Tìm người đẹp quảng bá du lịch và di sản áo dài Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thương mại đầu tư và truyền thông Apec tặng hoa Ban Tổ chức cuộc thi.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thương mại đầu tư và truyền thông Apec tặng hoa Ban Tổ chức cuộc thi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cuộc thi Hoa hậu Áo dài Việt Nam năm 2022 nhằm tôn vinh nét đẹp người phụ nữ Việt Nam thông qua hình ảnh tà áo dài truyền thống, góp phần quảng bá du lịch và những tinh hoa đặc sắc của các vùng miền.

Tại cuộc họp báo phát động cuộc thi Hoa hậu Áo dài Việt Nam năm 2022 được tổ chức chiều 3/7, bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thương mại đầu tư và truyền thông Apec - đơn vị tổ chức cuộc thi cho biết: Cuộc thi được Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình cấp phép. Đây là một trong những hoạt động của chuỗi sự kiện quảng bá du lịch Việt Nam và xúc tiến thương mại trong chuyển đổi số.

Là giám đốc dự án Quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại trong chuyển đổi số được Tổng cục Du lịch bảo trợ nhằm quảng bá du lịch Việt Nam, lại rất yêu chiếc áo dài của phụ nữ Việt, bà Tuyết Nhung muốn tổ chức cuộc thi Hoa hậu Áo dài định kỳ 2 năm 1 lần như là một trong các sự kiện quảng bá du lịch Việt Nam.

Ngoài ý nghĩa tìm người đẹp có đủ "sắc, tâm, tài" để quảng bá du lịch, ban tổ chức mong muốn góp phần tôn vinh tà áo dài, niềm tự hào của người Việt, nhưng tới nay chưa được quảng bá xứng tầm.

10 năm học tập, sinh sống tại Hàn Quốc giúp bà Tuyết Nhung nhận ra truyền thông Hàn Quốc quảng bá rất tốt về trang phục truyền thống Hanbok của họ, làn sóng văn hóa Hàn Quốc lan tỏa mạnh mẽ tới nhiều nước trên thế giới, nhưng áo dài Việt Nam thì chưa được quảng bá tốt như vậy.

Bà hy vọng cuộc thi Hoa hậu Áo dài Việt Nam 2022 tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt khi khoác lên mình tà áo dài sẽ là một việc làm góp vào nỗ lực chung của cả xã hội nhằm quảng bá áo dài, truyền đi thông điệp về một đất nước Việt Nam tươi đẹp về thiên nhiên và giàu có về văn hóa.

Các thí sinh dự thi Hoa hậu Áo dài Việt Nam 2022

Các thí sinh dự thi Hoa hậu Áo dài Việt Nam 2022

Với mục đích này, cuộc thi không tìm kiếm những người có khuôn mặt và hình thể đẹp nhất mà phải kết hợp được cả "sắc, tâm, tài". Vì vậy ban tổ chức rất nới lỏng các tiêu chí cho thí sinh dự thi, mở rộng độ tuổi của thí sinh từ 18 - 45 tuổi; thí sinh có gia đình, thí sinh đã “can thiệp” phẫu thuật thẩm mỹ đều có thể đăng ký tham gia cuộc thi.

Đêm chung kết cuộc thi dự kiến tổ chức vào ngày 30/7/2022 tại Quảng Bình. Hội đồng giám khảo cuộc thi gồm 6 thành viên là các nữ doanh nhân, hoa khôi, diễn viên/siêu mẫu nổi tiếng; NSƯT Đỗ An - Chỉ huy dàn nhạc Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam làm trưởng ban Giám khảo.

Đọc thêm

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)
(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Ấm tình đoàn kết tôn giáo từ những mái nhà cho người nghèo Bài 2: Từ bi, bác ái bằng những việc làm cụ thể

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Linh mục Gioan Bùi Văn Kế cùng khánh thành nhà tình nghĩa tặng người nghèo ở giáo xứ Đồng Bài. (Ảnh: MTTQ cung cấp)
(PLVN) - Giáo lý nhà Phật đề cao hạnh từ bi. Triết lý Công giáo nhấn mạnh tinh thần bác ái, yêu người. Chia sẻ với PLVN, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho rằng: Qua những việc làm cụ thể của các chức sắc, chức việc đã góp phần phát huy nét đẹp của các tôn giáo và đóng góp vào khối đoàn kết toàn dân tộc.

Xử phạt nghiêm hành vi 'xúc phạm' di tích

Hình ảnh nam ca sĩ đứng trên nóc nhà phố cổ Hội An gây bức xúc dư luận. (Ảnh minh họa - Nguồn: FBNV)
(PLVN) - Một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra đó là có một bộ phận những cá nhân, thậm chí cả người nổi tiếng để thể hiện “đẳng cấp” đã sẵn sàng lựa chọn cách hành xử phản văn hóa tại chốn linh thiêng, di tích văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong cộng đồng.

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ
(PLVN) -  Tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã làm triệu trái tim người Việt Nam như nấc nghẹn. Biến nỗi đau buồn thành hành động, một số tác phẩm nghệ thuật có một không hai đã ra đời, khắc họa chân dung Tổng bí thư giản dị mà rực rỡ, ấm áp; thể hiện lòng kính yêu vô bờ của tác giả dành cho Tổng bí thư.

Phát động thi ảnh về miền di sản xứ Nghệ và Trại sáng tác mỹ thuật

Ảnh minh họa. Tác giả: Nguyễn Quang Nam Định
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

Du lịch 6 tháng cuối năm và “đòn bẩy” chính sách visa

Hàn Quốc điều chỉnh chính sách visa và thành công chinh phục thị trường du khách Việt. (Ảnh: Đ.T)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024, tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục đà tăng trưởng trong nửa cuối năm. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chính sách visa phù hợp để tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách.

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà
(PLVN) - Tọa lạc tại phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đình Bảo Đà là di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1993. Đình thờ ba vị thánh Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương và tướng quân Cương Trực - đây là tam vị đại vương thượng đẳng thần, có công trạng “bảo dân hộ quốc” của Đức Thánh Tản Viên.

Bảo tồn văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: UBDT)
(PLVN) - Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống và được bảo tồn khá toàn vẹn. Vì thế, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.