Tìm ra “biệt dược” chữa nám da nhờ... yêu vợ

(PLO) - Nhìn khuôn mặt nám xạm của vợ, ông không khỏi xót xa. Lương y Vương Sĩ Cầm lần giở cuốn sách bí quyết gia truyền đã ố vàng mà bố ông để lại.  Sáng hôm sau, ông xin nghỉ phép, ngược lên Tam Đảo lang thang 7 ngày trời ở rừng núi Tam Đảo heo hút, hiểm trở, niềm vui của ông vỡ oà khi tìm thấy loại lá cây mã chao - “biệt dược diệt trừ” nám.
Lương y Vương Sĩ Cầm và bệnh nhân.
Lương y Vương Sĩ Cầm và bệnh nhân. 
Rất nhiều phụ nữ tìm đến cơ sở chữa nám da của ông để tìm lại xuân sắc thời tuổi trẻ. Mùi thơm thoang thoảng tỏa ra từ căn phòng đầy ắp các loại thuốc nam của lương y Vương Sỹ Cầm, 63 tuổi. Các loại thuốc được ông chia cẩn thận từng ô với những dòng chữ Nho. 
Tiếp hết bệnh nhân khi trời dần xẫm màu, ông bắt đầu câu chuyện tìm lại “bí kíp” chữa nám hàng trăm năm của dòng họ Vương. Nhìn vợ âu yếm, ông bảo: “Tôi tìm lại “bảo bối” chữa nám từ hàng trăm năm nay của gia đình là nhờ bà ấy đấy.”
Ông vốn là đời thứ 6 của dòng họ chữa thuốc nam có tiếng xứ Đoài. Ngay từ nhỏ, ông đã quen những lá cây, vị thuốc trong nhà. Thời gian rỗi, bố Cầm còn dạy con trai học chữ Nho và ý nghĩa, công dụng từng loại thuốc. 
Cách đây 20 năm về trước, cả gia đình ông từ Quốc Oai chuyển hẳn lên Hà Nội sinh sống, kinh tế khó khăn. Chữa bệnh miễn phí, mức lương còm cõi của ông không đủ nuôi 4 miệng ăn. Thương chồng vất vả, vợ ông chẳng quản nắng mưa, ra ngồi hè đường bán nước và bán xăng lẻ kiếm đồng ra, đồng vào. Bao ngày trời “hít xăng, hít khói”, vợ ông bị nám đen kịt mặt. Lần ấy, ông đi làm xa hàng tháng mới về. Trở về, nhìn thấy khuôn mặt nám xạm của vợ, trông già đi chục tuổi, ông không khỏi xót xa.
Ông muốn bù đắp cho vợ. Ngay đêm đó, ông lần giở cuốn sách bí quyết gia truyền đã ố vàng mà bố ông để lại. Trong những cuốn sách cổ của nhà họ Vương có lưu giữ bài thuốc làm đẹp đặc biệt dành cho phụ nữ. Sáng hôm sau, ông xin nghỉ phép, ngược lên Tam Đảo tìm vị thuốc lạ. Ông lang thang 7 ngày trời ở rừng núi Tam Đảo heo hút, hiểm trở. Người mệt lả, tiền trong túi đã cạn mà cây thuốc quý vẫn chưa tìm thấy. Ông toan bỏ về. Nhưng nghĩ tới vợ, ông lại quyết tâm tìm kiếm. 
Mỏi chân, ông ngồi nghỉ, ngả người vào phiến đá. Chợt niềm vui của ông vỡ oà khi thấy loại lá cây mã chao  - loại cây “diệt trừ” nám ở ngay bên cạnh mình. Cây thuốc mã chao có lá hình trái tim, thoạt nhìn rất giống lá trầu không và nó chỉ mọc ở vùng núi cao trên 800m. Theo ông, cây mã chao mọc phổ biến ở miền Tây Bắc, đặc biệt là vùng Tam Đảo. 
Cây mã chao cùng với 3 vị thuốc: rau má, câu kỷ tử và quế tân, ông mang về phơi khô. Chính tay ông tán bột. Ông cho vợ uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh, liên tục trong khoảng 2 tháng. Thật kỳ diệu, khuôn mặt mà ông trêu “đen như đáy nồi” của vợ hôm nào dần sáng và hồng hào trở lại. Bà Long phấn khởi khi thấy các vết nám đã bay đi lúc nào chẳng hay.
Bà con trong xóm thấy vậy liền sang nhờ ông khám và bốc thuốc. Theo lương y, để trị được bệnh nám da triệt để phải tìm được nguyên nhân gây nám. Người bệnh tìm đến được ông “tứ chẩn” (bắt mạch – hỏi – nghe – nhìn), xác định xem người đó bị bệnh nám gì thì mới cho thuốc về uống. Tùy theo từng loại nám mà tỷ lệ của mỗi vị trong bài thuốc khác nhau. 
Nguyên nhân gây nám thì có rất nhiều, nhưng bệnh nám da có 3 loại chính, là nám da trâu, nám nốt ruồi và nám tấm. Trong đó, nám da trâu là khó chữa và lâu khỏi nhất. Sau một thời gian chữa bệnh, họ dần khỏi. “Tiếng lành càng thêm đồn xa”. Trước công hiệu ấy, bài thuốc đã được Hội Đông y thành phố Hà Nội chứng nhận và Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động. 

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.