Tìm thấy bản ghi âm giọng nói của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) -Năm 1976, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh thể hiện bài thơ “Hát với con tàu” trên sóng phát thanh và đây cũng là bản ghi âm giọng nói duy nhất của nữ sĩ mà hậu thế tìm được.
Hai phút đọc thơ hiếm hoi của Xuân Quỳnh đã được vang lên trong Đêm thơ - nhạc - kịch “Hoa cúc xanh” diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội trong 2 ngày 5 và 6/10/2022 nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh của nữ sĩ.
Người tìm ra được file ghi âm duy nhất có chứa giọng nói của cố thi sĩ Xuân Quỳnh là đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp. Khi tìm được đoạn ghi âm giọng nói của Xuân Quỳnh, chị đã gửi cho người thân thiết, người nhà của nghệ sĩ và mọi người đều nhận ra ngay lập tức.
Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, Hà Nội. Năm 1956, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).
Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại Báo Văn nghệ, Báo Phụ nữ Việt Nam. Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Từ năm 1978, Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
Bà là một nữ nhà báo, nhà thơ nổi tiếng với các bài thơ được rất nhiều người yêu thích như: Thuyền và biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa, Tự hát...
Xuân Quỳnh mất ngày 28/8/1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại Hải Dương, cùng với chồng và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi. Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học Việt Nam với hai tập thơ: Lời ru trên mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.
(PLVN) - 59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…
(PLVN) - Ngày 22/11, tại Quảng Nam, Bộ VH-TT&DL phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng Du lịch Tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism.
(PLVN) - Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Di sản thành nhà Hồ (Thanh Hóa) sẽ miễn phí vé tham quan và giới thiệu nhiều không gian văn hóa mới hấp dẫn cho du khách
(PLVN) - HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua chủ trương đầu tư dự án Phục hồi di tích Đại Cung Môn (cửa chính vào Tử Cấm Thành, Đại Nội Huế). Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm, với kinh phí 64 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế.
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.
(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.
(PLVN) - Vở kịch "Cánh đồng rực lửa" lấy đi cảm xúc của khán giả khi tái hiện câu chuyện bi tráng về sự hy sinh của của các dân công hỏa tuyến ở xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP HCM hơn 50 năm trước.