), cũng như phong cách trang trí, mỹ thuật thời Trần. Mặt khác cũng làm sang tỏ sự giao thoa văn hóa với Trung Quốc qua việc lợp ngói ống (ngói cánh sen đơn và kép thì thuần Việt, ngói ống là của phương Bắc). 

Bộ chân đèn và lư hương gốm men thời Mạc

Bộ chân đèn và lư hương lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định, được làm bằng gốm men, sưu tầm tại Đình Cự Trữ và chùa Cổ Chất xã Trực Phương, huyện Trực Ninh. Chân đèn cao 76cm, dáng thon cao, gồm 2 phần cổ và thân ghép với nhau. Cổ đèn hình trụ tròn nhỏ cao, miệng loe, hai bên đắp 2 tai hình rồng có cánh để mộc chạy dọc cổ, đầu hướng xuống dưới.

 

Phần trang trí nổi không men gồm các hoa văn rồng, phượng, hoa thị 4 cánh, lá đề, rồng trong cánh sen, chữ Hán “Phật” và hoa văn hình học; kết hợp vẽ lam đề tài rồng, phượng. Thân đèn có vai ngang, thân nở, eo thon, chân đế cao loe rộng, đắp nổi hình một con rồng không men, đầu hướng vào dòng chữ Hán khắc chìm theo chiều dọc với nội dung “Hưng Trị tam niên bát nhị thập nhật tạo” được chế tạo ngày 20 tháng 8 năm Hưng Trị 3 (1590). 

Lư hương cao 40,4cm, gồm 2 phần chồng lên nhau. Phần trên giống một bát hương độc lập có miệng bằng loe, cổ hình trụ, thân phình gắn 4 chân hình đầu thú uốn cong ra ngoài. Trang trí đắp nổi kết hợp vẽ lam các loại hoa văn hoa cúc, hoa chanh, hoa sen, lá đề, rồng trong ô, lân, ngựa có cánh, mặt hổ phù, mây và hoa văn hình học.

Ông NGuyễn Văn Thư - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định
Ông NGuyễn Văn Thư - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định 

Phần đế giống chiếc hồ lô trong đó thân trên dáng búp sen, thân dưới hình trụ tròn, cổ nhỏ ngắn, vai nở, đế loe tô son nâu. Ngoài phần trang trí nổi không men hình rồng trong ô, trên chân lư hương còn khắc chìm 27 dòng chữ Hán cho biết người chế tạo lư hương là Đỗ Xuân Vi, xã Bát Tràng chế tạo vào ngày 20 tháng 8 năm Hưng Trị 3 (1590) và tên các tín đồ cúng lư hương vào chùa Thanh Quang.

Giám Đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định Nguyễn Văn Thư cho biết, bên cạnh việc cải tiến và nâng cao chất lượng trưng bày, Bảo tàng còn xây dựng các nội dung thuyết minh với chuyên đề chuyên sâu, nhằm giới thiệu kỹ lưỡng hơn về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Việt cổ thông qua bộ sưu tập hiện vật, qua đó giáo dục về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.